CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Mất ngủ uống thuốc gì? Những loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất

Tham vấn Y khoa:

Thuốc ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi bị căng thẳng, lo âu hoặc một số tình trạng khiến thần kinh có cảm giác hưng phấn và không thể đi vào giấc ngủ. Bạn đang muốn biết khi bị mất ngủ uống thuốc gì? Tuy nhiên, bạn nên biết đối với chứng mất ngủ lâu ngày hoặc mất ngủ kinh niên, thuốc ngủ thường không phải là sự lựa chọn tối ưu mà nên được thay bằng các liệu pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn khi ngủ hoặc không thể ngủ được, bạn hãy đi gặp bác sĩ. Đôi khi chứng mất ngủ có thể là do một vấn đề về sức khỏe, bệnh lý gây ra, điều này cần được tìm thấy và điều trị sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ điều trị triệu chứng mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ Tình trạng mất ngủ
 
Những thay đổi trong lối sống thường là cách điều trị tốt nhất cho chứng mất ngủ kéo dài. Ví dụ như, ngủ theo lịch trình cố định, tập thể dục thường xuyên, tránh các chất kích thích như caffeine, giảm hoặc bỏ hẳn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và kiểm soát căng thẳng, lo âu cũng có khả năng cải thiện giấc ngủ của bạn. Nhưng có những lúc việc bổ sung thuốc ngủ có thể giúp bạn nghỉ ngơi khi cần thiết.

Tất cả các loại thuốc chữa mất ngủ theo toa đều có rủi ro, đặc biệt đối với những người mắc một số bệnh, bao gồm cả bệnh gan hoặc thận. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử một phương pháp điều trị mới cho chứng mất ngủ của mình.

Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc ngủ theo toa phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.

Bị mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc ngủ theo toa

Thuốc ngủ theo toa có thể giúp bạn dễ ngủ hơn hoặc ngủ lâu hơn - hoặc cả hai. Những rủi ro và lợi ích của những loại thuốc ngủ theo toa có thể khác nhau. Để tìm đúng loại thuốc theo toa dành cho trường hợp của bạn, bác sĩ thường nên:

  • Đặt câu hỏi để có được một cái nhìn rõ ràng về mô hình giấc ngủ của bạn
  • Thực hiện các xét nghiệm để loại trừ bất kỳ các nguyên nhân sức khỏe nào ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Thảo luận về các loại thuốc ngủ theo toa, bao gồm tần suất, thời gian dùng thuốc và ở dạng nào. Chẳng hạn như thuốc viên, thuốc xịt hoặc thuốc hòa tan
  • Kê toa thuốc ngủ trong một khoảng thời gian giới hạn để xác định lợi ích và tác dụng phụ của thuốc
  • Kê một loại thuốc ngủ khác nếu bạn đã thử dụng một loại thuốc ngủ theo toa nhưng không có tác dụng đầy đủ như mong muốn

Một số loại thuốc ngủ theo toa thường được sử dụng như:

Thuốc ngủ Giúp bạn ngủ Giúp bạn ngủ sâu Dẫn đến phụ thuộc vào thuốc
Doxepin (Silenor)  
Estazolam
Eszopiclone (Lunesta)
Ramelteon (Rozerem)    
Temazepam (Restoril)
Triazolam (Halcion)  
Zaleplon (Sonata)  
Suvorexant (Belsomra)
Zolpidem extended release (Ambien CR)

 

Mất ngủ uống thuốc gì Mất ngủ uống thuốc gì

Tác dụng phụ của thuốc ngủ theo toa

Luôn luôn hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ tiềm ẩn trước khi quyết định dùng thuốc ngủ nào. Tùy thuộc vào loại, thuốc ngủ theo toa có thể bao gồm các tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Đau đầu
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và buồn nôn
  • Buồn ngủ kéo dài
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Các hành vi có thể gây nguy hiểm như lái xe khi chưa hoàn toàn tỉnh táo
  • Vấn đề về trí nhớ

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần

Đôi khi các loại thuốc theo toa được sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm có thể làm giảm chứng mất ngủ. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên các loại thuốc chống trầm cảm không được các chuyên gia khuyên dùng cho chứng mất ngủ và không thay thế cho thuốc điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, khi mất ngủ là thứ phát sau trầm cảm hoặc lo lắng, thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện cả hai tình trạng cùng một lúc.

Một số loại thuốc trầm cảm có thể kể đến như: Amitriptyline, mirtazapine (Remeron), trazodone...

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm với tác dụng an thần

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần có thể bao gồm các tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ kéo dài
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim không đều
  • Tăng cân
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Táo bón

Những cân nhắc trước khi sử dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ cũng như một số thuốc chống trầm cảm có thể không an toàn cho phụ nữ có thai, cho con bú hoặc người lớn tuổi. Sử dụng thuốc ngủ có thể làm tăng nguy cơ té ngã vào ban đêm và chấn thương ở người lớn tuổi. Đối với người lớn tuổi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc với liều thấp hơn để giảm nguy cơ mắc các vấn đề khi sử dụng thuốc ngủ.

Một số tình trạng sức khỏe cần phải hạn chế sử dụng thuốc ngủ như bệnh thận, huyết áp thấp, các vấn đề về nhịp tim hoặc có tiền sử co giật. Ngoài ra, thuốc ngủ theo toa và thuốc không kê đơn có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác, một số loại thuốc ngủ theo toa còn khiến bạn bị lệ thuộc vào thuốc. Chính vì những điều này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào.

Thuốc trị mất ngủ

Lưu ý quan trọng khi uống thuốc ngủ

Nếu mọi nỗ lực của bạn để có được một giấc ngủ ngon đều thất bại, thì thuốc ngủ theo toa có thể là một lựa chọn. Dưới đây là một số lời khuyên về cách sử dụng thuốc ngủ một cách an toàn.

  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia. Trước khi bạn uống thuốc ngủ, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng. Thông thường bác sĩ có thể tìm thấy nguyên nhân cụ thể cho chứng mất ngủ của bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc ngủ trong hơn một vài tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ để theo dõi lịch trình sử dụng thuốc của bạn.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc. Đọc hướng dẫn dùng thuốc để bạn hiểu được cách dùng, thời điểm dùng thuốc và tác dụng phụ tiềm ẩn chính là gì.
  • Không bao giờ uống thuốc ngủ cho đến khi bạn sẵn sàng đi ngủ. Thuốc ngủ có thể khiến bạn không nhận thức được những gì bạn đang làm, làm tăng nguy cơ xảy ra các tình huống nguy hiểm. Hãy hoàn thành tất cả các hoạt động buổi tối của bạn trước khi sử dụng đến thuốc ngủ.
  • Uống thuốc ngủ khi bạn có thể ngủ đủ giấc. Chỉ uống thuốc ngủ khi bạn biết bạn có thể ngủ đủ giấc ít nhất bảy đến tám giờ.
  • Theo dõi tác dụng phụ. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt vào ban ngày hoặc nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào khác, hãy đi gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.
  • Tránh uống rượu. Không bao giờ được uống rượu và dùng thuốc ngủ cùng một thời điểm. Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc, ngay cả một lượng nhỏ rượu kết hợp với thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc ngất xỉu. Kết hợp rượu với một số loại thuốc ngủ có thể dẫn đến thở chậm hoặc ngưng thở rất nguy hiểm.
  • Uống thuốc ngủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc ngủ theo toa chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, không dùng liều cao hơn quy định. Nếu liều ban đầu không tạo ra tác dụng như ý muốn, đừng uống thêm thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
  • Khi ngừng sử dụng thuốc ngủ. Khi bạn đã sẵn sàng để ngừng uống thuốc ngủ, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số loại thuốc ngủ phải được dừng lại dần dần. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng bạn có thể bị mất ngủ trở lại trong vòng vài ngày sau khi bạn ngừng uống thuốc.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc khi bị mất ngủ uống thuốc gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ngủ. Bạn cần nhớ điều quan trọng khi bị mất ngủ là cải thiện sinh hoạt của bản thân, và thuốc ngủ là sự lựa chọn cuối cùng nếu mọi nỗ lực của bạn đều không thành công.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Lưu ý: Uống thuốc giảm cân tại sao lại gây mất ngủ? 

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cân nặng luôn là chủ đề mà phái đẹp quan tâm. Uống thuốc giảm cân là liệu pháp nhiều người sử dụng để kiểm soát cân nặng, mong muốn duy trì vóc dáng cân đối hơn. Tuy nhiên, thuốc giảm cân...
Xem chi tiết
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ mang lại lợi ích tuyệt vời

Ngày đăng:18/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngồi thiền hay còn gọi bằng một cái tên thể hiện ngay lợi ích của nó là tịnh tâm, là một bộ môn được ứng dụng trong cuộc sống nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh và não...
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ – Cách điều trị bệnh

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Có một thời điểm, căn bệnh mất ngủ ở người trẻ được coi là “đại dịch” của xã hội. Nhiều thanh niên trẻ mới ở ngưỡng tuổi 20-25 đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh mất ngủ...
Xem chi tiết
Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại, cách chữa 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, cơ thể sạc lại pin sau một ngày dài hoạt động. Trong nhịp sống bộn bề của xã hội hiện đại, mất...
Xem chi tiết
10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

10 cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất bạn nên áp dụng 

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mất ngủ là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ nhiều người gặp phải. Mất ngủ thông thường dù không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh....
Xem chi tiết
Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bệnh mất ngủ về đêm – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Ngày đăng:03/08/2022, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Cuộc sống càng bận rộn con người ta càng dễ quên đi vai trò của giấc ngủ đối với bản thân. Thời gian chúng ta dành cho giấc ngủ chiếm tới ⅓ thời gian trong cuộc đời. Hiện tượng mất ngủ...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail