CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tham vấn Y khoa:

Cuộc sống càng bận rộn con người ta càng dễ quên đi vai trò của giấc ngủ đối với bản thân. Thời gian chúng ta dành cho giấc ngủ chiếm tới ⅓ thời gian trong cuộc đời. Hiện tượng mất ngủ ngày càng xảy ra với tỷ lệ cao ở nhiều người và trở thành một căn bệnh. Bệnh mất ngủ về đêm là gì? Nó ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của chúng ta? 

Bệnh mất ngủ về đêm là gì? Phân biệt các loại mất ngủ 

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe 

Một giấc ngủ ngon đóng vai trò bảo vệ não bộ của con người trước các chứng bệnh mất trí nhớ, đem lại sự tỉnh táo và nhanh nhạy. Khi cơ thể trong trạng thái ngủ chính là lúc não bộ đang thực hiện công năng dọn dẹp “rác thải”, loại bỏ các chất độc hại. 

Bệnh mất ngủ về đêm là gì?

Bệnh mất ngủ về đêm là gì?

Theo nhiều nghiên cứu, một người lớn cần 7-9 giờ để ngủ mỗi ngày. Con số này đối với sơ sinh là khoảng 11 đến 14 giờ. Đối với trẻ từ 9 đến 11 tuổi và tuổi thanh thiếu niên cần 8-10 giờ để ngủ. 

Thói quen ngủ đủ giấc mang lại sức khỏe dồi dào vào ngày hôm sau. Thật không may rằng, nhiều người có thói quen thức khuya, có hại cho sức khỏe. Những người thức khuya đều phải đồng ý rằng họ mệt mỏi và thường khó tỉnh táo hơn vào hôm sau. 

Bệnh mất ngủ về đêm là gì? 

Bệnh mất ngủ về đêm là hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu hoặc nửa đêm tỉnh giấc không ngủ lại được. Giấc ngủ của người bình thường là từ 7-9 tiếng, người bị mất ngủ thường không đảm bảo được khoảng thời gian đó. 

Một giấc ngủ đủ chất lượng phải đáp ứng được các yếu tố như thời gian, ngủ đủ sâu, khi tỉnh dậy thấy tỉnh táo, khỏe mạnh. Theo nhiều số liệu thống kê về giấc ngủ theo độ tuổi, người càng lớn tuổi càng có thời gian ngủ ít đi. 

Phân biệt các loại mất ngủ về đêm 

Người ta thường dựa trên thời gian của giấc ngủ để phân biệt chúng. 

Mất ngủ cấp tính là dạng mất ngủ ngắn, thường chỉ xảy ra do hoàn cảnh tạm thời. Ví dụ mất ngủ do lo lắng trước ngày thi, khi nghe tin xấu. Dạng mất ngủ này không nghiêm trọng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. 

Một loại mất ngủ phổ biến hơn là mất ngủ mãn tính. Đây là hiện tượng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng. Hiện tượng này nghiêm trọng và có thể trở thành rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ mãn tính liên quan tới nhiều yếu tố từ môi trường sống tới cơ thể người bệnh. Mất ngủ mãn tính cần tới những biện pháp y tế hoặc cải thiện thói quen sống. 

Phân biệt các dạng mất ngủ về đêm

Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ về đêm 

Người bị mất ngủ thường xảy ra các hiện tượng như khó ngủ về ban đêm. Trong lúc ngủ nhiều lần bị tỉnh giấc, ngủ không sâu, khó duy trì giấc ngủ. Khi tỉnh dậy người bị mất ngủ thường khó ngủ lại. Buổi sáng có thể dậy sớm, sau khi tỉnh dậy mệt mỏi và không tỉnh táo. 

Nguyên nhân gây nên hiện tượng mất ngủ 

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở một người. Thông thường, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn là: 

Lo lắng, căng thẳng, stress 

Hiện tượng mất ngủ vì lo lắng căng thẳng rất phổ biến ở mọi đối tượng, nhất là đối tượng người lớn. Lo lắng có thể gây mất ngủ khởi phát, đó là chứng khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ xảy ra ở nhiều người. Người bệnh thường xuyên bị tỉnh giấc trong buổi đêm và khó quay trở lại giấc ngủ.

Lo lắng, stress có thể gây nên hiện tượng mất ngủ

Lo lắng, stress có thể gây nên hiện tượng mất ngủ

Đối tượng dễ mắc lo lắng, stress nhất trong cuộc sống là người trẻ, người đi làm, học sinh, sinh viên. 


>>Tham khảo bài viết: Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi


Mất ngủ và tình trạng trầm cảm 

Hiện tượng trầm cảm có thể gây nên chứng mất ngủ. Khi bị trầm cảm, các hormone và sinh lý thay đổi, người bệnh liên tục bị điều khiển tâm trạng. Do đó, người bị trầm cảm dễ bị mất ngủ vào đêm. 

Theo nghiên cứu, mất ngủ cũng là một dấu hiệu của trầm cảm. Bên cạnh đó, mất ngủ cũng có thể làm nghiêm trọng hơn bệnh trầm cảm. 

Do đó, khi bị mất ngủ, người bệnh cần theo dõi và quan sát các dấu hiệu của trầm cảm. Một số dấu hiệu điển hình của trầm cảm như cảm giác buồn bã, thậm chí vô vọng, mất năng lượng, mất hứng thú. 

Do bệnh lý 

Một số bệnh lý ở người bệnh tự phát gây ra khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

  • Các vấn đề về mũi, hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang có thể ảnh hưởng tới việc hô hấp của người bệnh trong đêm, gây khó ngủ. 
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Bệnh thần kinh như Parkinson 
  • Đau viêm khớp, thắt lưng,... 

Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh về mũi, huyết áp, tim, hen suyễn hay trầm cảm cũng có thể gây nên chứng mất ngủ. 

Ngoài ra, mất ngủ còn có thể là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn. Một số hiện tượng như chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ cũng gây mất ngủ. 

Viêm xoang có thể khiến người bệnh khó ngủ

Viêm xoang có thể khiến người bệnh khó ngủ

Các yếu tố môi trường 

Một số nguyên nhân gây mất ngủ đến từ môi trường bên ngoài. Có thể do một người bị thay đổi lịch làm việc hoặc chênh lệch múi giờ. Ngoài ra, khi ngủ có các yếu tố như nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn hay nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh đều có thể gây mất ngủ. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt gây mất ngủ 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng mất ngủ. Việc ăn quá no trước giờ đi ngủ có thể gây khó tiêu, chướng bụng, khó ngủ. Một số thức ăn và đồ uống cũng gây khó ngủ như các chất kích thích cà phê, rượu bia, trà,... 

Tác hại của bệnh mất ngủ về đêm 

Mất ngủ dù là tình trạng cấp tính ngắn hạn hay mãn tính đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 

Người bị mất ngủ sẽ thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy thiếu ngủ, không tập trung. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tới công việc, học tập của người bệnh. Khi bị thiếu ngủ, người bệnh dễ bị cáu gắt, trầm cảm, điều này có thể dẫn tới chứng Alzheimer. Bệnh mất ngủ ở người già có khả năng dẫn tới Alzheimer cao nhất trong các đối tượng. 

Hậu quả của mất ngủ có thể dẫn tới mất trí nhớ

Hậu quả của mất ngủ có thể dẫn tới mất trí nhớ

Người bị mất ngủ dễ mắc chứng giảm trí nhớ, chất lượng công việc, học tập bị giảm sút. Mất ngủ cũng có thể gây nên nhiều bệnh lý như béo phì do thèm ăn khi không ngủ được. 

Hậu quả của mất ngủ có thể dẫn tới các hội chứng như mờ mắt, ảo giác, hệ miễn dịch suy giảm. Một số vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột có thể phát sinh khi mất ngủ. 


>>Xem thêm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? 


Cải thiện chứng mất ngủ về đêm như thế nào? 

Để loại bỏ được mất ngủ về đêm, cần xác định rõ nguyên nhân gây mất ngủ để điều trị đúng cách. 

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Người bị bệnh mất ngủ về đêm, khó ngủ nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích, rượu bia bởi có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bạn. 

Thuốc lá cũng là một loại chất kích thích chứa nicotine. Chất này có thể khiến người bệnh tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Hãy tránh xa thuốc lá nếu muốn có một giấc ngủ ngon. 

Không ăn quá nhiều trước khi ngủ

Ăn nhiều khiến thức ăn không kịp tiêu hóa, chướng bụng, đầy dụng gây khó ngủ. Bữa tối của bạn nên nhẹ nhàng, lành mạnh bằng việc sử dụng các thực phẩm như rau xanh, hoa quả để giúp dễ ngủ. 

Ăn tối nhẹ nhàng tránh gây chướng bụng, khó ngủ về đêm

Ăn tối nhẹ nhàng tránh gây chướng bụng, khó ngủ về đêm

Đi ngủ đúng giờ 

Ngủ đúng giờ sẽ xây dựng nên thói quen sinh hoạt điều độ, khỏe mạnh, thức dậy sớm. Người bị mất ngủ có thể do ngủ quá muộn, thay đổi nhịp tuần hoàn, sinh lý. Đây là cách đơn giản nhất để duy trì một giấc ngủ điều độ, phòng ngừa mất ngủ. 

Tạo không gian ngủ yên tĩnh

Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ là do không gian ngủ ồn ào, nhiều ánh sáng. Một không gian đủ yên tĩnh, ánh sáng thấp và không bị tác động bởi tiếng ồn, chuông điện thoại,... có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và sâu hơn. 

Một số thói quen tốt cũng giúp bạn thư giãn trước khi ngủ như tắm nước nóng, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng. 

Dùng thuốc chữa mất ngủ 

Một cách để điều trị mất ngủ nhanh mà nhiều người áp dụng đó là dùng thuốc. Nhóm benzodiazepin là một trong các loại thuốc thường được sử dụng để trị mất ngủ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc tây chữa mất ngủ có thể phát sinh một số tác dụng phụ. Do đó, để sử dụng, người bệnh cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Đối với người bệnh bị mất ngủ do trầm cảm, lo âu cũng được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Tuy nhiên cần có liều lượng và tuân thủ cách sử dụng của bác sĩ. 

Ngoài các loại thuốc Tây, người mất ngủ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện bệnh mất ngủ về đêm. Các bài thuốc nam từ tâm sen, lá vông, lạc tiên là một trong những cách trị mất ngủ an toàn mà hiệu quả. 


Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cân nặng luôn là chủ đề mà phái đẹp quan tâm. Uống thuốc giảm cân là liệu pháp nhiều người sử dụng để kiểm soát cân nặng, mong muốn duy trì vóc dáng cân đối hơn. Tuy nhiên, thuốc giảm cân...
Xem chi tiết
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Ngày đăng:18/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngồi thiền hay còn gọi bằng một cái tên thể hiện ngay lợi ích của nó là tịnh tâm, là một bộ môn được ứng dụng trong cuộc sống nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não...
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Có một thời điểm, căn bệnh mất ngủ ở người trẻ được coi là “đại dịch” của xã hội. Nhiều thanh niên trẻ mới ở ngưỡng tuổi 20-25 đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh mất ngủ...
Xem chi tiết
Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, cơ thể sạc lại pin sau một ngày dài hoạt động. Trong nhịp sống bộn bề của xã hội hiện đại, mất...
Xem chi tiết
10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mất ngủ là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhiều người gặp phải. Mất ngủ thông thường dù không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh....
Xem chi tiết
Yoga chữa bệnh mất ngủ – Các bài tập yoga cho giấc ngủ ngon 

Yoga chữa bệnh mất ngủ – Các bài tập yoga cho giấc ngủ ngon 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Căng thẳng, lo âu, stress là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ. Các bài tập yoga từ lâu đã trở thành lựa chọn cho nhiều người để giải tỏa tâm trạng căng thẳng, xua tan mệt mỏi sau những...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail