Bạn đang bị đau thoái hóa khớp khớp gối. Bạn thử nhiều biện pháp như dùng thuốc, chữa bằng các phương pháp Tây y mà không thuyên giảm, lại tốn kém chi phí. Bạn đã biết về các bài thuốc Đông y đơn giản mà lại hiệu quả, không hề tốn kém? Có thể bạn chưa biết tác dụng bất ngờ của điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y đơn giản ngay tại nhà.
Một số bài thuốc nam được dân gian cũng như y dược cổ truyền đúc kết với nguyên liệu ngay từ những thảo dược tự nhiên, tốt cho xương khớp.
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như Tây y, trị liệu, phẫu thuật,... Các phương pháp được sử dụng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh. Dù lựa chọn điều trị Tây y hay Đông y, người bệnh đều cần tới bác sĩ chuyên khoa để khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Xác định được nguyên cũng như tình trạng bệnh là cách tốt nhất để xác định được phương pháp điều trị đúng.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y
Đông y có những ưu điểm mà Tây y không thể tiếp cận:
Các bài thuốc nam phù hợp với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể dứt điểm các triệu chứng. Ở giai đoạn nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tuân thủ liệu trình điều trị được đề ra.
>>Xem thêm: Chữa thoái hóa khớp gối
Có lẽ nhiều người đã biết đến bài thuốc nam nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý xương khớp. Nguyên liệu bao gồm: Độc hoạt, đương quy, đảng sâm, sinh địa, ngưu tất, đỗ trọng mỗi loại 12g; tế tân, quế chi, cam thảo mỗi loại 4g; phòng phong, phục linh, bạch thược mỗi loại 10g; tần giao, xuyên khung mỗi loại 8g.
Cho các thảo dược vào sắc uống hằng ngày, chia làm 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh. Công dụng của bài thuốc trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bồi bổ khí huyết. Độc hoạt, tang ký sinh có tác dụng trừ thấp, dưỡng huyết. Ngưu tất, đỗ trọng, thục địa giúp bổ can thận, cường gân cốt. Đảng sâm, phục linh, cam thảo ích khí, giải độc.
Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh
Nguyên liệu bao gồm: 10g lá lốt, 10g thiên niên kiện, 12g hà thủ ô, 12g trinh nữ, 12g sinh địa, 12g quế chi, 16g cỏ xước, 8g thổ phục linh. Nguyên liệu khô đem ngâm rồi rửa sạch, để ráo nước. Bắc chảo lên và sao vàng nguyên liệu. Sau đó cho nguyên liệu vào ấm, thêm khoảng 600ml nước vào sắc trên lửa nhỏ. Đợi tới khi cạn 300ml thì cho thêm nước sôi vào sắc, đến khi cạn còn 250ml thì đem ra uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các vị thuốc của bài thuốc này có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ, chống mỏi gân cốt.
Nguyên liệu cho bài thuốc này bao gồm: 30g lá lốt, 30g rễ bưởi bung, 30g cây vòi voi và 30g cỏ xước.
Đinh lăng có nhiều công dụng với sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin và các axit amin có tác dụng tăng sức bền, độ linh hoạt cho khớp xương.
Chuẩn bị 30g rễ cây đinh lăng và 2 lít nước lọc. Rửa sạch rễ đinh lăng, rửa bằng nước muối. Đem rễ đinh lăng sao vàng rồi sắc với 2 lít nước. Sắc tới khi còn 1 lít nước thì tắt bếp, lấy nước uống.
Bài thuốc dùng rễ đinh lăng chữa thoái hóa
Cây ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, các chất chống viêm, có công dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngải cứu hỗ trợ các khớp mau lành, tăng cường vận động cho cơ thể.
Chuẩn bị 1 bó ngải cứu và mật ong nguyên chất. Rửa sạch ngải cứu, giã nát, trộn thêm mật ong. Bỏ bã lấy nước của hai hỗn hợp này và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Cây dây đau xương có thành phần chứa nhiều alkaloid, đây là một thành phần chống viêm, giảm đau xương khớp. Ngoài ra, thành phần dinorditerpen glucosid của cây dây đau xương cũng có tác dụng giảm đau, ức chế hoạt động thần kinh.
Nguyên liệu bao gồm thân cây dây đau xương, rượu trắng 45 độ. Cách thực hiện như sau:
Củ nghệ ngoài tác dụng chữa các vết thương ngoài da còn ức chế triệu chứng đau nhức xương. Thành phần curcumin trong củ nghệ có tác dụng giảm cơ cứng, đau nhức.
Chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa bột nghệ, 2 muỗng dầu dừa. Trộn nguyên liệu với nhau, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Đổ ra cốc uống, mỗi ngày kiên trì dùng 1 lần khoảng 2 tuần để có hiệu quả.
Thiên niên kiện là một dược liệu có các thành phần I-linalol, sabinen, aldehyd propionic, limonen,.... có công dụng kháng viêm. Theo Đông y, thiên niên kiện có tính ôn, quy vào các kinh can, thận. Công dụng trừ phong thấp, cường gân cốt, chủ trị phong hàn, chống viêm, giảm đau.
Chuẩn bị các nguyên liệu thiên niên kiện, độc lực, cỏ xước, thổ phục linh. Cho nguyên liệu vào phơi khô, cho vào nồi sắc. Chắt nước và chia làm 2-3 bát uống sau các bữa ăn.
Cây gối hạc có vị đắng, mát, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Dược liệu có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết, tiêu sưng. Chuẩn bị 16g rễ gối hạc, 16g ké đầu ngựa, 8g lá thông, 10g dây kim ngân, 12g cây đơn đỏ.
Cho nguyên liệu nấu với 600ml tới khi còn 200ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cây gối hạc
Bài viết liên quan: