Chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược từ lâu đã được coi là cách chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả kèm theo những công dụng bồi bổ cơ thể tuyệt vời. Những bài thuốc nam chữa mất ngủ được y học cổ truyền ghi lại như những vị thuốc quý, truyền từ đời này sang đời khác, gìn giữ những bí phương của dân tộc. Cùng tìm hiểu cách trị mất ngủ dân gian với các thảo dược tự nhiên ngay trong vườn nhà.
Cây nữ lang nổi bật với màu hoa tím được nhiều người biết tới với công dụng an thần, điều trị mất ngủ và cải thiện các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, giảm căng thẳng để đem lại giấc ngủ chất lượng.
Cây nữ lang có tên khoa học là Valeriana Officinalis, được Viện trưởng viên nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh nghiên cứu và kết luận rằng, thành phần acid Valerenic và chất dẫn xuất Valepotriates gắn kết vào thụ thể GABA, ngăn căng thẳng tấn công thần kinh trung ương.
Cách trị mất ngủ bằng cây nữ lang như sau: Dùng 10-15g cây nữ lang, dùng được cả thân và rễ cây, rửa sạch và cho vào nước ấm, sắc lên và uống.
Người bị mất ngủ có thể uống nước sắc cây nữ lang hằng ngày để cải thiện mất ngủ, kém ăn, giấc ngủ chập chờn. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ em, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc về liều lượng sử dụng, nên giảm liều lượng so với người lớn.
Lạc tiên là một loại thảo dược được sử dụng lâu đời trong cải thiện chứng mất ngủ. Lạc tiên có công dụng giảm căng thẳng, hồi hộp, lo âu. Công dụng này đến từ thành phần chứa các chất saponin, alcaloid và flavonoid, các chất tác động lên hệ thần kinh, giúp tinh thần thư giãn và dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Lạc tiên có thể sử dụng theo một số cách sau:
Đây là vị thảo dược có tính lành, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể dùng hằng ngày để phát huy nhanh công dụng chữa mất ngủ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên chú ý liều lượng, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ khi sử dụng bởi nếu dùng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể tác động xấu tới sức khỏe.
Cây lạc tiên chữa mất ngủ hiệu quả>>Xem thêm: Mất ngủ nên uống gì?
Dâu tằm lá loại cây tìm thấy ở mọi vùng nông thôn trên đất nước ta. Lá dâu tằm có vị ngọt, tính hàn, được ứng dụng để thanh lọc, giải độc gan, giải nhiệt cơ thể. Lá dâu tằm còn có công dụng chữa chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, bổ huyết, điều hòa thần kinh vô cùng tốt. Đây là lý do giúp lá dâu tằm được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ.
Các cách sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ:
Hoa bia hay còn gọi là hublong, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng lo lắng, hồi hộp và mất ngủ. Dùng một ít hoa bia sắc uống mỗi ngày hoặc phơi khô, đặt dưới gối để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hoa bia có thể sử dụng mỗi ngày, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng tránh gây những tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu.
Hoe hòe có tác dụng nâng cao sức bền thành mạch máu, cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, lợi niệu, hạ huyết áp.
Dùng hoa hòe chữa khó ngủ bằng cách kết hợp hoa hòe và hạt muỗng mỗi loại 40g, sấy khô. Mỗi lần dùng 8g sắc uống, ngày uống 2 lần.
Cây vông nem có tác dụng sát trùng, hạ nhiệt, hạ huyết áp, do đó cải thiện được mất ngủ. Dùng 4-6g lá vông nem khô sắc uống hằng ngày hoặc nấu canh để chữa mất ngủ. Lá vông nem cũng có thể kết hợp cùng các thảo dược khác như lạc tiên, dâu tằm, tâm sen để phát huy công dụng cao hơn.
Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, được tìm thấy ở hầu hết các vùng quê, đồng ruộng. Cây trinh nữ có tác dụng bổ thần kinh, an thần, hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon.
Dùng 20g lá trinh nữ và sắc đến khi còn 100ml nước uống trước khi đi ngủ mỗi tối. Một bài thuốc khác là kết hợp 15g trinh nữ với 15g cúc bạc đầu, me đất 30g sắc uống giúp cải thiện suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Bạc hà chanh là nguyên liệu giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, xóa tan căng thẳng để đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Sử dụng bạc hà chanh như sau:
Các hoạt chất trong bạc hà giúp đưa giấc ngủ vào nhanh hơn, sâu giấc hơn.
Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng từ lâu để chữa mất ngủ kéo dài. Chuẩn bị 200g hoa loa kèn, 1 lòng đỏ trứng gà, 50g đường phèn. Hấp hoa loa kèn hấp cách thủy cho chín và bỏ lòng đỏ trứng, đường phèn vào hấp khoảng 10-15 phút. Ăn trước khi ngủ khoảng 30 phút để tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.
Theo Đông y, hạt cây muồng có vị nhạt, tính bình, quy vào các kinh can thận. Thảo dược có tác dụng nhuận tràng, giáng hỏa, mát gan, an thần, hạ huyết áp.
Sao cháy hạt muồng 12g, hãm uống như trà hằng ngày.
Tham khảo bài viết: