Bị hen suyễn khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và còn tạo tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Vậy nêu bị hen suyễn khi mang thai phải làm sao? Cách chữa hen suyễn cho bà bầu như thế nào? Đừng lo lắng vì PQA sẽ trả lời câu hỏi cho bạn!
Hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp, các cơn hen đột ngột khiến tình trạng viêm sưng đường thở, gây khó thở ảnh hưởng tới quá trình hô hấp. Đối với bà bầu bị hen suyễn, các cơn hen có thể gây thiếu oxy cho thai nhi, để lại những biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu khi bị hen suyễn ở phụ nữ khi mang thai như:
Chưa có nghiên cứu và kết luận chính xác về việc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không, nhưng có tới ¼ bà bầu bị hen suyễn sức khỏe kém đi, còn lại khi nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý sẽ không bị ảnh hưởng tới thai nhi.
Những tác động của hen suyễn tới thai kỳ không thể đoán trước được. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê cho thấy 30% trường hợp bị hen suyễn khi mang thai có các triệu chứng nặng hơn vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Những biến chứng khi gặp cơn hen đột ngột có thể gây nên tiền sản giật, sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, cao huyết áp.
Do đó, nếu bệnh hen được kiểm soát và hỗ trợ điều trị sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bà bầu cần thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát tối đa các cơn hen, hỗ trợ đường hô hấp hoạt động bình thường để cung cấp đủ oxy cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Hầu hết các mẹ hen phế quản đang mang thai đều đặt ra câu hỏi bị hen suyễn có sinh thường được không? Dược sĩ PQA xin được trả lời như sau:
Bị hen suyễn không hoàn toàn loại trừ khả năng sinh con bằng phương pháp tự nhiên (sinh thường). Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh con có thể ảnh hưởng đến tình trạng hen suyễn ở mỗi người bệnh. Điều quan trọng là phải có sự theo dõi và hỗ trợ từ các bác sỹ chuyên môn trong suốt quá trình thai kỳ cho đến khi sinh nở an toàn.
Mẹ bầu bị hen phế quản muốn được sinh thường, nên tham khảo với bác sĩ của mình để thảo luận về tình hình sức khỏe cụ thể và các yếu tố an toàn nhất cho việc sinh con tự nhiên. Bác sĩ điều dưỡng sẽ hướng dẫn nhịp thở và thay đổi thuốc hỗ trợ điều trị hen suyễn phù hợp trong lúc chuyển dạ. Như vậy khi bị hen suyễn, mẹ bầu vẫn có thể lựa chọn sinh thường. Tuy nhiên cần phải được sự góp ý từ phía đội ngũ bác sỹ có chuyên môn.
> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Khi bà bầu bị hen suyễn khi mang thai, cần tới gặp bác sĩ và có lộ trình hỗ trợ điều trị phù hợp để kiểm soát bệnh hen. Đồng thời cũng cần sự phối hợp với bác sĩ sản khoa để hai bên có những kết hợp hỗ trợ điều trị tốt nhất cho thai nhi.
Tùy vào những xét nghiệm để đo tình trạng bệnh của phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ có những hướng hỗ trợ điều trị cụ thể và phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc trị hen suyễn kết hợp theo dõi bệnh tại nhà, đồng thời việc theo dõi thai nhi trong quá trình hỗ trợ điều trị cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là 3 cách hỗ trợ điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai:
Thuốc chống viêm giúp kiểm soát các triệu chứng viêm sưng phổi. Tuy không có tác động ngay lập tức cho cơn hen suyễn nhưng thuốc chống viêm sẽ tác động từ từ, điều chỉnh cải thiện tình trạng hen suyễn ở các bà bầu.
Các loại thuốc chống viêm thông thường sử dụng cho mẹ bầu:
Thuốc giãn phế quản là thuốc có tác dụng ngăn cơn hen suyễn ngay lập tức bằng cách làm giãn đường thở, giúp quá trình hô hấp trở nên dễ dàng. Với phụ nữ mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng khi sử dụng thuốc giãn phế quản:
Mẹ mang thai bị hen suyễn có thể tham khảo một số loại thuốc giãn phế quản:
Các dạng thuốc để sử dụng ở dạng viên nén, tiêm hoặc dạng hít. Tuy nhiên, thuốc sử dụng ở dạng hít với bình xịt định liều là dạng được ưa chuộng và ưu tiên bởi tính hiệu quả nhanh, tiện lợi, bệnh nhân có thể luôn mang theo bên người.
So với việc dùng thuốc, việc sử dụng bình xịt định liều an toàn và thông dụng hơn bởi hạn chế tác động tới tình trạng của thai nhi hơn. Tuy nhiên, mẹ mang bầu cũng cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ khi dùng xịt định liều để tránh những tác nhân xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé.
> Xem thêm: Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả nhất được khoa học chứng mình
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi để theo dõi tình trạng bệnh. Các bà bầu nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 3 tháng/lần để theo dõi tình trạng bệnh và sức khỏe thai nhi.
Mẹ có tiền sử bệnh hen trước khi mang thai nên tiêm phòng vacxin cúm nhằm phòng tránh bệnh hen suyễn trong thai kỳ.
Môi trường sống của bà bầu cần được vệ sinh sạch sẽ, trong lành để hỗ trợ chăm sóc bà bầu và thai nhi tốt. Cần tránh các tác nhân gây kích ứng quá trình hen suyễn như lông vật nuôi, nước hoa, phấn hoa, khói bụi nhằm tránh các vi khuẩn, virus tấn công tác động bệnh.
Thuốc lá vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thai nhi. Khói thuốc có thể gây nên những biến chứng khôn lường khi thai nhi hay trẻ sơ sinh hít phải. Vì vậy hãy hạn chế và tuyệt đối không sử dụng khói thuốc khi mang thai.
Đối với bà bầu, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi. Bà bầu cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe để tăng cường sức đề kháng, kiểm soát hen suyễn.
Đồng thời, bà bầu cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn mặn hay đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, cá, tôm, cua, gà,... sẽ khiến các cơn ho hen xảy đến đột ngột.
> Tìm hiểu ngay: Bị hen suyễn nên ăn gì, kiêng gì để nhanh lành bệnh?
Chế độ vận động cho bà bầu cần nhẹ nhàng, phù hợp. Việc tập luyện vận động giúp hệ hô hấp được lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức đề kháng cho bé luôn khỏe mạnh. Bà bầu có thể lựa chọn các bài tập Yoga nhẹ nhàng, đi bộ chậm cho chế độ hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả.
Trên đây là các cách trị hen suyễn tại nhà cho phụ nữ mang thai. Khi mang thai, bà bầu cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe của bản thân và trẻ. Gặp bác sĩ khi cần thiết và thiết lập cho mình những thói quen tốt để kiểm soát hiệu quả hen suyễn, đảm bảo tình trạng thai nhi khỏe mạnh. Mẹ bầu bị hen suyễn hoàn toàn có thể sinh tự nhiên nếu trong suốt quá tình mang thai kiểm soát tốt tình trạng bệnh, và có sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn trong quá trình chuyển dạ.
Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!
>> Xem ngay: Chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng đông y được không?