Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế cho biết có 10% phụ nữ tại Việt Nam mắc bệnh sa tử cung, phần lớn nằm ở độ tuổi 40-60, tuy nhiên những phụ nữ ở độ tuổi trẻ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Chị em phụ nữ mắc phải căn bệnh này thường có tâm lý e ngại, mặc cảm dẫn đến giấu bệnh và khiến bệnh ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bệnh sa tử cung (sa dạ con, sa sinh dục) xảy ra khi các cơ và dây chằng của sàn chậu bị căng ra và suy yếu, không còn đủ để giúp nâng đỡ tử cung. Kết quả là tử cung bị tụt xuống thành âm đạo và trong một số trường hợp nặng thì tử cung có thể lộ ra bên ngoài âm đạo. Khi cơ và dây chằng suy yếu, không chỉ tử cung mà cả bàng quang và trực tràng cũng có thể sa vào âm đạo.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, lao động và đặc biệt là các rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Chính vì thế, phụ nữ mắc phải căn bệnh này thường có tâm lý e ngại, mặc cảm và giấu bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa tử cung có thể kể đến bao gồm:
Ngoài các nguyên nhân trên, thì còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh như:
Tham khảo: Sa tử cung khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, thường sẽ không cảm nhận được dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Chính vì thế, khi phát hiện được thì bệnh đã ở mức độ nặng hơn.
Các dấu hiệu khi bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể cảm nhận được như:
Nếu có các biểu hiện trên, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, có các yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung và làm gián đoạn các hoạt động bình thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác tình trạng bệnh.
Bệnh sa tử cung được sử dụng một hệ thống phân loại được gọi là hệ thống POP-Q để đo mức độ sa theo cm.
Bệnh được chia ra làm 3 giai đoạn theo các mức độ mà tử cung sa xuống thành âm đạo.
Sa dạ con có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, kể cả người trẻ tuổi chưa từng sinh nở cũng có thể bị sa dạ con. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra hơn đối với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi có cơ dây chằng bị lão hóa, suy yếu, ngoài ra estrogen suy giảm sau khi mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sa tử cung.
Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng xấu dần theo thời gian. Có nghĩa là càng để lâu thì bệnh càng nặng và không có khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên, có một số biện pháp để có thể làm cải thiện các triệu chứng.
Việc chữa trị sa tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa dạ con của bạn. Ở một số trường hợp, tăng cường cơ sàn chậu bằng các bài tập và thay đổi lối sống có thể có tác dụng lớn.
Lưu ý, hoạt động tình dục không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sa tử cung.
Áp dụng các bài tập kegel tăng cường cơ sàn chậu để giúp tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai của các cơ giúp nâng đỡ tử cung.
Phẫu thuật treo tử cung để nâng đỡ tử cung có thể được áp dụng để giúp ngăn tử cung tiếp tục sa xuống, tuy nhiên điểm yếu của phương pháp này đó là không áp dụng được với phụ nữ có ý định mang thai và dễ bị tái lại.
Các sản phẩm Đông Y ví dụ như Ích Khí Thăng Dương của PQA cũng được chứng minh là có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ phục hồi cơ dây chằng, giúp tử cung co về một cách tự nhiên, an toàn.
Khi bệnh ở mức độ nặng, sử dụng các bài tập kegel đã gần như không còn hiệu quả. Giải pháp được các bác sĩ đưa ra thường sẽ là phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Phương án này là giải pháp cuối cùng bởi cắt bỏ tử cung sẽ làm cho người phụ nữ mất khả năng làm mẹ và cảm giác tự ti, mặc cảm.
Sử dụng sản phẩm Ích Khí Thăng Dương ở giai đoạn này chỉ có thể phục hồi được 60-70% chứ khó có thể phục hồi tử cung lại như ban đầu, tuy nhiên người bệnh cũng vẫn nên cân nhắc bởi đây là giải pháp an toàn mà không phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Hiện tượng sa tử cung sau sinh liên quan tới các cơ dây chằng bị suy yếu nhiều nguyên nhân trong quá trình mang thai và sinh nở gây ra. Bệnh cũng gây ra nhiều khó khăn, phiền toái cho cuộc sống của phụ nữ.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy cố gắng: