CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không?

Tham vấn Y khoa:

Thoái hóa khớp gối hay các căn bệnh thoái hóa khớp khác đều phần nào khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động, di chuyển. Đi bộ hay tập yoga được coi là những bài tập vận động đơn giản, nhẹ nhàng và có lợi cho sức khỏe. Vậy người thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không? Thực hiện các bài tập sao cho đúng và đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất? Những sai lầm nhiều người gặp phải khi tham gia các hoạt động vận động này là gì? 

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không? 

Tình trạng thoái hóa sinh ra khi có sự suy giảm, tổn thương của sụn khớp xương, hay còn gọi là đĩa đệm nâng đỡ và nối các đầu khớp xương với nhau. Khác với các cơ quan chức năng khác, sụn khớp không được máu nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng, mà cần dịch khớp, một loại chất nhờn để duy trì hoạt động. 

Bài tập đi bộ hay yoga là những bài tập chuyển động nhẹ nhàng, nhờ đó góp phần tạo nên dịch khớp cho quá trình hoạt động của sụn xương. Chất này giúp bôi trơn khớp gối, giúp xương khớp linh hoạt và chuyển động nhịp nhàng hơn, tránh tình trạng khô cứng khớp. 


Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ? Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Các nghiên cứu đều cho rằng, đi bộ hay yoga đều là những bài tập tốt cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa. 

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây thoái hóa ở nhiều người là thừa cân, béo phì. Đi bộ và tập yoga giúp duy trì vóc dáng, cân nặng phù hợp cho cơ thể, tránh gây áp lực lên các khớp xương, nhất là khớp gối, nhờ đó đẩy lùi thoái hóa. 

Tuy nhiên, đối với những người bị thoái hóa khớp gối, lúc này chức năng vận động bị suy giảm. Do đó, các bài tập đi bộ, tập yoga cần đúng cách, phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh nếu không có thể phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 

>>Xem thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Đi bộ, tập yoga đúng cách cho người bị thoái hóa khớp như thế nào? 

Bất kỳ bài tập nào đều có lợi cho sức khỏe cũng như bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng, các bài tập với cường độ cao có thể khiến bệnh nhân bị chấn thương, thoái hóa thêm nghiêm trọng. Nên tránh xa các động tác mạnh như xoay người, đi bộ quá nhanh, chạy nhảy. 

Vận động mạnh là một nguyên nhân tạo áp lực lớn đè nén ác khớp, lớp sụn bị thoái hóa không đủ khả năng nâng đỡ cơ thể. Từ đó, các cơn đau xảy đến và viêm khớp nghiêm trọng. Do đó, với các bệnh nhân thoái hóa nặng, các bác sĩ khuyến cáo không nên vận động mạnh. 


Tập yoga, đi bộ sao cho đúng cách với người thoái hóa khớp gối Tập yoga, đi bộ sao cho đúng cách với người thoái hóa khớp gối

Một số bài tập đi bộ, yoga cho người thoái hóa khớp gối 

Bài tập đi bộ 

Trước khi đi bộ, người bệnh nên chuẩn bị một số lưu ý: 

  • Lựa chọn giày thể thao chuyên dụng, kích cỡ phù hợp, vừa với chân, độ mềm dẻo để di chuyển không bị đau chân. Bề mặt tiếp xúc với mặt đất có nhiều rãnh nhỏ, tăng độ ma sát. Tuyệt đối không lựa chọn các loại giày cao gót, mũi nhọn. 
  • Trước khi đi bộ, người bệnh nên khởi động làm nóng cơ thể cũng như các cơ khớp xương sẵn sàng cho hoạt động vận động. Quá trình này nên kéo dài 5-10 phút. Có thể gập, duỗi, căng các cơ. 
  • Môi trường đi bộ nên trong lành, thời tiết không khắc nghiệt, bề mặt đường bằng phẳng, nơi không quá nhiều tiếng ồn. 
  • Mỗi ngày, người bị thoái hóa khớp gối chỉ nên đi bộ khoảng 6000 bước, không đi với tốc độ quá nhanh hoặc bước quá dài. Các động tác nên nhẹ nhàng bởi có thể gây áp lực lên phần khớp bị tổn thương. Chỉ nên đi bộ bước nhỏ, hai lần bước chỉ nên cách nhau 1-2 bàn chân. Tương ứng 30 phút đi bộ mỗi ngày đều đặn. 

Đi bộ cũng linh hoạt theo tình trạng bệnh của bệnh nhân thoái hóa. Nếu không đi bộ, bạn có thể lựa chọn một số bài tập khác như đạp xe, tập dưỡng sinh, bơi lội nhẹ nhàng. Tất cả các bài tập đều có lợi, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. 


Bài tập đi bộ cho người thoái hóa khớp gối Bài tập đi bộ cho người thoái hóa khớp gối

Tập yoga cho người thoái hóa khớp gối 

Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ, là các bài tập thiên về lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể, giúp gân cơ dẻo dai, nhờ đó cải thiện thoái hóa khớp. 

Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập yoga cải thiện thoái hóa”: 

Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi

Người bệnh chuẩn bị một chiếc ghế, tư thế ngồi lên ghế, hai chân chạm sàn, gối gấp 90 độ. Duỗi chân phải ra, nâng lên song song với mặt đất. Duy trì trạng thái khoảng 30 giây rồi về tư thế ban đầu và lặp lại với chân còn lại. Bài tập này giúp thư giãn, tăng sức mạnh cơ bắp cũng như khớp xương. Nên thực hiện bài tập đơn giản này 10 lần mỗi ngày. 

Bài tập kéo dãn cơ bắp chân 

  • Tư thế đứng, chân phải cách chân trái vài bước. Gập gối sao cho đầu gối không quá các ngón chân. 
  • Chân trái thẳng, gót chân trái ghì xuống đất giúp giãn cơ bắp
  • Duy trì tư thế 30 giây và đổi chân 

Cố gắng thực hiện bài tập khoảng 3 lần mỗi ngày để tăng sự linh hoạt các khớp. 

Bài tập bước lên cầu thang hoặc bục 

Đứng trước một chiếc bục (chỉ nên cao khoảng 10-20 cm), hai chân rộng bằng vai. Sau đó bước lên bậc bằng chân phải rồi đổi sang chân trái. Tăng dần tốc độ bước. Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. 

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không là câu hỏi nhiều người bệnh băn khoăn. Bên cạnh vận động để cải thiện tình trạng thoái hóa, người bệnh cần kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. 


Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Thoái hóa khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Thoái hóa khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thoái hóa khớp là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong cuộc sống cũng đều gặp phải. Thông thường bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở độ tuổi 50 trở đi, tuy nhiên xu hướng thoái hóa...
Xem chi tiết
Lưu ý: Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? Không nên ăn gì? 

Lưu ý: Người bị thoái hóa khớp nên ăn gì? Không nên ăn gì? 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thoái hóa khớp là hiện tượng suy giảm sức khỏe xương khớp không thể tránh khỏi được ở hầu hết các đối tượng. Kết hợp cùng một chế độ sinh hoạt điều độ, vận động để rèn luyện,...
Xem chi tiết
Tác dụng bất ngờ của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y 

Tác dụng bất ngờ của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đang bị đau thoái hóa khớp khớp gối. Bạn thử nhiều biện pháp như dùng thuốc, chữa bằng các phương pháp Tây y mà không thuyên giảm, lại tốn kém chi phí. Bạn đã biết về các bài thuốc...
Xem chi tiết
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top thực phẩm xóa tan đau khớp 

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top thực phẩm xóa tan đau khớp 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Con số thoái hóa khớp gối ở người già đang dần trẻ hóa bởi lối sống thiếu khoa học, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lười vận động. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức...
Xem chi tiết
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm? Triệu chứng, cách điều trị 

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm? Triệu chứng, cách điều trị 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khớp gối là vị trí nằm phía đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, là bộ phận có vai trò quan trọng bởi chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể. Đây cũng là khớp xương cần di chuyển,...
Xem chi tiết
Bệnh thoái hóa khớp háng là gì? Triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì? Triệu chứng và cách điều trị 

Ngày đăng:03/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Một trong các loại thoái hóa phổ biến nhiều người gặp phải trong cuộc sống là thoái hóa khớp háng, nơi chịu áp lực của phần trên cơ thể. Những cơn đau thường xuyên, dai dẳng ảnh hưởng tới...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail