Một trong các loại thoái hóa phổ biến nhiều người gặp phải trong cuộc sống là thoái hóa khớp háng, nơi chịu áp lực của phần trên cơ thể. Những cơn đau thường xuyên, dai dẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thoái hóa khớp háng nặng còn có thể ảnh hưởng tới việc vận động, di chuyển của người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng ngừa, điều trị bệnh.
Thoái hóa khớp háng là hiện tượng lớp sụn xương bị mất nước, khô cứng, tổn thương và mất chức năng, dẫn tới thoái hóa. Người bị thoái hóa khớp háng có thể do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc các tác động vật lý. Tình trạng này kéo dài gây đau đớn, cấu trúc khớp bị biến đổi, khó khăn khi di chuyển, nguy hiểm có thể gây tàn phế.
Bệnh thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở đối tượng người lớn tuổi, tuy nhiên, người trẻ cũng có thể mắc phải. Bệnh nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm có thể hồi phục hoặc giảm tiến trình lão hóa của xương, trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Thoái hóa khớp háng là gì?
>>Xem thêm: Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp háng được chia làm 2 dạng, nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa nguyên phát chiếm tới 50% các ca bệnh, hầu hết gặp ở người lớn tuổi độ tuổi từ 60 trở lên. Đối với bệnh thoái hóa thứ phát có các dạng thường gặp như:
Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp háng chủ yếu chiếm tỷ lệ cao ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa chức năng xương của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có thể do một số nguyên nhân thứ phát khác như:
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn chưa rõ rệt, người bệnh bị đau vùng bẹn, có thể lan xuống đùi, đau ra mông hoặc xương đùi. Cử động sẽ đau hơn hoặc khi đứng lâu, không hoạt động.
Ở giai đoạn sau của bệnh, các cơn đau tăng dần, đau nhất vào buổi sáng khi ngủ dậy và đau mỏi hơn vào tối. Việc chuyển tư thế trở nên khó khăn
Giai đoạn muộn là khi người bệnh không di chuyển, vận động cũng gây đau, đau nhiều về đêm hoặc khi chuyển mùa, khó ngủ.
Các triệu chứng điển hình là mỏi và tê cứng khớp khi vận động hoặc co duỗi chân.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng cao:
Người già là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng cao
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh nên đi tới cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám lâm sàng về các triệu chứng bệnh bên ngoài và một số xét nghiệm chẩn đoán.
Hình ảnh X-quang của người thoái hóa khớp háng có thể là
Ngoài ra các xét nghiệm như chụp CT hoặc MRI cũng được thực hiện tùy vào mức độ của bệnh.
Để phòng ngừa căn bệnh thoái hóa khớp háng cũng như các bệnh lý thoái hóa khớp khác, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D cho người thoái hóa
Các biện pháp giúp bạn điều trị thoái hóa khớp háng bao gồm:
Điều trị ngoại khoa là phương pháp được áp dụng khi các phương pháp nội khoa không còn phát huy tác dụng, bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng của bệnh.
Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng tới chỉ định thay khớp háng toàn phần
Các dạng thoái hóa nặng khi kéo dài, không còn hiệu quả với thuốc giảm đau, mất ngủ, khó đứng lên, đi lại.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi thay khớp háng như phản ứng với thuốc gây mệ, tạo cục máu đông, nứt xương đùi, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, lỏng hoặc trật khớp,...
Một số PQA được dân gian ứng dụng chữa thoái hóa khớp háng như bài thuốc dùng cây cỏ xước, hạt mè, ngải cứu, tỏi,... có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau do thoái hóa, kháng viêm, giải độc.
Bài viết liên quan