Đôi khi đi lại bạn có cảm giác đau nhức gót chân, khó khăn trong việc di chuyển, giảm chất lượng cuộc sống. Khi gặp những triệu chứng trên, rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh thoái hóa gót chân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về căn bệnh thoái hóa gót chân và tiết lộ bài thuốc Đông y dứt điểm thoái hóa chỉ với một liệu trình.
Thoái hóa gót chân là một bệnh thường gặp trong danh sách bệnh lý thoái xương khớp. Thoái hóa xảy ra do quá trình lão hóa mô sụn bao bọc khớp xương bị bào mòn, hình thành các gai xương gây đau đớn khi đi lại. Ngoài ra, thoái hóa còn do các tác nhân cơ học bên ngoài như chấn thương, tai nạn, vận động mạnh.
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của thoái hóa gót chân là các cơn đau gót chân. Dựa vào vị trí của các cơn đau mà người ta phân thoái hóa gót chân thành hai dạng là thoái hóa gót chân và phía sau gót chân.
Thoái hóa gót chân là gì?
>>Xem thêm: Thoái hóa khớp là gì?
Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh thoái hóa gót chân là:
Nguyên nhân điển hình của các bệnh thoái hóa xương khớp cũng như thoái hóa gót chân chính là từ quá trình bào mòn, tổn thương sụn khớp xương. Hiện tượng này có thể xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuổi tác càng cao, cơ thể sẽ không còn cơ chế tự bảo vệ và phát triển mô sụn, khiến sụn ngày càng bị bào mòn, tổn thương xương khớp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng tới thoái hóa gót chân có thể do:
Ngoài ra, các yếu tố cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gót chân hay sức khỏe xương khớp đó là chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, magie, vitamin K và các thành phần khác có thể dẫn tới loãng xương, xương giòn và yếu, gây thoái hóa. Tiêu thụ quá nhiều chất đạm, chất béo hay chất kích thích rượu bia, thuốc lá cũng khiến tình trạng viêm sưng, thoái hóa thêm nghiêm trọng.
Thoái hóa gót chân do đi giày cao gót
Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, mới phát hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như sau.
Bạn có thể dùng khăn, bọc lấy đá lạnh rồi chườm lên vùng gót chân bị đau. Sau đó chờm lên toàn bộ vùng bàn chân bị thoái hóa đó.
Nguyên liệu gồm 1 nhánh xương rồng. Xương rồng bỏ gai, sau đó tách thành hai mảnh, đắp chùm lên bàn chân, cố định chỗ gót chân bị thoái hóa, giữ trong vòng 12 tiếng. Sau đó đến tối lại thay miếng mảnh xương rồng khác. Áp dụng biện pháp này liên tục trong 1 tuần để cải thiện các triệu chứng đau gót chân.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để cải thiện thoái hóa. Một số thành phần có thể được chỉ định.
Glucosamin: Thành phần cấu tạo nên sụn xương, đóng góp vào quá trình kiểm soát, cải thiện chứng viêm khớp, kích thích tế bào của sụn tổng hợp các chất tốt cho quá trình phát triển của xương.
Chondroitin sulfat: Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Cơ chế hoạt động của Chondroitin sulfat là tăng cường các enzym tổng hợp khoáng chất giúp khớp xương hoạt động tốt
Collagen Type II tự nhiên: Dạng collagen này là thành phần chính, chiếm 90% thành phần sụn khớp. Chúng có ưu điểm không bị biến đổi đi gặp dịch tiêu hóa. Nhờ đó giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng tính dẻo dai, linh hoạt và liên kết các cơ cho khớp xương.
Người bệnh bị thoái hóa không thể điều trị bằng các phương pháp lại, đi lại quá khó khăn hoặc mất khả năng di chuyển có thể được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ các khớp bị thoái hóa hoặc dùng khớp nhân tạo.
Người bệnh bị thoái hóa cần lưu ý những thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ:
Bài viết liên quan: