Có một thời điểm, căn bệnh mất ngủ ở người trẻ được coi là “đại dịch” của xã hội. Nhiều thanh niên trẻ mới ở ngưỡng tuổi 20-25 đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh mất ngủ mãn tính. Điều này ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, công việc, học tập của phần lớn thế hệ trẻ hiện nay. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ là gì? Làm gì để cải thiện chứng mất ngủ ở người trẻ?
Nhiều bệnh nhân trẻ tới khám tại phòng khám thần kinh với gương mặt lờ đờ, mệt mỏi sau chuỗi ngày mất ngủ. Mất ngủ khiến họ không thể tỉnh táo vào ngày hôm sau, luôn mệt mỏi, nặng nề, đau đầu, chán ăn.
Theo thống kê tại bệnh viện Tâm thần Tp. Hồ Chí Minh cho biết, có khoảng 25% số người trong độ tuổi từ 18-30 có dấu hiệu của bệnh mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Theo các nghiên cứu, một người trong độ tuổi trưởng thành cần 7-8 tiếng dành cho việc ngủ. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng cần chất lượng, đủ sâu, liền mạch, khi tỉnh giấc có cảm giác thoải mái, sảng khoái.
Dấu hiệu khi một người trẻ có thể đã mắc chứng mất ngủ là:
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ, có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến
Trong cuộc sống hiện đại khi xã hội ngày càng phát triển, thế hệ trẻ là người phải chịu áp lực nhiều nhất. Công việc, học tập, thi cử, deadline, phấn đấu vì sự nghiệp là những điều khiến người trẻ luôn rơi vào trạng thái căng thẳng.
Hệ thần kinh khi bị áp lực, stress luôn trong trạng thái dồn nén, kích thích. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng mất ngủ ở người trẻ.
Áp lực, stress có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Một nguyên nhân nữa là hệ quả của xã hội hiện đại chính là việc người trẻ quá lạm dụng việc dùng mạng xã hội, các thiết bị công nghệ. Người trẻ thường thức khuya để sử dụng điện thoại, máy tính,... trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, ánh sáng xanh rất nguy hiểm đối với hệ thần kinh, gây các bệnh về mắt, khiến người trẻ mất ngủ.
Thói quen ăn quá no hoặc dùng nhiều đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn, gây đầy chướng, khó ngủ.
Người trẻ thức đêm nhiều thường cảm thấy đói. Việc sử dụng quá nhiều đồ ăn đêm, thức ăn nhanh, đồ ngọt khiến nhiều bạn trẻ bị có nguy cơ béo phì, tiểu đường, mất ngủ.
Thói quen sinh hoạt không điều độ khiến nhiều người trẻ bị mất ngủ, thừa cân, tiểu đường
Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá là những “con sâu” đang phá hủy cuộc sống của một bộ phận giới trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều chất kích thích khiến não bộ hưng phấn và tỉnh táo, khó có thể chìm vào giấc ngủ.
Theo nghiên cứu các chất nicotin và cafein trong chất kích thích là nguyên nhân khiến não bộ hưng phấn. Nếu sử dụng các đồ uống này trước khi ngủ, bạn sẽ bị rối loạn giấc ngủ và gây ra mất ngủ.
Ở người trẻ khó có một đồng hồ sinh học điều độ. Lịch học tập, vui chơi, ngủ nghỉ của người trẻ không cố định. Ở người trẻ thường chủ quan trước sức khỏe dồi dào, họ có thể đi chơi cả đêm mà hôm sau vấn có thể đi học, đi làm bình thường. Chình những điều này gây rối loạn hormone, khiến người trẻ bị mất ngủ.
Việc tăng ca thường xuyên, thức đêm để làm việc cũng gây rối loạn giấc ngủ, khiến người trẻ bị bệnh mất ngủ. Chứng mất ngủ thường xuyên lâu ngày sẽ biến chuyển thành mất ngủ kinh niên, mãn tính, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Yếu tố môi trường bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn có thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Người trẻ thường có thói quen sử dụng điện thoại hoặc đèn trước khi đi ngủ. Điều này ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của bạn.
Phòng ngủ nhiều ánh sáng có thể gây mất ngủ đối với người trẻ
Việc thức khuya thường xuyên khiến nhiều bạn trẻ biến thành “cú đêm”, vì thế ban ngày cần nhiều thời gian để ngủ hơn. Điều này đã biến đồng hồ sinh học của họ bị thay đổi, chuyển sang trạng thái ngủ ngày - cày đêm.
Ngoài ra, người trẻ cũng có thể mắc các bệnh về thần kinh, cơ thể suy nhược, dị ứng, xương khớp, tuyến giáp,... ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Hiện tượng mất ngủ kéo dài ở người trẻ để lại rất nhiều hệ lụy cho xã hội, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất cũng như tinh thần của người trẻ.
Khi bị mất ngủ, cơ thể cần nhiều năng lượng để não bộ cùng các cơ quan khác hoạt động. Điều này vô tình tạo áp lực cho tim, tăng huyết áp. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh cao huyết áp mãn tính, các bệnh lý về tim mạch.
Trầm cảm trong giới trẻ đang là một xu hướng tiêu cực trong xã hội. Theo thống kê có tới 90% số người trầm cảm mắc bệnh mất ngủ. Mất ngủ khiến con người luôn cáu kỉnh, tâm trạng thay đổi thất thường. Mất ngủ kéo dài khiến tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Chỉ một đêm mất ngủ có thể thay đổi chức năng hoạt động của não bộ. Đối với những người thường lo âu, suy nghĩ, điều này có thể dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng.
Mất ngủ ở người trẻ có thể gây ra chứng trầm cảm
Trong các giai đoạn của mất ngủ có một giai đoạn được gọi là REM, trạng thái ngủ sâu vào giấc mơ. Đây là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư thái. Nếu không thể đạt được trạng thái này, con người rất dễ bị mất tập trung, có thể dẫn tới mất trí nhớ.
Một giấc ngủ đầy đủ đem lại nhận thức tốt, tinh thần thoải mái, hạnh phúc. Mất ngủ khiến công việc giảm năng suất, mất tập trung.
Người bị thiếu ngủ sẽ bị gia tăng lượng đường trong máu dễ bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt ở người trẻ, khi mất ngủ thường tiêu thụ đồ ăn nhanh dễ khiến mắc phải nguy cơ mất ngủ.
Mất ngủ lâu ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu ở Anh, phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Theo nghiên cứu ở trường đại học Harvard cũng cho hay, thời gian ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày có thể khiến cơ thể tăng khối u đại tràng.
Theo tạp chí Neuroscience của Mỹ, mất ngủ kéo dài sẽ làm teo não tới 25%. Ngủ ít hơn 5 giờ một đêm khiến cơ thể rối loạn cảm xúc, tăng nguy cơ đột quỵ tới 8 lần.
Trong khi ngủ, cơ thể phát triển một loại hormone là melatonin. Hormone này chống lại sự tăng trưởng của các khối u. Do đó khi mất ngủ, lượng melatonin bị giảm tăng nguy cơ bị ung thư.
Người trẻ bị mất ngủ nên tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ. Điều này giúp cơ thể thích nghi với nhịp sinh hoạt điều độ.
Thời gian ngủ mỗi ngày nên trước 11 giờ tối. Đây là thời điểm cơ thể thải độc tố, lọc cơ thể và tái tạo năng lượng.
Ngủ đủ giấc là cách phòng ngừa thiếu ngủ tốt nhất
Người trẻ thường coi nhẹ việc tập thể dục bởi đây là giai đoạn họ còn trẻ, sức khỏe dồi dào. Tập thể dục chính là cách tốt nhất để giải phóng chất độc trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Cơ thể lúc này được thư giãn, giúp giấc ngủ buổi tối được sâu hơn.
Các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga cũng vô cùng bổ ích cho giấc ngủ.
Một chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng đối với giấc ngủ của bạn. Các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bạn là đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Đồ ăn này có thể khiến khó tiêu, gây khó ngủ.
Các đồ uống giàu chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, hãy tránh xa chúng.
Việc lạm dụng thuốc ngủ quá mức khiến bạn phải phụ thuộc vào thuốc. Khi cơ thể mất ngủ, căng thẳng, lo âu nhiều người nghĩ ngay tới việc dùng thuốc ngủ.
Điều này có thể giúp bạn những lần đầu nhưng lâu dần gây ảnh hưởng tới dạ dày, ức chế thần kinh, giấc ngủ không sâu, mộng mị.
Lạm dụng thuốc ngủ có thể khiến tình trạng mất ngủ thêm nghiêm trọng
Các bài thuốc dân gian được coi là phương thuốc chữa mất ngủ an toàn mà nhiều người đã áp dụng. Nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ là ưu điểm của các bài thuốc dân gian.
Các nguyên liệu bạn có thể sử dụng để chữa mất ngủ như tâm sen, mật ong, đậu xanh, táo tàu,... Các loại thực phẩm này có công dụng an thần, điều hòa cơ thể, giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn.
Bài viết liên quan: