Viêm khớp hay thoái hóa khớp cổ tay là các bệnh lý xảy ra ở nhiều đối tượng. Bệnh gây ra các cơn đau khiến người bệnh khó cử động, cầm nắm các đồ vật. Quá trình vận động cũng như sinh hoạt, làm việc của người bệnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt dài hạn, thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay có thể gây biến chứng nguy hiểm làm mất khả năng cử động, bại liệt. Vậy thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp cổ tay là hiện tượng đệm khớp hay sụn khớp cổ tay bị bào mòn trong quá trình lão hóa. Các đầu khớp xương va chạm vào nhau bị đau nhức, ma sát tăng lên. Thoái hóa là một dạng tổn thương khiến đầu sụn hư hỏng, lâu dần bị đau nhức kéo dài, có nguy cơ bị rạn xương, gãy xương.
Thoái hóa khớp cổ tay là gì?
Càng bước vào giai đoạn cao tuổi, dấu hiệu lão hóa càng rõ rệt. Yếu tố tuổi tác chính là nguyên nhân chính là gây thoái hóa mọi khớp xương. Bao khớp ở người già thiếu chất nhầy, dịch khớp khô không duy trì được độ dẻo dai cho khớp, ma sát tăng, sụn bị bào mòn và va chạm gây đau nhức, hình thành gai xương nhỏ.
Người bệnh có thể bị chấn thương hoặc tiền sử chấn thương tới khớp tay, gãy khớp, trật khớp khiến người bệnh tăng nguy cơ bị thoái hóa.
Chấn thương cổ tay có thể dẫn tới thoái hóa
Một số thống kê cho rằng, nữ giới có nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay gấp đôi nam giới. Nữ giới thường phải làm các công việc nội trợ của gia đình, lao động tay nhiều, do đó dễ bị thoái hóa cổ tay. Những người làm việc văn phòng nhiều với máy tính, mang vác bằng tay cũng có nguy cơ mắc thoái hóa cao.
Đối tượng mắc hội chứng ống cổ tay sẽ tác động tới các dây thần kinh nơi cổ tay, gây thoái hóa và các triệu chứng như tê ngón tay, đau nhức, khó cử động
Một hội chứng khác là De Quervain là viêm bao gân cơ cũng gây thoái hóa cao, có các biểu hiện đau nhức khi làm việc, hoạt động cổ tay.
Người bị thoái hóa khớp cổ tay có các triệu chứng điển hình sau:
Để chẩn đoán bệnh, người bệnh có thể được bác sĩ khám các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, có thể thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang để xác định gai xương, các tổn thương sụn, hốc xương bị lõm,...
Người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa chẩn đoán, điều trị, tránh tự ý dùng thuốc bởi có thể ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ không mong muốn.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sống, sinh hoạt.
Thực hiện các bài tập thể dục phòng ngừa thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý khó điều trị. Điều trị thoái hóa khớp cổ tay giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm đau, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, giúp người bệnh duy trì lại chức năng vận động, sinh hoạt.
Các biện pháp nội khoa bao gồm:
Các biện pháp này giúp cho người bệnh giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động.
Điều trị thoái hóa khớp cổ tay bằng phẫu thuật là phương pháp áp dụng với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, các phương pháp khác không còn tác dụng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến:
Bài viết liên quan: