Viêm phế quản là bệnh gì? Viêm phế quản khác hen phế quản như thế nào? Hai căn bệnh này gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe của người bệnh? Phương hướng được đưa ra để điều trị viêm phế quản và hen phế quản là như thế nào? Tất cả những băn khoăn, thắc mắc này của người bệnh sẽ được Thuốc Nam PQA giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Cùng đọc và tìm hiểu.
Hen suyễn là tên gọi khác của hen phế quản
Hen suyễn là tên gọi dân gian của bệnh hen phế quản. Đây là bệnh liên quan trực tiếp tới đường hô hấp và có triệu chứng khá giống với viêm phế quản. Do đó mà rất nhiều người đã nhầm lẫn 2 căn bệnh này với nhau khi chưa được thăm khám kỹ càng.
>>> Tham khảo: Hen suyễn dạng ho (CVA) là gì? Hiểu rõ để chữa sớm
Để điều trị viêm phế quản, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu viêm phế quản do virus xâm nhập, bệnh nhân sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Hãy nghỉ ngơi và cải thiện chế độ ăn uống để bệnh hồi phục nhanh chóng.
Đối với viêm phế quản xảy ra do vi khuẩn và nấm, lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng nấm, một số loại thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm, tiêu chất nhầy, thuốc giãn phế quản,...
Một số biện pháp khác để điều trị viêm phế quản như thuốc làm sạch chất nhầy hoặc thuốc giãn phế quản cho quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hen phế quản bội nhiễm là gì? Những biến chứng có thể xảy ra
Bởi hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh lý mãn tính, bạn cần tập trung vào chiến lược kiểm soát các triệu chứng bệnh cũng như các cơn hen đột ngột.
Hen suyễn có thể kiểm soát bằng các loại thuốc tây nhằm điều trị các cơn hen cấp tính. Thuốc giãn phế quản là loại thuốc thường được sử dụng để mở rộng đường thở của người bệnh, giúp hô hấp dễ dàng hơn. Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản chứa chất chủ vận beta-adrenoceptor có tác dụng giãn phế quản để hỗ trợ các cơn hen bất ngờ.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng hen suyễn, người bệnh cần tập trung xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Chế độ ăn uống cho người hen suyễn cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả, các loại hạt nguyên xơ, ngũ cốc,... Hạn chế các chất kích thích tác động xấu tới đường thở như rượu, bia, cà phê, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn mặn, hải sản gây dị ứng,...
Nguyền bệnh cần tập luyện thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
Bên cạnh ăn uống, dùng thuốc, người bệnh cần rèn luyện thể chất bằng việc tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng, thông thoáng đường thở cũng như kháng lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ô nhiễm,...
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tác nhân kích ứng như lông vật nuôi, khói thuốc lá,...