Khớp gối là vị trí nằm phía đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, là bộ phận có vai trò quan trọng bởi chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể. Đây cũng là khớp xương cần di chuyển, vận động nhiều nhất, do đó, dễ bị thoái hóa nhất. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Các triệu chứng thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh như thế nào?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng biến đổi cấu trúc bề mặt sụn khớp xương, có sự hình thành các gai xương và dẫn tới biến dạng khớp.
Phần khớp xương được bao bọc bởi bao khớp chứa dịch. Ở thời gian đầu, khi chưa bị tổn thương nhiều, dịch khớp chưa bị tác động lớn. Sau dần dịch khớp kém đi và khiến độ ma sát giữa các đầu khớp tăng, sụn bị bào mòn, hẹp khe khớp và tác động xấu tới quá trình di chuyển, vận động của cơ thể.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Những triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình thường gặp là:
Một số nguyên nhân điển hình có thể gây nên bệnh thoái hóa khớp gối:
Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp do quá trình lão hóa của cơ thể. Vào độ tuổi cao, lúc này mô sụn cũng hoạt động kém, các tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tái tạo nữa, do đó dễ mắc thoái hóa.
Theo thống kê, nữ giới từ độ tuổi 55 có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn nam giới. Lúc này, các dây chằng của khớp gối bị yếu, một số thói quen có thể khiến quá trình thoái hóa phát triển nhanh như đi giày cao gót,...
Người có cân nặng quá mức dễ gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối bởi đây là khớp xương chịu áp lực toàn bộ cơ thể. Theo một nghiên cứu cho rằng, phụ nữ bị thừa cân, béo phì ở độ tuổi trên 40 có tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần một người bình thường. Đây là con số đáng lưu ý cho cân nặng của bạn.
Người bị thoái hóa khớp có thể do di truyền gia đình có người thân mắc thoái hóa khớp
Một số tai nạn hoặc chấn thương ảnh hưởng tới các bộ phận phía khớp gối, xương đùi, xương bánh chè,... có thể khiến mô sụn tổn thương, không điều trị ngay có thể lệch khớp, tăng tiến trình thoái hóa.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
>>Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?
Việc lười vận động dễ khiến các khớp cơ bị cơ cứng, thiếu linh hoạt, dây chằng, sai lệch. Một người thường xuyên tập thể dục có thể giảm 30% nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa khớp
Người lao động thường xuyên phải mang vác hoặc tập thể dục quá mức có thể dẫn tới thoái hóa
Biến dạng xương là một hiện tượng bẩm sinh ở một số trẻ từ khi sinh ra. Những người này có nguy cơ thoái hóa khớp cao
Ăn uống thiếu các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp mất đi độ dẻo dai, chắc khỏe, dễ dẫn đến thoái hóa. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều chất kích thích cũng khiến quá trình thoái hóa trở nên nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
>>Tham khảo bài viết: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Việc lạm dụng thuốc corticoid có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng của thoái hóa
Điều này xảy ra do sụn khớp không được hiểu là một phần cơ thể do không được nuôi dưỡng bởi các mạch máu mà là dịch khớp. Do đó, cơ thể có thể sinh ra cơ chế phá hủy sụn khớp.
Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp, dẫn tới thoái hóa như gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa,...
Có thể nhận thấy các đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối là:
Thoái hóa khớp gối có thể gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, giảm chức năng vận động. Người bệnh dễ bị cứng khớp, đi lại khó khăn, các khớp bị biến dạng, chân cong vẹo. Người đau khớp không cử động nhiều dễ dẫn tới teo cơ, vô hóa sụn khớp, nguy hiểm có thể bại liệt, tàn phế.
Bệnh cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, giảm năng suất học tập, lao động, tăng cân, ảnh hưởng tới các bệnh tim mạch, huyết áp,...
Ngoài yếu tố tuổi tác và quá trình lão hóa, các yếu tố cơ học trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày chính là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa thêm nghiêm trọng và phát triển sớm.
Khi có các triệu chứng cũng như trong quá trình điều trị xương khớp, hãy thường xuyên tới gặp bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán khớp gối, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng bệnh điển hình. Sau đó, tùy vào triệu chứng bệnh mà có thể được chỉ định các xét nghiệm như chụp X-quang, Ct, MRI, siêu âm khớp,...
Sau khi chẩn đoán, nếu mắc thoái hóa, người bệnh sẽ cần một liệu trình điều trị phù hợp.
Người bị thoái hóa khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi từ xương ống, sụn, sữa,... để tăng cường sức khỏe xương khớp. Omega-3, vitamin D cũng là các khoáng chất cần thiết cho quá trình giảm thoái hóa.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên tiêu thụ các thực phẩm như thịt đỏ, chất béo, rượu bia có thể khiến các triệu chứng thoái hóa như viêm sưng thêm nghiêm trọng.
Một số thực phẩm chức năng như glucosamine, chondroitin, MSM giúp kích thích tế bào sụn, giảm đau kháng viêm, tạo collagen cho quá trình tạo đàn hồi, tính linh hoạt của khớp.
Các trường hợp bước vào giai đoạn nặng, các biện pháp điều trị khác như dùng thuốc, vật lý trị liệu không còn tác dụng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật, thay khớp gối. Ngoài ta, còn một số phương pháp khác để điều trị thoái hóa khớp gối như châm cứu, cấy chỉ, điện châm,...
Bài viết liên quan: