Trà từ lâu đã trở thành thức uống yêu thích và bổ dưỡng của nhiều người nhờ công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Nhiều người từng nghĩ rằng uống trà có thể gây mất ngủ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng một số loại trà có công dụng diệu kỳ trong việc cải thiện giấc ngủ. Mất ngủ uống gì? Các loại trà nào thân thiện với giấc ngủ của bạn? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng trị mất ngủ bất ngờ của 8 loại trà sau đây.
Mất ngủ khiến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của một người giảm sút, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, giảm hiệu quả công việc. Các loại trà có tác dụng thanh lọc cơ thể, mang lại cảm giác thư giãn, đồng thời còn bồi bổ cơ thể bởi các hoạt chất trong các nguyên liệu của trà.
Theo y học dân gian, hoa cúc có công dụng làm dịu hệ thần kinh. Trong hoa cúc chứa một hoạt chất có tên lacton sesquiterpene giải độc gan, thư giãn cơ thể, điều hòa tinh thần và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Được coi như một vị thuốc trị mất ngủ, trà hoa cúc còn có khả năng kháng viêm, giảm đau, và là một thức uống kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ.
Trà hoa cúc cải thiện chứng mất ngủ
Bạn có thể sử dụng trà hoa cúc vào buổi sáng khi thức giấc hoặc buổi tối trước khi đi ngủ đều phù hợp. Trà có vị thơm, dịu nhẹ, dễ uống, có thể sử dụng hằng ngày. Tinh dầu hoa cúc cũng có thể được sử dụng để không gian phòng ngủ thư giãn, thơm hơn và dễ ngủ hơn.
Cách sử dụng trà hoa cúc chữa mất ngủ:
Một nguyên liệu đa lợi ích cho sức khỏe chính là trà gừng. Nói về công dụng trị mất ngủ, gừng chứa chất cineole giúp giảm căng thẳng, stress, chữa đau đầu. Nhờ thế mà tinh thần sảng khoái, giúp giấc ngủ chất lượng, ngủ ngon giấc hơn.
Trà gừng cũng được áp dụng để chữa mất ngủ từ lâu trong dân gian. Đối với người bị cảm, sốt, cảm lạnh, trà gừng giúp làm ấm cơ thể, đẩy khí lạnh ra ngoài.
Dùng gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát. Chuẩn bị thêm nước cốt chanh bỏ hạt. Đun sôi khoảng 600ml nước, khi nước sôi thì bỏ gừng vào, đun khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cho nước gừng vào cốc, cho nước cốt chanh và mật ong khuấy đều. Uống trà gừng mỗi ngày 2 lần vào ban ngày hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ. Những người bị căng thẳng, stress, áp lực công việc có thể sử dụng thường xuyên để an thần, dưỡng tâm.
>>Xem thêm: Tâm sen chữa mất ngủ
Trong Đông y, cam thảo có tác dụng giải độc mạnh, cam thảo sử dụng nhiều trong việc điều trị mất ngủ, dưỡng tâm, an thần. Vị ngọt của cam thảo cũng được nhiều người yêu thích, dễ uống.
Cam thảo sấy hoặc phơi khô. Nước đun sôi vào pha cùng cam thảo. Nước cam thảo có thể sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng hoặc tối. Nên lưu ý không dùng quá 20gr cam thảo mỗi ngày có thể gây tác dụng phụ.
Trà hương thảo mang mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu giúp loại bỏ căng thẳng trong ngày, tinh thần thoải mái, sảng khoái, ngủ ngon hơn và tăng cường trí nhớ. Trà hương thảo còn có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ, kiểm soát tinh thần và trạng thái.
Cách sử dụng trà hương thảo:
Hoa tam thất cũng là một dược liệu với công dụng bổ thần kinh, tốt cho người hay căng thẳng, mất ngủ. Để chọn hoa tam thất, hãy chọn hoa tam thất khô, hoa tam thất bao tử hoặc nụ hoa tam thất. Mỗi lần pha dùng khoảng 3g hoa tam thất, cho nước sôi, hãm khoảng 10 phút rồi uống.
Trà hoa tam thất có thể dùng như uống nước hằng ngày, pha thêm nước nóng khi trà không còn vị ngọt nữa có thể thêm trà mới. Đây cũng được coi là bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả.
Yến mạch có nhiều tác dụng với sức khỏe, yến mạch là bữa sáng bổ dưỡng hằng ngày của nhiều người. Ngoài những công dụng bồi bổ năng lượng, giảm cholesterol, làm đẹp da, giữ vóc dáng, trà yến mạch là thức uống giúp làm dịu thần kinh và hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả.
Mỗi ngày dùng từ 2-3 cốc trà yến mạch vừa tăng cường dưỡng chất, vừa cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Trà atiso là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe lẫn sắc đẹp, duy trì làn da sáng mịn. Trà atiso làm mát gan, phòng ngừa các chứng bệnh ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, chứa nhiều chất chống oxy hóa,... Trà atiso cũng được sử dụng để cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên, dùng atiso thế nào cho đúng cách? Trà atiso có một số tác dụng phụ không mong muốn như nếu lạm dụng hằng ngày như nước lọc có thể gây trướng bụng, táo bón. Để sử dụng trà atiso chữa mất ngủ, mỗi ngày chỉ dùng 1 thìa trà, dùng với 200-300ml nước, uống trong ngày. Dùng 1-2 lần/tuần để cải thiện mất ngủ.
Cũng giống như sử dụng các chất kích thích rượu, bia, cà phê, bò húc là một loại nước tăng lực chứa caffein. Bò húc có tác dụng làm tỉnh táo tinh thần, sảng khoái và hưng phấn, làm việc tập trung hơn.
Nguồn cafein trong bò húc là guarana có khả năng cung cấp cafein cao nhất. Nếu sử dụng bò húc quá mức, 3 lon mỗi ngày có thể gây mất ngủ.
Do đó, bò húc cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh lạm dụng có thể gây mất ngủ cũng như các tác dụng phụ hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Trà lipton cũng là một thức uống chứa nhiều cafein giúp tỉnh táo, có các tác dụng giảm cân, tốt cho tim mạch và kích thích tiêu hóa bởi các tanin có trong trà. Trà sữa lipton được nhiều người yêu thích bởi nồng độ đường thấp, dễ uống. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều, cafein trong lipton có thể gây mất ngủ.
Để tránh mất ngủ khi sử dụng trà lipton, bạn chỉ nên uống trà lipton vào buổi sáng hoặc trưa, không nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 gói trà lipton.
Trà xanh là thức uống chứa cafein và các flavonoid và các loại dầu, vitamin và khoáng chất. Cafein trong trà xanh có tác dụng tác động vào hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu của đại học Washington, chính thành phần này của trà xanh sẽ gây mất ngủ. Do đó, những người có bệnh lý mất ngủ nên hạn chế uống nhiều trà xanh, đặc biệt là vào buổi tối.
Các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú nên cũng cần hạn chế uống trà xanh bởi nếu cho bé bé mẹ có thể khiến trẻ mất ngủ.
Cafein trong cà phê được xếp cùng nhóm với cocain, amphetamin, thuộc nhóm chất kích thích thần kinh trung ương, khi tác động lên não sẽ kích thích đến tim, lưu thông mạch máu, ruột, thận, giúp đầu óc tỉnh táo. Do đó uống nhiều cafe có thể gây mất ngủ, nhất là vào ban đêm.
Nhiều người băn khoăn uống milo có mất ngủ không? Milo là sữa uống bổ dưỡng quen thuộc của người Việt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng hay chiều không phải là thời điểm tốt nhất.
Các hormone tăng trưởng sẽ tăng cao vào buổi tối. Do đó, uống milo vào buổi tối các dưỡng chất và vitamin sẽ được hấp thụ triệt để. Uống milo có mất ngủ không?
Nếu uống milo trước 2 tiếng trước khi đi ngủ, bạn sẽ có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn vì trong sữa chứa các axit amin có lợi, điều hòa giấc ngủ. Do đó có thể kết luận milo không gây mất ngủ.
Ngoài ra milo còn có nhiều lợi ích dinh dưỡng, tăng cường canxi cho cơ thể, phát triển chiều cao cho trẻ nhỏ, bổ sung dưỡng chất, làm chậm quá trình lão hóa.
Đây là danh sách trả lời cho câu hỏi mất ngủ uống gì của quý độc giả. Ngoài các thức uống giàu dinh dưỡng, tăng khả năng an thần, người bị mất ngủ nên bổ sung chế vào chế độ ăn uống các món ăn cải thiện mất ngủ. Để bệnh mất ngủ cải thiện rõ rệt, người bị mất ngủ cần kết hợp chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý, vận động thường xuyên.
Bài viết liên quan: