Tê chân tay là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tê chân tay thông thường có thể chỉ là hiện tượng do nhiều thói quen sinh lý gây nên. Tuy nhiên, dựa vào hiện tượng, triệu chứng cũng như tần suất tê chân tay có hể chẩn đoán ra biến chứng nguy hiểm bên trong. Vậy tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Chân tay hay các chi là các bộ phận chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương. Chân tay có các phản xạ tự nhiên ví dụ như chạm vật nóng thì co lại. Tuy nhiên, tê chân tay có thể làm giảm cảm giác phản xạ tự nhiên đi hoặc mất cảm giác.
Tình trạng này có thể khởi phát từ những triệu chứng như tê ở các đầu ngón tay, có cảm giác châm chích. Lâu dần khi bệnh phát triển, các biểu hiện nặng dần như đau lan ra bàn tay, cổ tay, cánh tay và bàn chân. Những đối tượng tê bì chân tay chủ yếu ở người già, mẹ mang thai. Đây là thể là hiện tượng tạm thời hoặc có thể là triệu chứng của các bệnh lý ẩn danh khác.
Tê chân tay là bệnh gì?
Theo kết quả thống kê và nghiên cứu của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, tê chân tay cùng một số biểu hiện đau nhức xương khớp đến từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có tới 75% hiện tượng tê chân tay là các các bệnh lý nguy hiểm.
Thoái hóa cột sống là hiện tượng cột sống lưng bị bào mòn, mô sụn bị tổn thương, ma sát giữa các khớp xương với nhau tăng lên, gây đau nhức, tê bì các vùng xung quanh lẫn các chi. Do đó có hiện tượng tê nhức chân tay khi bị thoái hóa cột sống. Đau nhức, tê chân tay sẽ tăng lên về đêm hoặc lúc thời tiết thay đổi.
Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa cột sống. Đĩa đệm của người thoái hóa dần bị bào mòn, có thể lệch khỏi vị trí ban đầu, gây thoái vị. Các hoạt động di chuyển, vận động trở nên khó khăn, dây thần kinh chèn ép khiến vùng đau nhức lan sang cánh tay, bàn tay và hai chân, dẫn tới tê nhức.
Thoát vị đĩa đệm gây tê nhức chân tay
Các khớp xương như khớp tay, khớp chân hay đầu gối là các khớp ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tượng tê bì chân tay. Các khớp bị bào mòn, tổn thương, ảnh hưởng lớn vận động, di chuyển, tê nhức chân tay.
Tình trạng viêm khớp dạng thấp xảy ra ở nhiều khớp xương như khớp tay, chân. Các khớp bị viêm nhiễm, tổn thương, đau nhức cũng gây tê bì, khó cử động. Người bị viêm khớp dạng thấp khi ngồi lâu một chỗ hoặc nằm lâu, không cử động, cứng khớp.
Đây là một bệnh bẩm sinh khi cột sống biến dạng, hẹp hơn bình thường. Điều này khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra tê nhức kéo dài. Nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, đau nhức nghiêm trọng, dữ dội, tê nhức kéo dài.
Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi rối loạn tự miễn tác động tới dây thần kinh trung ương, làm tổn thương màng bọc Myelin, gây đau nhức, tê chân tay, cơ bắp mỏi, co thắt.
Tê nhức chân tay - Biểu hiện nguy hiểm báo hiệu đa xơ cứng
Các chi chịu sự kiểm soát của rễ thần kinh. Do đó, khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương có thể khiến rối loạn cảm giác, rối loạn vận động của các chi.
Các chấn thương, tai nạn nặng ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh, tạo cảm giác tê bì chân tay, vận động khó khăn.
Ngoài các bệnh lý gây ra tê bì chân tay, người bệnh còn có thể bị tê nhức chân tay do các hoạt động, tác động bên ngoài như:
Người bị tê nhức chân tay nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể điều trị hoàn toàn bệnh, tránh những biến chứng khôn lường.
Một số biểu hiện điển hình của người bị tê chân tay là:
>>Xem thêm: Bị tê chân tay thiếu chất gì?
Để phát hiện ra bệnh tê chân tay cũng như biến chứng gặp phải, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng các triệu chứng, bệnh sử. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
Để điều trị bệnh tê chân tay, người bệnh có thể thực hiện một số cách như dùng thuốc, cải thiện các thói quen hằng ngày hoặc cải thiện theo bệnh lý.
Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng tê chân tay bao gồm:
Dùng thuốc tây điều trị tê nhức chân tay
>>Tham khảo: Tê chân tay uống thuốc gì
Với hiện tượng tê chân tay do nguyên nhân sinh lý, người bệnh có thể khắc phục với những thói quen tại nhà như:
Với các bệnh lý đau nhức, tê bì, cần kiểm soát tình trạng bệnh để tránh tê chân tay:
Trên đây là một số thông tin về bệnh tê chân tay. Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì là câu hỏi nhiều người đặt ra. Có thể thấy tê chân tay là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp nhiều bệnh lý xương khớp lẫn bệnh lý nguy hiểm khác. Tê nhức chân tay lâu ngày gây suy giảm chức năng vận động, cử động, di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, hãy luôn lưu ý các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tê chân tay một cách hiệu quả.
Gọi ngay theo Hotline: 0818 288 717 để được tư vấn miễn phí!
Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!