Giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm ảnh hưởng tới sức khỏe của hầu hết phụ nữ. Những thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán nản và dễ bị mất ngủ. Tìm hiểu về bệnh mất ngủ ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45-53 tuổi. Giai đoạn này, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh vào ban đêm.
Những biểu hiện mất ngủ về đêm điển hình ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hay thức dậy nhiều lần trong đêm, cáu gắt, trầm cảm, mất tập trung, căng thẳng, rối loạn tiêu hóa.
Sự suy giảm các hormone nội tiết estrogen và progesterone được coi là nguyên nhân chính gây nên bệnh mất ngủ ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Hormone estrogen suy giảm khiến khả năng hấp thu khoáng chất làm giãn cơ magne cũng giảm.
Cơ bắp bị căng cứng, cơ thể đổ mồ hôi về đêm, các bệnh lý ngưng thở khi ngủ khiến phụ nữ bị mất ngủ. Suy giảm progesterone cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu.
Khi đi vào giấc ngủ, não bộ sẽ phát tín hiệu tới tuyến nội tiết. Lúc này, tuyến não bộ tiết ra các hormone hạn chế hoạt động của các nơ ron thần kinh, vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi rơi vào trạng thái ức chế. Ở tuổi trung niên, hoạt động của não bộ, tuyến yên và buồng trứng dần bị suy yếu, không kết hợp nhịp nhàng, từ đó tác động lên giấc ngủ.
Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ như xương khớp, viêm xoang, tiểu đêm, viêm mũi dị ứng,... Ở lứa tuổi tứ tuần, thay đổi nội tiết lẫn sự suy yếu của các chức năng trong cơ thể khiến phát sinh nhiều chứng bệnh ảnh hưởng tới chứng mất ngủ.
Yếu tố tâm lý chiếm tỷ lệ lớn gây nên bệnh mất ngủ ở phụ nữ, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu, căng thẳng. Điều này dễ dẫn tới chứng mất ngủ, suy nghĩ về đêm. Ngoài ra những áp lực gia đình, công việc cũng khiến phụ nữ rơi vào stress, bực bội dễ gây mất ngủ.
Bệnh mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ cho phụ nữ tiền mãn kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc đau đầu. Trong các loại thuốc này chứa chất cafein gây mất ngủ. Nếu muốn sử dụng các loại thuốc, hãy lưu ý tác dụng phụ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc an thần, thuốc mất ngủ.
Tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh có thể khiến phụ nữ luôn mất năng lượng, thiếu khả năng tập trung, giảm tỉnh táo, rối loạn tâm thần. Mất ngủ lâu ngày khiến căng thẳng tâm lý, nguy cơ gây trầm cảm cao, thần kinh suy nhược, tâm trạng bất thường.
Mất ngủ lâu ngày còn gây nên các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư,...Phụ nữ mất ngủ sẽ tăng tốc độ lão hóa, da dẻ nhăn nheo, kém sắc.
>>Xem thêm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Mất ngủ ở phụ nữ kinh niên trở thành nỗi ám ảnh đe dọa mỗi phụ nữ. Để đem lại giấc ngủ ngon cho phụ nữ mãn kinh, các chị em cần những phương pháp cải thiện bệnh mất ngủ sau:
Phụ nữ mãn kinh cần đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm. Thực hiện điều này hằng ngày giúp đồng hồ sinh học ngủ nghỉ được thiết lập, các hormone và chức năng trong cơ thể sẽ dần quen với nhịp sinh học này.
Cả vào những ngày nghỉ, bạn cũng không nên thức quá khuya và ngủ nướng, điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ngày hôm sau.
Các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, yoga, đạp xe,... nhẹ nhàng và phù hợp với phụ nữ mãn kinh. Mỗi ngày nên kiên trì ít nhất 30 phút dành cho việc tập thể dục. Thời gian tập tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi thức dậy, sẽ giúp tinh thần thư giãn, tăng năng lượng cho cả ngày. Cũng có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vào buổi tối cách giấc ngủ ít nhất 2 tiếng để cải thiện mất ngủ.
Các loại thức uống như rượu bia, cà phê chứa caffeine, thuốc lá,... có thể khiến phụ nữ khó đi vào giấc ngủ. Loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể trước khi bước vào giấc ngủ.
Để hỗ trợ một giấc ngủ sâu, các loại tinh dầu với hương vị tự nhiên như oải hương, hoa nhài, tinh dầu hoa cúc giúp tinh thần được thư giãn, tạo cảm giác buồn ngủ hơn. Các loại trà cũng là lựa chọn tốt cho các chị em. Trà hoa cúc, cam thảo, kết hợp mật ong đẩy nhanh quá trình đi vào giấc ngủ. Chị em cần bổ sung các vitamin và khoáng chất hỗ trợ giấc ngủ như sắt, magie, kali giúp ngủ ngon hơn.
Hãy cố gắng giải tỏa những vấn đề tâm lý, lo lắng, stress trước khi đi vào giấc ngủ. Phụ nữ có thể thư giãn bằng cách ngâm chân, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng,... để dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.