Thoái hóa khớp là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong cuộc sống cũng đều gặp phải. Thông thường bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở độ tuổi 50 trở đi, tuy nhiên xu hướng thoái hóa xương khớp ở người trẻ hiện nay cũng ngày càng phổ biến.
Thoái hóa khớp là gì? Các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa là gì? Tìm hiểu về căn bệnh và cách phòng ngừa, điều trị thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp xương và sụn khớp bị tổn thương, gai xương mọc, gây thoái hóa, biến đổi cấu trúc của khớp. Các khớp xương thường có biểu hiện thoái hóa do cử động nhiều như khớp gối, cột sống lưng, khớp cổ, vai, cổ tay, cổ chân,...
Đến một độ tuổi nhất định, hầu hết các đối tượng đều bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là nguyên nhân quan trọng gây nên chứng suy nhược ở người già. Thoái hóa khiến người cao tuổi hạn chế vận động, tỷ lệ này chiếm tới 80%. 25% người bị thoái hóa khớp nặng có thể bị liệt, không thể thực hiện các sinh hoạt vận động thông thường.
Bệnh thoái hóa khớp có thể điều trị bằng cách làm chậm quá trình lão hóa, giảm các triệu chứng thoái hóa.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp thường xảy ra theo giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng cũng nặng dần theo thời gian khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa khớp như:
Đây là triệu chứng rõ rệt nhất khi xuất hiện thoái hóa. Các khớp bị đau nhức, đôi khi bị cứng khớp, khó co duỗi cử động. Triệu chứng đau có thể nặng hơn vào buổi sáng hoặc tối, các cơn đau theo thời điểm hoặc dai dẳng cả ngày. Người bị thoái hóa khớp khi di chuyển hoặc cử động xuất hiện tiếng lạo xạo ở các khớp.
Các khớp cơ cử động nhiều, thoái hóa nặng và có thể bị viêm, sưng đau, các cơ không còn dẻo dai và vận động trở nên khó khăn.
Bệnh có các biểu hiện thất thường, trở nên đau hơn khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những ngày lạnh.
Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh không cử động nhiều các khớp có thể bị co cứng. Những triệu chứng này xảy ra khi ngủ dậy sau một đêm không vận động hoặc coi duỗi. Co cứng có thể giảm khi bạn vận động nhẹ hoặc xoa bóp để giảm đau.
Khớp bị khô cứng, dễ gãy do thoái hóa
Các khớp xương bị thoái hóa bị đau và cứng lại sẽ khiến cử động của người bị thoái hóa khó khăn. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các vận động như đi lại, cử động cúi xuống, mang vác, bước lên cầu thang, quay cổ,... Với thoái hóa khớp nặng, người bệnh có thể bị mất thăng bằng, không kiểm soát được vận động và dễ ngã khi vận động.
Đến với giai đoạn nặng, các đĩa đệm xương bị tổn thương nghiêm trọng và xuất hiện gai xương. Lúc này, các khớp sẽ bị sưng, tình trạng đau nhức nặng hơn và khó đi lại, cử động. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời để giảm triệu chứng, rất có khả năng người bệnh sẽ bị liệt, tàn phế, không cử động được.
Để chẩn đoán thoái hóa xương khớp, người bệnh có thể đi chụp X quang, hình ảnh gai xương rõ rệt, các khe khớp bị hẹp lại, xơ xương dưới sụn, biến dạng bề mặt khớp.
Các loại khớp thường xuyên cử động hằng ngày có nguy cơ bị thoái hóa cao. Điển hình là các khớp:
Khớp gối là bộ phận vận động nhiều và phải gánh trọng lực lớn nhất cơ thể, đỡ toàn bộ cơ thể trong quá trình di chuyển, vận động.
Người bị đau khớp gối có thể bị đau ở trước đầu gối hoặc vùng xung quanh gối. Khi đi lại, người đau khớp gối gặp khó khăn, có thể bị khụy xuống do áp lực lớn. Các động tác đứng lên ngồi xuống, lên cầu thang cũng rất khó thực hiện, có thể khiến khớp tê cứng, biến dạng và khó trở về trạng thái ban đầu.
Khớp gối là khớp chịu áp lực cao của toàn cơ thể, dễ thoái hóa
Hiện tượng thoái hóa cột sống cổ và lưng sẽ xuất hiện sớm hơn cả thoái hóa gối. Loại thoái hóa này có thể xuất hiện ở cả những người trẻ do ngồi văn phòng nhiều, không đúng tư thế. Triệu chứng của bệnh là đau từ vùng lưng tới các chi dưới.
Các cơn đau bắt đầu đơn giản chỉ là mỏi cơ như do sai tư thế ngồi, đứng sau đó trở nên phổ biến và đau nặng hơn, khó cúi xuống đứng lên, đau lan lên vùng vai gáy, hoặc lên đầu.
Giống như thoái hóa cột sống cổ và lưng, thoái hóa khớp vai xảy ra khi người bệnh ngồi sai tư thế, nhất là dân văn phòng. Khi ngồi làm việc thường xuyên, các khớp ít cử động sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Các chất dinh dưỡng và máu không lưu chuyển kịp khiến khớp xương khô cứng, thoái hóa, dễ gãy vỡ.
Khớp háng cũng là dạng khớp dễ bị thoái hóa do di chuyển vận động nhiều. Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên háng. Phần xương sụn lúc này bị rách khiến hai chỏm xương bị cọ xát, gây đau rát vào sâu bên trong. Cảm giác đau có thể lan ra các vùng xung quanh như đùi, mông hoặc xuống đầu gối.
Thoái hóa khớp háng xảy ra ở nhiều người
Thoái hóa ngón tay, bàn tay, cổ tay
Các ngón tay, cổ tay, bàn tay cũng có thể bị cứng lại, các khớp gồ ghề, khó cử động. Lúc này, cử động cầm nắm cũng gây khó khăn cho người bệnh.
Người già và tuổi trung niên bị thoái hóa khớp gối, cử động di chuyển nhiều cũng có thể bị thoái hóa khớp cổ chân, các ngón chân. Sụn khớp cổ chân lúc này di chuyển nhiều và bị dồn nhiều áp lực sẽ bị thoái hóa nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Thoái hóa đa khớp
Bệnh thoái hóa khớp xuất hiện với nguồn gốc là do tuổi tác, các chức năng cơ thể suy giảm, xương khớp cũng từ đó mà đi xuống. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.
Ở độ tuổi trung niên, khi cơ thể không còn khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào mới, chất lượng các sụn đĩa đệm của khớp cũng kém dần, gây thoái hóa đĩa đệm. Khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn các khớp cũng giảm. Theo đó, các sụn khớp cũng mất đi tính đàn hồi, khô cứng và nứt vỡ, cử động khó khăn.
Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng tới thoái hóa
Một số người làm việc với với tư thế đặc thù như khuân vác nặng sẽ gây áp lực lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng, người ngồi nhiều dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Các tư thế không đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khớp sụn, dần bị bào mòn khớp sụn và lâu ngày bị thoái hóa.
Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi gia tăng. Ít vận động, ngồi nhiều, ngủ gối cao, nằm ngủ 1 tư thế cố định,... là nguyên nhân gây thoái hóa các khớp.
Một số hiện tượng bị thoái hóa khớp do chơi các môn thể thao quá độ như đá bóng, chạy bộ, quần vợt,... gây sức ép mạnh lên xương khớp. Các chấn thương như giãn dây chằng, trật khớp,... có thể tăng tốc độ bị thoái hóa.
Tập thể dục quá mạnh có thể gây thoái hóa khớp
Gia đình có người nhà bị thoái hóa khớp thì tỷ lệ bạn bị thoái hóa khớp cũng cao hơn những người bình thường khác. Cơ địa chiếm phần trăm nguyên nhân thoái hóa khớp lớn.
Một số đối tượng có dị tật vẹo hay gù cột sống khiến hình hài cột sống không được bình thường, cử động khó khăn gây thoái hóa sớm.
Một số biến chứng của tiểu đường, bệnh gút, loãng xương cũng có thể gây ra thoái hóa xương khớp. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý này cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với xương khớp như canxi, chondroitin nếu thiếu hụt trong cơ thể có thể gây thoái hóa khớp. Một trong các đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp do thiếu chất là phụ nữ giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh, không cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể.
Thiếu canxi là nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp
>>Tham khảo bài viết: Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Khi bị thừa cân béo phì, cân nặng có thể gây áp lực lên cột sống, khiến người bệnh bị thoái hóa khớp.
Sức nặng của cơ thể có thể gây áp lực lên các khớp, nhất là cột sống lưng và khớp gối, khớp cổ chân. Việc duy trì một cân nặng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng thoái hóa.
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể duy trì trọng lượng cân đối. Bên cạnh đó, việc luyện tập giúp cơ bắp được trẻ trung, khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, đưa máu và chất dinh dưỡng đi nuôi các khớp cơ. Cơ bắp khỏe mạnh cũng giúp giảm áp lực dồn lên các khớp xương.
Tư thế luôn giữ thẳng giúp các khớp không bị đè nén, thiếu cân đối. Sự cân bằng giữa các dây chằng và cơ bắp quanh các khớp giúp giảm áp lực đè lên các khớp.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh về xương khớp, nên thay đổi tư thế ngồi thường xuyên, tránh ngồi hoặc nằm lâu một tư thế sẽ khiến cứng khớp, tuần hoàn máu ứ trệ.
Hãy cân đối một cách hòa hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên dồn nhiều áp lực lên các khớp cơ cũng như toàn bộ bộ phận của cơ thể. Với chế độ ăn uống, hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất góp phần vào sự phát triển của xương như canxi. Canxi có nhiều trong hải sản, tôm, cua, cá,... Hãy bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất từ ngũ cốc, chất xơ, rau củ quả,... tăng sức đề kháng của cơ thể.
Bài viết liên quan: