Mất ngủ là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhiều người gặp phải. Mất ngủ thông thường dù không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người thường xuyên mất ngủ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kết quả công việc, học tập giảm sút. Làm thế nào để chữa bệnh mất ngủ. Hãy để Thaythuocnam bật bí cho bạn 10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất.
Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó rơi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khi tỉnh dậy khó ngủ trở lại.
Mất ngủ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Trước đây, người già là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh mất ngủ cao nhất, tình trạng này có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên bước vào nhịp sống hiện đại, người trẻ cũng có tỷ lệ mất ngủ cao bởi những áp lực trong cuộc sống.
Cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất
Theo Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ, mất ngủ được chia làm 3 nhóm chính
Mất ngủ dài ngày khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, lo âu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Để chữa bệnh mất ngủ, người bệnh nên xác định nguyên nhân để cải thiện tình trạng của mình. Dưới đây là 10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên tham khảo:
Theo khuyến nghị, con người nên tiêu thụ lượng thức ăn nhỏ trong bữa tối. Nếu như bữa sáng và trưa cần nạp một lượng thức ăn lớn để đáp ứng nguồn năng lượng tiêu hao cho cả ngày thì bữa tối cơ thể cần nghỉ ngơi, do đó không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn nhiều vào buổi tối, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá tải, các cơ quan không được nghỉ ngơi dẫn tới mất ngủ.
Ăn cơm giúp người bị mất ngủ dễ ngủ hơn
Bên cạnh đó, các loại thức ăn bạn nên ăn vào bữa tối là:
Theo nhiều nghiên cứu, cơm là nguồn thực phẩm thích hợp cho bữa tối giúp tăng cường giấc ngủ. Lý giải điều này, người ta cho rằng, cơm có thể khiến não bộ đẩy chất kích thích cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bữa tối của một người cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột. Hãy ăn một lượng vừa đủ kết hợp cùng chất xơ tự nhiên dễ tiêu hóa để phòng ngừa mất ngủ.
Chất này có trong các loại lương thực như ngũ cốc, chuối, rong biển,... Các thực phẩm này giúp con người có cảm giác nhanh no, thúc đẩy bài tiết dịch insulin. Insulin có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tiểu đường là tác nhân lớn gây ra bệnh mất ngủ.
Một số thực phẩm giàu vitamin B12 như sữa bò, gan, trứng,... giúp duy trì thần kinh ổn định, tăng chất lượng giấc ngủ. Thực phẩm nhóm B6 có trong các loại rau giúp tổng hợp huyết thanh, hỗ trợ giấc ngủ.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, một số thực phẩm người dễ bị mất ngủ không nên tiêu thụ trước giấc ngủ như:
>>Xem thêm bài viết: Mất ngủ uống gì?
Hãy cố gắng xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Đây được gọi là nhịp sinh học hằng ngày. Nó giúp cơ thể vận hành điều độ, dễ ngủ và thức dậy hơn.
Do đó, hãy đi ngủ đúng giờ, cố gắng giữ nhịp sinh hoạt điều độ này. Bên cạnh đó, cũng không nên tạo thói quen ngủ nướng cuối tuần. Điều này sẽ dễ phá hủy nhịp sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Lý giải cho nguyên nhân này, khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, thần kinh từ võng mạc tới vùng dưới đồi trong não được kích thích. Não bộ kiểm soát nhiệt độ, hormone và các chức năng khác trong cơ thể. Điều này bao gồm cả việc kiểm soát giấc ngủ và tinh thần của bạn.
Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cải thiện giấc ngủ
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho rằng, chiếu ánh sáng xanh vào ban đêm khi đi ngủ sẽ khiến một người cảm thấy đói, ăn nhiều gây khó ngủ, béo phì. Con số khi dùng ánh sách xanh khi ngủ là bạn sẽ tiêu thụ hơn 26% lượng thức ăn mỗi ngày và năng lượng tiêu thụ giảm đi 13%.
Bên cạnh đó, ánh sáng từ các thiết bị điện tử còn ức chế sản sinh insulin, tăng nguy cơ tiểu đường. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng ánh sáng xanh từ đèn led, điện thoại di động khiến tăng nguy cơ mắc bệnh nhãn áp, ảnh hưởng cả tới sinh lý, gây khó ngủ.
Để cải thiện tình trạng này, trước 1 tiếng khi bước vào giấc ngủ, hãy cố gắng tắt các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh.
Nếu không ngủ được với bóng tối, thay vì sử dụng ánh sáng xanh thì có thể sử dụng loại đèn ngủ ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ không ức chế tiết melatonin giúp ngủ ngon, hãy sửa ngay thói quen này để đảm bảo giấc ngủ.
Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là vào buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo khi bước vào ngày mới. Các bài tập và buổi chiều hay tối có thể khiến cơ thể trở nên tỉnh táo, phấn khích quá mức. Điều này dễ cản trở giấc ngủ của bạn.
Bạn có thể tập luyện vào buổi sáng hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như đi bộ, tập yoga tại nhà,... để dễ đi vào giấc ngủ.
>>Bài viết liên quan: Yoga chữa bệnh mất ngủ
Những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương không lời giúp con người duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tránh các bản nhạc sôi động hoặc âm thanh quá lớn, kích thích não bộ của bạn khó chìm vào giấc ngủ.
Đọc sách cũng là một ý tưởng rất tốt cho giấc ngủ ngon. Nhiều người thành công luôn có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ.
Thư giãn bằng cách nghe nhạc trước khi ngủ
Một học thuyết kinh lạc của Đông y cho rằng: “Ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân.” Nhiều người già thường dùng biện pháp ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để thư giãn xương khớp, các chức năng trong cơ thể. Ngâm chân kết hợp với xoa bóp ở lòng bàn chân, ngón chân giúp tuần hoàn máu được thúc đẩy, giải độc cơ thể.
Dùng nước ấm ngâm chân cũng giúp cơ thể kích thích dây thần kinh, tăng trí nhờ, thư giãn, đem lại giấc ngủ ngon và chất lượng.
Đây là một phương pháp được đánh giá cao, đưa bạn vào giấc ngủ nhanh chóng. Hít vào thở ra thật sâu giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Một phương pháp nữa giúp bạn có thể ngủ ngon hơn là xoa đầu. Dùng hai bàn tay úp vào nhau rồi dùng lực ma sát mạnh cho thật nóng. Ngửa đầu về phía sau, đặt vào dưới áp vào cằm và áp vào mặt. Xoa 2 tay từ đó lên đỉnh đầu sau đó xoa xuống phía sau đầu, xoa tiếp hai bên cổ. Thực hiện tiếp tục 10-20 lần, hít thở đều để ngủ lưu thông máu, ngủ ngon hơn.
Việc mất ngủ chủ yếu đến từ tâm lý lo âu, stress, áp lực quá nhiều. Nhiều người mắc chứng trầm cảm gây khó ngủ. Để có một giấc ngủ đủ chất lượng, cần thư giãn và điều trị bằng biện pháp tâm lý.
Hãy tìm tới các bác sĩ tâm lý, chia sẻ tâm sự cùng những người bạn hoặc tìm tới những người cùng bị mất ngủ để tìm ra giải pháp.
Các chuyên gia tâm lý có thể thực hiện cho bạn các biện pháp chánh niệm, thôi miên để giảm căng thẳng, thư giãn.
Mất ngủ uống thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc nhằm hỗ trợ giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc an thần, trấn an thần kinh, kích thích não bộ để ngủ ngon hơn.
Dùng thuốc để chữa bệnh mất ngủ
Tuy nhiên, đây gần như không phải là một cách điều trị lâu dài. Bởi khi phụ thuộc vào thuốc quá nhiều, người bệnh luôn cần thuốc, không thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Một số loại thuốc cũng có các tác dụng ức chế thần kinh và gây ra một số tác dụng phụ khác ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thay vào đó, nhiều người đã áp dụng các bài thuốc dân gian để trị chứng đau đầu mất ngủ. Đây cũng được coi là cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả, nhưng cần kiên trì trong thời gian dài.
>>Bài viết liên quan: Cách trị mất ngủ dân gian
Mỗi đối tượng sẽ có một nhịp sinh học khác nhau, thời gian để đảm bảo giấc ngủ khác nhau. Trẻ em cần nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Trong khi đó nhiều người trưởng thành có thời gian ngủ ít hơn 8 tiếng.
Việc rời khỏi giường ngay sau khi mở mắt khiến cơ thể thay đổi đột ngột, không kịp thích ứng bởi đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Việc buồn ngủ sau khi ngủ dậy khoảng 10-30 phút là một điều bình thường. Nó có thể biến mất sau một lúc. Khi mở mắt, hãy nằm tại chỗ thư giãn khoảng 5p để cơ thể kịp thích nghi.
Điều này không hẳn đúng bởi một giấc ngủ được chia làm nhiều quá trình. Tỉnh dậy giữa các khoảng thời gian đó là điều bình thường. Bạn có thể đi vào giấc ngủ nhanh, hoặc lâu hơn một chút. Theo tính toàn thì thời gian tỉnh dậy trong đêm trung bình là 12 lần.
Nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ có thói quen nằm nhiều vào ngày cuối tuần. Họ nghĩ rằng họ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Điều này là một sai lầm nhiều người mắc phải. Việc ngủ quá nhiều có thể khiến cơ thể mệt mỏi hơn vào hôm sau và cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Tham khảo bài viết