Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng nhiều người gặp phải khi mắc thoái hóa khớp. Đĩa đệm là bộ phận có tác dụng giảm xóc và ma sát giữa các đốt xương, tăng độ linh hoạt cho các khớp. Yếu tố tuổi tác, lão hóa làm đĩa đệm bị bào mòn, dần dần mất đi chức năng hoạt động. Cùng tìm hiểu về căn bệnh mà hầu hết tất cả chúng ta đều gặp phải này.
Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng thoái hóa bộ phận ngăn giữa các đốt sống. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở cột sống, gây đau đớn khi người bệnh vặn, xoay người hoặc gập người. Đĩa đệm là bộ phận ít được máu cung cấp chất dinh dưỡng, nó phải từ phát triển nhờ dịch khớp. Do đó, đây là bộ phận dễ bị lão hóa.
Thoái hóa đĩa đệm là gì?
>>Xem thêm: Thoái hóa là gì?
Một số yếu tố có thể gây nên thoái hóa đó là:
Theo tuổi tác, đĩa đệm dần bị mất nước, giảm khả năng kết nối các khớp xương. Đĩa đệm chứa tới 90% là nước, khi mất nước, chúng sẽ bị khô cứng, co rút và thoát vị, các khớp xương ngày càng gần nhau hơn, tăng ma sát và kém linh hoạt.
Những áp lực dồn lên đĩa đệm hằng ngày như vận động, lao động có thể khiến người bệnh bị rạn ở thành đĩa đệm. Các vết nứt rạn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê ẩm, lâu dần bị vỡ, phần mềm bên trong bị đẩy ra ngoài, có thể khiến trượt đĩa đệm. Hiện tượng thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau đớn. Thậm chí nếu không điều trị nhanh có thể gây bại liệt.
Một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, loãng xương có thể gia tăng nguy cơ bị thoái hóa đĩa đệm của người bệnh.
Người bị loãng xương có thể gia tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm
Người bị thoái hóa đĩa đệm có thể bị đau nhói thường xuyên vùng cổ, lưng. Ở các vị trí khác nhau, người bệnh có thể có những triệu chứng khác nhau.
Bệnh nhân có thể đau vùng thắt lưng, hông và đùi. Đau từ nhẹ tới nặng, kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng. Khi ngồi hoặc thực hiện các động tác cúi, mang vác, vận động sẽ có cảm giác đau hơn. Khi nằm xuống sẽ có cảm giác thư giãn, dễ chịu hơn.
Ở một số bệnh nhân khác, thoái hóa đĩa đệm có thể lan sang vùng tay chân, mỏi các chi, các khớp. Dây thần kinh bị chèn ép dễ gây đau lan ra các cơ quan khác của cơ thể. Cơn đau tê bì hoặc ngứa ran ở chân, khó chịu dai dẳng nhiều ngày.
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa đĩa đệm, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định khám lâm sàng, chụp X-quang, MRI hoặc CT.
Với các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm, người bệnh thường được được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc. Các loại thuốc thông thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng, giảm các triệu chứng viêm sưng, thư giãn cơ bắp để các khớp linh hoạt hơn.
Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng thuốc Tây
Người bệnh có thể được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bằng vật lý trị liệu. Các bài tập vật lý trị liệu từ nhẹ nhàng đến phức tạp hơn lần lượt được áp dụng sẽ giúp tăng sức mạnh cơ bắp cũng như giúp xương khớp linh hoạt hơn.
Một số phương pháp như tiêm steroid để phong bế thần kinh, giảm đau nhanh được thực hiện cho các trường hợp cấp tính. Các phương pháp khác như bấm huyệt cũng được chỉ định nếu người bệnh không thích hợp với các phương pháp khác.
Đối với các trường hợp thoái hóa nặng, các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Một phẫu thuật có thể được thực hiện là cắt gọt đĩa đệm. Phần đĩa đệm bị thoái hóa được cắt bỏ để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau nhức. Một số trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng có thể thay đốt sống nhân tạo hoặc cố định đốt sống.
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện một số thói quen sau:
Bài viết liên quan: