Theo thống kê dân số, số lượng người cao tuổi trên thế giới đang tiếp tục tăng nhanh từ 205 triệu người 60 tuổi lên 2 tỷ người vào năm 2050. Tình trạng mất ngủ là bệnh lý rối loạn phổ biến nhất ở người cao tuổi do những thay đổi về sức khỏe, chức năng sinh lý và những tác động môi trường khác.
Bệnh mất ngủ ở người già có nguy hiểm không? Nó ảnh hưởng tới cuộc sống của đa số người già như thế nào? Cách để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi như thế nào? Cùng Thaythuocnam giải đáp những câu hỏi của bạn đọc.
Theo tổng hợp của NCBI – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ thuộc thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, có đến 50% người cao tuổi phàn nàn về vấn đề giấc ngủ của họ. Họ cảm thấy khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ.
Tỷ lệ nữ giới mất ngủ nhiều hơn nam giới, có khoảng 31-38% số người từ 18 – 64 tuổi mất ngủ, tỷ lệ này ở độ tuổi 65-79 tuổi là 45%. Thời gian trung bình một người cao tuổi ngủ một đêm thường là 5-6 tiếng, so với thời gian cần ngủ là 7-8 tiếng.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Người già có các chức năng cơ thể suy giảm khá nhiều so với người trẻ, do đó nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ở người già cũng khác các đối tượng khác.
Đối với người già, tuổi tác ảnh hưởng khiến các chức năng của cơ thể suy giảm, đặc biệt là chức năng thần kinh. Sau lứa tuổi 25 khi các tế bào thần kinh được hoàn thiện, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào nơ-ron bị phá hủy. Đó là lý do giấc ngủ của người cao tuổi bị tác động.
Các bệnh lý phổ biến ảnh hưởng tới người cao tuổi như đau xương khớp, thoái hóa khớp, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, đa xơ cứng khớp, đột quỵ, hen suyễn. Các bệnh này thường xuất hiện vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị chập chờn, tỉnh giấc giữa đêm.
Các nghiên cứu từ Đại học California cho thấy có tới 70% số người bị bệnh đa xơ cứng bị mất ngủ. Theo một nghiên cứu ở Đại học Pittsburgh, 37% số người bị bệnh hô hấp có hiện tượng rối loạn giấc ngủ.
Một môi trường sống trong lành mang lại chất lượng cuộc sống cao cho người cao tuổi, nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Môi trường chật chội, nhiều tiếng ồn, đông người và vệ sinh kém có thể khiến giấc ngủ của người già trở nên khó khăn hơn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của người già. Việc ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều vào bữa tối trước khi đi ngủ, sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá khiến người già khó đi vào giấc ngủ.
Người già là đối tượng sử dụng nhiều loại thuốc do sức khỏe suy yếu. Một số loại thuốc có thể tác động tới giấc ngủ của người già như:
Một nghiên cứu ghi nhận 44% bệnh nhân lớn tuổi bị mất ngủ kéo dài, họ có nguy cơ phát sinh trầm cảm 6 tháng sau đó. Mất ngủ còn có quan hệ với rối loạn tâm thần, tăng nguy cơ tự tử.
Bên cạnh đó, nhiều phân tích tổng hợp đã kết luận mất ngủ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao do khi bị mất ngủ đường huyết tăng cao, áp lực dồn lên thành mạch máu.
Mất ngủ gây suy giảm trí nhớ ở người già và tăng nguy cơ mắc bệnh Azheimer, một hội chứng nguy hiểm nhiều người già mắc phải.
>>Xem thêm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Có thể thấy mất ngủ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người cao tuổi, khiến tinh thần giảm sút, căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng. Chúng ta nên tham khảo một số biện pháp cải thiện giấc ngủ cho người già.
Bên cạnh thói quen sinh hoạt cho giấc ngủ điều độ, người già bị chứng mất ngủ cũng cần một thói quen ăn uống lành mạnh.
Bài viết liên quan: