CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh thoái hóa đa khớp là gì? Điều trị thoái hóa đa khớp 

Tham vấn Y khoa:

Bạn đã từng nghe tới căn bệnh thoái hóa đa khớp? Đúng như cái tên của nó, đây là sự thoái hóa kết hợp giữa nhiều khớp xương trên cơ thể. Thoái hóa đa khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất đi khả năng vận động của con người. Nếu kịp thời phát hiện, hãy đi khám và điều trị ngay lập tức để phòng ngừa biến chứng sau này. 

Thoái hóa đa khớp là gì? 

Thoái hóa đa khớp không giống như các bệnh thoái hóa cụ thể như thoái hóa khớp gối, đốt sống lưng, cột sống cổ hay khớp háng,... mà là hiện tượng thoái hóa ở các khớp xương khác nhau. Thoái hóa đa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp xương khác nhau trên toàn bộ cơ thể.Mọi đối tượng đều có thể xảy ra thoái hóa, tuy nhiên, chiếm tỷ lệ cao nhất là người già từ 60 tuổi trở lên, khi các khớp xương đã bước vào giai đoạn lão hóa. 


Thoái hóa đa khớp là gì? Thoái hóa đa khớp là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh đa khớp có thể gây ảnh hưởng tới nhiều khớp xương, đau đớn và sưng viêm, vận động khó khăn. Bệnh cần sự điều trị kết hợp giữa nhiều vùng đau, nếu không được kiểm soát và điều trị, sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

Thoái hóa đa khớp khác với viêm khớp như thế nào? 

Nói tới thoái hóa đa khớp, người ta thường nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Dù đây là hai bệnh lý cùng liên quan tới xương khớp, tuy nhiên, đây là những bệnh lý khác nhau. Nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn đến cách điều trị không đúng và không mang lại hiệu quả. Một số điểm khác nhau giữa chúng: 

  • Thoái hóa đa khớp: Bào mòn lớp sụn bọc khớp xương, gây đau nhức khi vận động. Ở giai đoạn nặng có thể đau nhức cả khi không cử động. 
  • Viêm khớp: Viêm khớp là hiện tượng rối loạn, tác động tới hoạt động và cấu trúc của khớp xương. Các biểu hiện của bệnh là đau nhức, sưng tấy đỏ ở vùng khớp bị viêm. Bệnh có thể có tính chất đối xứng ở các khớp.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa đa khớp 

Bên cạnh quá trình lão hóa của cơ thể, tuổi tác, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự hình thành bệnh thoái hóa đa khớp là: 

Thừa cân, béo phì

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do chịu áp lực quá nhiều. Cân nặng có thể gây áp lực lên các khớp trụ cột như khớp gối, cột sống,... làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Với cân nặng thừa với số đo cơ thể, các khớp xương của bạn sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn, các khớp xương bị tổn thương. Nếu không duy trì về mức cân nặng phù hợp, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng viêm khớp, thoái hóa. 


Thừa cân, béo phì có thể gây thoái hóa Thừa cân, béo phì có thể gây thoái hóa

Chấn thương các khớp 

Một nguyên nhân vật lý gây nên bệnh thoái hóa có thể là do chấn thương. Các chấn thương do tai nạn, lao động dù đã được điều trị nhưng vẫn có thể khiến các khớp xương bị tổn thương, hư hỏng. 

Sai lệch cấu trúc xương bẩm sinh

Có một số bệnh nhân bẩm sinh do cấu trúc xương sai lệch, khi di chuyển có thể bị va chạm, ma sát vào nhau. Do đó, hiện tượng này kéo dài có thể khiến cá mô sụn bị bào mòn, mất dần, suy giảm chức năng và tiến tới thoái hóa. 

Đặc điểm nghề nghiệp 

Một số nghề nghiệp như người làm công nhân phải mang vác nặng, vận chuyển hàng hóa có thể bị áp lực lớn trên các khớp. Các khớp bị chèn ép có thể bị dồn nén, biến đổi cấu trúc và gây thoái hóa. 

Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc thoái hóa đa khớp 

  • Yếu tố tuổi tác: Tuổi tác càng cao, lão hóa sẽ càng xảy ra nhanh hơn. Lúc này, khớp xương và bao sụn dần bị bào mòn, dẫn tới thoái hóa. 
  • Lười vận động: Những người làm việc trong văn phòng ít vận động, các khớp bị khô cứng, thiếu linh hoạt, dẻo dai có khả năng mắc thoái hóa đa khớp cao hơn những đối tượng khác. 
  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình có người mắc thoái hóa đa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 
  • Tiền sử bệnh lý: Một số bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, gút có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng bình thường khác. 
  • Môi trường: Các yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết có thể khiến khiến bệnh hình thành âm thầm. 

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đa khớp 

Bệnh thoái hóa đa khớp xảy ra ở nhiều khớp xương, do đó, triệu chứng đau ở từng khớp cũng khác nhau. 

  • Khớp gối: Đau nhức phần trước gói, đau âm ỉ, có thể đau nhẹ và ngắn ngày khi mới khởi phát. Sau bước sang giai đoạn nặng ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân, đau liên tục. Thông thường, khi người bệnh nghỉ ngơi sẽ giảm các triệu chứng đau. Thời gian đầu, bệnh chỉ biểu hiện đau hoặc tê bì nhức gối, sau có thể gây biến dạng gối. 
  • Khớp ngón tay, bàn tay: Dạng thoái hóa này gây đau nhức dữ gối, tác động lên vùng gốc của ngón tay, khó khăn trong việc cầm nắm, thực hiện các sinh hoạt. 
  • Thoái hóa bàn chân, ngón chân: Đau gốc ngón chân cái, lan rộng ra các ngón và bàn chân. Cứng các khớp và khó khăn trong di chuyển. 
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện co cứng khớp cổ, đau có thể lan ra phần vai gáy, cánh tay và các đầu ngón tay. Khi thực hiện các động tác như xoay, gập cổ gây đau, khó thực hiện. 
  • Khớp háng: Hai bên khớp háng bị đau nhức, có thể đau dữ dội từ bên trong. Ở tình trạng nặng, đau có thể lan xuống phần mông, đùi, khớp gối. 
  • Cột sống thắt lưng: Bệnh gây chèn ép các dây thần kinh, không chỉ gây đau nhức phần thắt lưng mà còn lan xuống đùi và khớp gối. 


Dấu hiệu thoái hóa đa khớp Dấu hiệu thoái hóa đa khớp

Bệnh thoái hóa đa khớp có nguy hiểm không? 

Bệnh thoái hóa đa khớp tiến triển dần với các khớp xương, có thể lan sang các khớp khác. Bạn có thể bị cứng và khô khớp, lâu dần không điều trị sớm các khớp có thể bị biến dạng, gây khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Tình trạng nguy hiểm có thể tăng nguy cơ bại liệt, mất khả năng vận động. 

Điều trị thoái hóa đa khớp 

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đa khớp tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số biện pháp thường được áp dụng là: 

Điều trị thoái hóa đa khớp bằng vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là biện pháp giúp cải thiện chức năng vận động, giảm đau, sưng viêm. Đây là biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ dù áp dụng lâu. Tuy nhiên, đặc trưng của biện pháp này là chỉ áp dụng đối với những trường hợp ở giai đoạn nhẹ. Đối với đối tượng bệnh nặng, phương pháp này gần như không còn tác dụng. Ngoài ra, biện pháp này cần sử dụng hằng ngày bởi có tác dụng chậm. 

Các phương pháp chữa thoái hóa đa khớp bằng vật lý trị liệu: 

  • Điện trị liệu hoặc nhiệt, thủ trị liệu: Sử dụng nhiệt độ, nước hoặc dòng điện để tác động vào phần viêm sưng đau do thoái hóa 
  • Xoa bóp: Giúp lưu thông máu, đưa máu đến mô sụn bị tổn thương, tăng khả năng tái tạo và phục hồi mô sụn 
  • Nẹp khớp: Dùng nẹp có tác dụng cố định phần khớp bị tổn thương, sai lệch, hạn chế vận động. Từ đó hồi phục mô sụn, giảm đau viêm. 

Dùng thuốc điều trị thoái hóa đa khớp 

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị thoái hóa chủ yếu ở dạng thuốc tây, có tác dụng giảm đau, viêm sưng hiệu quả. 

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Một số loại thuốc như Ibuprofen, Naproxen có tác dụng chống viêm, giảm đau. 
  • Thuốc giảm đau: Phổ biến ở dạng acetaminophen, paracetamol có tác dụng giảm đau nhanh, tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh 
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây nghiện, do đó chỉ nên dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. 
  • Glucosamin sulfat: Đây là một chất thiếu hụt sẽ gây thoái hóa khớp. Bổ sung Glucosamin giúp kích thích mô sụn phát triển, khôi phục tế bào sụn bị tổn thương. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng ức chế enzym phá hủy mô sụn và tăng dịch nuôi dưỡng sụn khớp, giảm cơ cứng. 
  • Chondoitin sulfat: Chất này có tác dụng kích thích sản sinh hyaluronic và proteoglycan giúp tái tạo và xây dựng mô sụn. Chúng ức chế tổng hợp nitric oxid và proteolytic bảo vệ sụn khớp, tăng tính bền vững của collagen nội bào. 

Thuốc tiêm chữa thoái hóa 

Một số dạng thuốc tiêm được chỉ định sử dụng đối với người bệnh có triệu chứng bệnh nặng, đau dữ dội, không thể di chuyển. 

  • Thuốc tiêm kháng viêm corticosteroid: Công dụng giảm viêm, sưng. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ như loãng xương, hư khớp 
  • Tiêm Hyaluronat sodium: Giảm viêm đau, tăng sự tổng hợp tế bào mô sụn, giảm sự tiến triển của bệnh. 
  • Tiêm PRP: Thuốc giúp tái tạo mô sụn, phục hồi hoạt động chức năng của khớp. Thuốc phát huy tác dụng sau 3-6 tháng. 

Các dạng thuốc này thường khá đắt và cần thực hiện bởi những người có chuyên môn cao bởi tiêm lệch có thể gây tai biến. Người bệnh phải tiêm trong môi trường vô khuẩn, tránh nhiễm trùng. 

Phẫu thuật 

Đây là biện pháp được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có hiện tượng biến dạng khớp hoặc biến chứng khi điều trị cũng cần áp dụng. Phẫu thuật giúp loại bỏ các gai xương gây đau nhức, phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp. 

Một số loại phẫu thuật phổ biến bao gồm: Nội soi, mổ hở. Tuy nhiên, đây là phương pháp chứa nhiều rủi ro. Do đó, để thực hiện, bệnh nhân cần xem xét và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Phòng ngừa thoái hóa đa khớp như thế nào? 

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đa khớp, người bệnh cần thay đổi những thói quen sống, sinh hoạt: 

  • Duy trì cân nặng cơ thể: Cân nặng quá cao có thể gây áp lực lên các khớp xương. Cần có một chế độ ăn uống khoa học, nhiều canxi, giảm chất béo, chất kích thích, ăn nhiều chất xơ từ rau quả tự nhiên. 
  • Tăng cường vận động, tập thể dục để các khớp thường xuyên được linh hoạt, giảm khô cứng, thúc đẩy hồi phục sụn khớp 
  • Không mang vác, khuân vác vật nặng quá sức 
  • Không sử dụng thuốc lá, tiêu thụ thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục xương. 

Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương khớp Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương khớp

Bài viết liên quan 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Thoái hóa khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Thoái hóa khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thoái hóa khớp là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong cuộc sống cũng đều gặp phải. Thông thường bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở độ tuổi 50 trở đi, tuy nhiên xu hướng thoái hóa...
Xem chi tiết
Lưu ý: Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? Không nên ăn gì? 

Lưu ý: Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? Không nên ăn gì? 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thoái hóa khớp là hiện tượng suy giảm sức khỏe xương khớp không thể tránh khỏi được ở hầu hết các đối tượng. Kết hợp cùng một chế độ sinh hoạt điều độ, vận động để rèn luyện,...
Xem chi tiết
Tác dụng bất ngờ của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y 

Tác dụng bất ngờ của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đang bị đau thoái hóa khớp khớp gối. Bạn thử nhiều biện pháp như dùng thuốc, chữa bằng các phương pháp Tây y mà không thuyên giảm, lại tốn kém chi phí. Bạn đã biết về các bài thuốc...
Xem chi tiết
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top thực phẩm xóa tan đau khớp 

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top thực phẩm xóa tan đau khớp 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Con số thoái hóa khớp gối ở người già đang dần trẻ hóa bởi lối sống thiếu khoa học, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lười vận động. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức...
Xem chi tiết
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không?

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không?

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thoái hóa khớp gối hay các căn bệnh thoái hóa khớp khác đều phần nào khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động, di chuyển. Đi bộ hay tập yoga được coi là những bài tập vận động đơn...
Xem chi tiết
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm? Triệu chứng, cách điều trị 

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm? Triệu chứng, cách điều trị 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khớp gối là vị trí nằm phía đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, là bộ phận có vai trò quan trọng bởi chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể. Đây cũng là khớp xương cần di chuyển,...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail