CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Tham vấn Y khoa:

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, cơ thể sạc lại pin sau một ngày dài hoạt động. Trong nhịp sống bộn bề của xã hội hiện đại, mất ngủ xảy ra ở nhiều người và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa mất ngủ kéo dài như thế nào? 

Hiện tượng mất ngủ kéo dài là gì? 

Mất ngủ kéo dài kinh niên là hiện tượng người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ diễn ra thường xuyên hằng đêm trong thời gian hơn một tháng. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hoặc giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc. 

Hiện tượng mất ngủ kéo dài là gì?

Hiện tượng mất ngủ kéo dài là gì?

Các số liệu thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ người bị bệnh mất ngủ về đêm ngày càng gia tăng. Có tới hơn 30% dân số thế giới mắc chứng mất ngủ. 

  • Cứ 3 người bị mất ngủ sẽ có 1 người bị mất ngủ kéo dài kinh niên cả đời. 
  • Khoảng 40-60% người bị mất ngủ thuộc đối tượng trên 60 tuổi. 
  • Khoảng 35% người mất ngủ do di truyền. 
  • Số lượng người mất ngủ phải phụ thuộc vào thuốc ngủ ngày càng tăng. 
  • Các cơ sở khám chữa bệnh có số lượng bệnh nhân đi khám mất ngủ gấp 15 lần so với tỷ lệ 4 năm trước. 

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạng mất ngủ kéo dài dẫn tới mãn tính gây thoái hóa các tế bào hoặc ngộ độc tế bào, vô cùng nguy hiểm. 


>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở người già


Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? 

Mất ngủ kéo dài khi biến chuyển thành mất ngủ kinh niên kéo theo những hệ lụy tới sức khỏe. Trong đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. 

Bệnh lý về tim mạch 

Nhiều người không biết rằng, khi ngủ là lúc cơ thể nghỉ ngơi, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng hoạt động với tần số thấp. Đây là thời gian để đào thải độc tố ra ngoài. Nếu một người bị mất ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ tiếp tục phải làm việc. Lúc này, huyết áp dễ bị tăng đột ngột và dẫn tới bệnh tim thậm chí đột quỵ. 

Cơ thể khi mất ngủ cũng cần nhiều insulin để đảm bảo mức độ đường huyết, điều này gây áp lực tới mạch máu và tim. 

Mất ngủ kéo dài có thể cảnh báo bệnh tim mạch

Mất ngủ kéo dài có thể cảnh báo bệnh tim mạch

Bệnh tiểu đường 

Mất ngủ sẽ khiến các bộ phận chức năng tiếp tục hoạt động. Một cảm giác không thể tránh khỏi đó là cảm giác đói. Nhiều người thường tiêu thụ các đồ ăn nhanh, bánh kẹo nhiều chất ngọt vào buổi đêm. 

Nếu tình trạng này kéo dài, trở thành một thói quen sẽ rất dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và bệnh tiểu đường. 

Mất ngủ kéo dài dẫn tới trầm cảm 

Hormone cortisol là hormone sẽ bị tiết ra khi cơ thể một người rơi vào tình trạng thiếu ngủ trong thời dài. Cortisol dẫn tới hậu quả là làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. Điều này kéo dài dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Theo thống kê có tới 90% số người bị trầm cảm mắc bệnh mất ngủ. 

Trong cuộc sống hiện đại, khi con người có quá nhiều áp lực và suy nghĩ, hiện tượng này càng xảy ra trầm trọng hơn. Thiếu ngủ, trầm ngủ đang dần trở thành vấn nạn đáng báo động. 

Mất ngủ kéo dài dẫn tới bệnh trầm cảm

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh trầm cảm


>>Bài viết liên quan: Cách chấm dứt suy nhược, căng thẳng thần kinh mất ngủ


Chứng suy giảm trí nhớ 

Não bộ chính là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi cơ thể bị thiếu ngủ. Não dù chiếm một khối lượng nhỏ trong toàn bộ khối lượng cơ thể nhưng tiêu tốn nguồn năng lượng lớn. Một giấc ngủ ngon, khoa học giúp não bội của bạn nghỉ ngơi, thư giãn, lọc sạch chất độc và tái tạo năng lượng. 

Cơ thể sau khi mất ngủ sẽ mệt mỏi, chức năng não bộ bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tránh khỏi suy giảm trí nhớ, có thể dẫn tới chứng Alzhemer. 

Tác hại mất ngủ kéo dài dẫn đến loãng xương 

Ít ai biết rằng giấc ngủ có một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng xương của bạn. Nếu không ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày, người bệnh có thể bị giảm mật độ xương, xương trở nên yếu và giòn hơn. 

Thiếu ngủ sẽ khiến các khoáng chất trong xương suy giảm. Hiện tượng này phổ biến ở bệnh mất ngủ ở người già, đau nhức xương khớp xảy ra thường xuyên khi người già ngủ ít. 

Thiếu ngủ gia tăng nguy cơ loãng xương

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Rối loạn tâm sinh lý 

Người bị thiếu ngủ dài ngày có thể luôn phải đối mặt với tình trạng lo âu, căng thẳng. Ngoài trầm cảm, thiếu ngủ có thể dẫn tới các vấn đề thần kinh cũng như giảm sinh lý. 

Bệnh về tiêu hóa

Các bệnh lý như đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày là các bệnh lý gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đau họng chính là nguyên nhân gây mất ngủ. 

Bệnh lý liên quan tới mất ngủ 

Mất ngủ kéo dài cũng là một dấu hiệu của các bệnh lý như ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, mộng du, hoảng sợ. Điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến tinh thần trở nên hoang mang, lo âu. 

Cách điều trị mất ngủ kéo dài kinh niên như thế nào? 

Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, giảm chất lượng sống của con người. Do đó, người bị mất ngủ triền miên, kéo dài cần trang bị cho mình kiến thức và cải thiện chứng mất ngủ. 

Duy trì giấc ngủ đều đặn 

Tình trạng mất ngủ chủ yếu sinh ra từ chế độ sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ kéo dài là người trẻ, thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống, thức khuya, sử dụng chất kích thích hỗ trợ công việc.  

Do đó, để cải thiện chứng mất ngủ triền miên, kéo dài, người bệnh nên thiết lập thời gian đi ngủ đều đặn, đúng giờ. Đảm bảo duy trì nhịp sinh học với giấc ngủ. 

Người bệnh cần đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để không rơi vào tình trạng mệt mỏi, giảm khả năng lao động, học tập vào ngày hôm sau. 

Duy trì giấc ngủ đều đặn để phòng ngừa mất ngủ

Duy trì giấc ngủ đều đặn để phòng ngừa mất ngủ

Duy trì trạng thái thoải mái, tích cực 

Những áp lực, lo âu trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Chúng gây ra những giấc ngủ thiếu chất lượng gây giảm sút về sức khỏe. Do đó, duy trì trạng thái tích cực, giảm bớt stress, lo âu sẽ giúp người bệnh có một giấc ngủ sâu hơn, ngủ ngon giấc hơn. 

Khi rơi vào trạng thái áp lực, lo âu, hãy cố gắng giải tỏa bằng cách tâm sự cùng người thân, bạn bè, suy nghĩ tích cực, thoải mái. 

Tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng 

Một cách để giảm căng thẳng, muộn phiền chính là tập thể dục. Khi vận động, cơ thể tiết ra hormone giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa stress. Vận động cũng giúp mạch máu lưu thông, máu lên não nhanh hơn và hỗ trợ giấc ngủ. 

Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa mất ngủ

Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa mất ngủ

Ăn uống khoa học 

Một chế độ ăn uống khoa học góp phần quan trọng vào một cơ thể khỏe mạnh. Đối với người mất ngủ, chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ngủ ngon giấc hơn. 

Các thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, vitamin B6 được coi là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ người khó ngủ, ngủ không sâu giấc. 

Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích có thể khiến giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn. Trước khi đi ngủ không nên ăn quá nhiều tránh thức ăn gây khó tiêu, khó ngủ. Cà phê, rượu bia là các chất kích thích khiến não bộ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
D
Du
Mình bị mất ngủ lâu năm, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện nhưng phải nói Thiền là cách tốt nhất để chữa trị, nhất là đối với người bị mất ngủ nặng. Những bạn nào đang khổ sở vì chứng bệnh này hãy kiên trì luyện tập nhé, thời gian đầu hơi khó nhưng sẽ sớm có kết quả tốt. Dùng thuốc với các phương pháp khác thì chỉ tạm thời thoi, khó chữa khỏi đối với những trường hợp nặng.
Trả lời 2
2 năm trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào Du, cám ơn bạn đã gửi thông tin về Thuốc Nam PQA. Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não bộ. Do đó thiền được xem là phương pháp chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động đến tư tưởng, tâm lý của người bệnh để hỗ trợ đáng kể việc cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý. Còn tổn thương bên trong cần được tác động trực tiếp hơn để điều trị tận gốc nguyên căn gây nên bệnh mất ngủ. Chính vì thế, để có thể loại bỏ mất ngủ hiệu quả, bạn cần kết hợp với những phương pháp chuyên sâu hơn và PQA An Thần Bổ Tâm có thể giúp bạn lấy lại giấc ngủ sinh lý và cân bằng lại cuộc sống.
Trả lời 0
2 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
Đông
Liên tục mất ngủ được 3 tuần
Trả lời 1
3 năm trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào Đông, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Về trường hợp của bạn, chuyên gia PQA sẽ gọi điện lại cho bạn để biết rõ hơn về tình trạng bệnh và sẽ đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Trả lời 0
3 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
2 trong tổng số 2
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cân nặng luôn là chủ đề mà phái đẹp quan tâm. Uống thuốc giảm cân là liệu pháp nhiều người sử dụng để kiểm soát cân nặng, mong muốn duy trì vóc dáng cân đối hơn. Tuy nhiên, thuốc giảm cân...
Xem chi tiết
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Ngày đăng:18/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngồi thiền hay còn gọi bằng một cái tên thể hiện ngay lợi ích của nó là tịnh tâm, là một bộ môn được ứng dụng trong cuộc sống nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não...
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Có một thời điểm, căn bệnh mất ngủ ở người trẻ được coi là “đại dịch” của xã hội. Nhiều thanh niên trẻ mới ở ngưỡng tuổi 20-25 đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh mất ngủ...
Xem chi tiết
10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mất ngủ là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhiều người gặp phải. Mất ngủ thông thường dù không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh....
Xem chi tiết
Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cuộc sống càng bận rộn con người ta càng dễ quên đi vai trò của giấc ngủ đối với bản thân. Thời gian chúng ta dành cho giấc ngủ chiếm tới ⅓ thời gian trong cuộc đời. Hiện tượng mất ngủ...
Xem chi tiết
Yoga chữa bệnh mất ngủ – Các bài tập yoga cho giấc ngủ ngon 

Yoga chữa bệnh mất ngủ – Các bài tập yoga cho giấc ngủ ngon 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Căng thẳng, lo âu, stress là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ. Các bài tập yoga từ lâu đã trở thành lựa chọn cho nhiều người để giải tỏa tâm trạng căng thẳng, xua tan mệt mỏi sau những...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail