CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cách chấm dứt suy nhược, căng thẳng thần kinh mất ngủ

Tham vấn Y khoa:

Giữa cuộc sống đầy những áp lực, căng thẳng công việc, gia đình, xã hội, mất ngủ là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới Who, có khoảng 20% dân số thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực và 50% trong số đó gặp vấn đề về sức khỏe. Căng thẳng thần kinh có mối quan hệ mật thiết với mất ngủ. Căng thẳng thần kinh mất ngủ là hiện tượng gì? Nó ảnh hưởng như nào tới cuộc sống của chúng ta? 

Căng thẳng thần kinh mất ngủ là gì? 

Hầu hết các nghiên cứu đề khẳng định rằng, căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố gây nên mất ngủ. Khi một người bị căng thẳng thần kinh, các gốc tự do sinh ra và tấn công các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Đây là cơ quan điều khiển hành vi của các cơ quan khác và báo hiệu giấc ngủ. Gốc tự do lúc này tấn công các tế bào thần kinh, gây tổn thương và hình thành các huyết khối và các mảng xơ vữa. 

Căng thẳng thần kinh mất ngủ
Căng thẳng thần kinh mất ngủ

Đây là những vật cản khiến máu đi lên não kém hơn, thành mạch máu hẹp dần, oxy vận chuyển lên não chậm hơn. Điều này có thể gây ra thiếu máu não, tác động gây mất ngủ. 

Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân gây mất ngủ và ngược lại. Các chuyên gia cho rằng, căng thẳng thần kinh phát sinh lo âu, mệt mỏi gây mất ngủ.

>>Xem thêm: Bệnh mất ngủ về đêm

Căng thẳng thần kinh mất ngủ bắt nguồn từ đâu? 

Căng thẳng, stress 

Đây chính là điển hình trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Những yếu tố bên ngoài như áp lực cuộc sống, mất cân bằng giữa các yếu tố tinh thần thư giãn và ức chế, điều này tác động đến hệ thần kinh và cản trở giấc ngủ của bạn. 

Lạm dụng các thiết bị điện tử

Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với sự bùng nổ của thông tin. Các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính, ipad dần trở thành những vật bất ly thân trong cuộc sống của con người. Đối với những nhân viên văn phòng, việc ngồi cả ngày trước máy tính và tác hại của ánh sáng xanh và áp lực dồn nén khiến phần lớn chúng ta trở thành những bệnh nhân mất ngủ. 

Lạm dụng thiết bị điện tử có thể gây căng thẳng, mất ngủ
Lạm dụng thiết bị điện tử có thể gây căng thẳng, mất ngủ

Tinh thần, cơ thể mệt mỏi 

Tâm lý, tinh thần là yếu tố quan trọng quyết định tới giấc ngủ của bạn. Khi gặp căng thẳng và stress, cơ thể và tinh thần mệt mỏi sẽ khó có được một giấc ngủ chất lượng. Căng thẳng thần kinh còn tác động xấu tới phần lớn các cơ quan khác trong cơ thể, khiến chúng rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán chường, không đủ năng lượng phá vỡ giấc ngủ hằng ngày của bạn. 

Suy nhược thần kinh gây mất ngủ 

Những chấn thương tâm lý dai dẳng trong thời gian dài sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái ức chế, luôn luôn căng thẳng, rối loạn chức năng hoạt động của hệ thần kinh, suy nhược cơ thể, không thể ngủ ngon giấc, thậm chí mất ngủ cả đêm trong nhiều ngày liên tiếp. Hiện tượng này chính là nguyên nhân gây nên mất ngủ mãn tính. 

Tác hại của căng thẳng thần kinh mất ngủ 

Căng thẳng thần kinh mất ngủ ảnh hưởng hầu hết tới các chức năng trong cơ thể. Tùy theo mức độ và đối tượng, căng thẳng thần kinh có thể gây ra các hậu quả: 

  • Suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng của cơ thể: Theo tổ chức y tế thế giới (Who), giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, căng thẳng mất ngủ đe dọa lớn tới sức khỏe. Giấc ngủ sẽ giúp não bộ hồi phục, tái tạo chức năng cơ thể. Nếu mất ngủ kèm căng thẳng thần kinh kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào suy nhược cơ thể, kiệt quệ, tăng nguy cơ các mắc các bệnh lý. 
  • Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim: Theo nghiên cứu, những người bị căng thẳng mất ngủ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 6 lần những đối tượng bình thường khác. Biến chứng nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm với sức khỏe một người. 
  • Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu: Căng thẳng kèm mất ngủ sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh, người mất ngủ thường xuyên sẽ bị nổi cáu thất thường, dễ thay đổi cảm xúc 
  • Nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh: Các chứng lo âu, rối loạn nhân cách, trầm cảm dễ phát sinh khi người bệnh bị mất ngủ thường xuyên. Trầm cảm có thể khiến người bệnh cáu gắt, chán nản, thậm chí tự sát 
  • Các vấn đề sinh lý: Các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới, suy giảm ham muốn,... có thể phát sinh khi bị mất ngủ
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa: Não bộ có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thần kinh tiêu hóa của chúng ta. Nếu não bộ căng thẳng và mất ngủ, các bệnh về tiêu hóa như đau viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột cũng có thể phát sinh. 
Tác hại của căng thẳng thần kinh gây mất ngủ
Tác hại của căng thẳng thần kinh gây mất ngủ

Cách điều trị căng thẳng thần kinh mất ngủ 

Có thể thấy tác hại của căng thẳng mất ngủ tới cuộc sống của con người. Để phòng ngừa và lấy lại một giấc ngủ ngon, người bị mất ngủ căng thẳng có thể áp dụng những bí quyết sau: 

Xác định nguyên nhân gây căng thẳng và giải tỏa căng thẳng 

Để giải tỏa được căng thẳng, bạn cần xác định xác định rõ nguyên nhân gây ra căng thẳng. Hãy giải tỏa những những suy nghĩ tiêu cực, tâm sự với bạn bè, người thân có thể giúp bạn giảm bớt phần nào những áp lực, lo âu. 

Khi bị lo lắng, căng thẳng, hãy ra khỏi nhà, chơi một môn thể thao hay đi chơi cùng bạn bè, du lịch để thoát khỏi căng thẳng. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

>>Tham khảo bài viết: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 

Một ngày bạn có thể đã phải ngồi trước máy tính 8 tiếng đồng hồ làm việc. Các ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây nên khó ngủ, làm chậm quá trình tiết melatonin. 

Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại, máy tính sẽ càng làm hệ thần kinh phải hoạt động mạnh, dồn nén áp lực khiến căng thẳng hơn. 

Để giảm căng thẳng, hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối. Đảm bảo sử dụng các thiết bị cách xa giấc ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thay vào đó có thể uống trà, tập thể dục, yoga để ngủ ngon hơn. 

Đọc sách trước khi ngủ để thư giãn và ngủ ngon hơn
Đọc sách trước khi ngủ để thư giãn và ngủ ngon hơn

Bố trí không gian ngủ dễ chịu 

Người bị mất ngủ nên ngủ trong một không gian ấm áp, thoải mái, tránh tiếng ồn và ánh sáng quá sáng có thể gây khó chịu cho giấc ngủ. Một không gian thoáng đãng, yên tĩnh góp phần giải tỏa căng thẳng, stress mất ngủ. 

Chế độ ăn uống 

Một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng khó ngủ. Các món ăn có thể khiến tình trạng căng thẳng mất ngủ thêm nghiêm trọng như đồ cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, khó tiêu. Không nên nạp vào các thức uống gây khó ngủ như cà phê, rượu bia trước khi đi ngủ.

Các thực phẩm tốt cho giấc ngủ như chất xơ ở rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu,… góp phần cải thiện giấc ngủ đáng kể. 

Tập thể dục thường xuyên 

Vận động thường xuyên giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể. Các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, thiền được khuyến khích thực hiện để cải thiện mất ngủ. 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cân nặng luôn là chủ đề mà phái đẹp quan tâm. Uống thuốc giảm cân là liệu pháp nhiều người sử dụng để kiểm soát cân nặng, mong muốn duy trì vóc dáng cân đối hơn. Tuy nhiên, thuốc giảm cân...
Xem chi tiết
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Ngày đăng:18/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngồi thiền hay còn gọi bằng một cái tên thể hiện ngay lợi ích của nó là tịnh tâm, là một bộ môn được ứng dụng trong cuộc sống nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não...
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Có một thời điểm, căn bệnh mất ngủ ở người trẻ được coi là “đại dịch” của xã hội. Nhiều thanh niên trẻ mới ở ngưỡng tuổi 20-25 đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh mất ngủ...
Xem chi tiết
Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, cơ thể sạc lại pin sau một ngày dài hoạt động. Trong nhịp sống bộn bề của xã hội hiện đại, mất...
Xem chi tiết
10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mất ngủ là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhiều người gặp phải. Mất ngủ thông thường dù không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh....
Xem chi tiết
Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cuộc sống càng bận rộn con người ta càng dễ quên đi vai trò của giấc ngủ đối với bản thân. Thời gian chúng ta dành cho giấc ngủ chiếm tới ⅓ thời gian trong cuộc đời. Hiện tượng mất ngủ...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail