Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 235 triệu người bị hen suyễn. Đây là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp có thể tái phát liên tục nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể thì bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Bệnh này ảnh hưởng tới người bệnh như thế nào và cách kiểm soát cơn hen hiệu quả? Dược phẩm PQA sẽ trả lời những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Theo số liệu của Tổ chức Global Initiative for Asthma (GINA), thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh suyễn, và cứ mỗi 10 năm tỷ lệ mắc bệnh tăng ở mức 20-50%. Hàng năm khoảng 250.000 người tử vong vì bệnh này.
Tại Việt Nam - theo Hội Hen, dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam - hiện có khoảng 4 triệu người mắc bệnh, tức khoảng 5% dân số. Trong đó "tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi 12-13 có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao nhất Châu Á với 29,1% và đang có chiều hướng gia tăng nên đất nước chúng ta đang được xem là “thủ đô” hen của Châu Á". (Theo báo cáo của Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen - dị ứng - miễn dịch lâm sàng TP.Hồ Chí Minh)
Bệnh hen còn là mối nguy hại đối với các sản phụ ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ bình thường.
> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có di truyền không?
“Why asthma still kills” - báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014 cũng chỉ ra rằng:
Đặc biệt, nếu không có giải pháp hỗ trợ điều trị kịp thời và liên tục, bệnh hen suyễn có thể tiến triển nặng kéo theo các biến chứng đặc biệt nguy hiểm dưới đây:
Ở các bệnh nhân bị hen suyễn, phế quản của họ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virus nhiều hơn những người không mắc bệnh. Từ đó dễ dàng mắc bệnh viêm phế quản. Đặc biệt là trong thời tiết lạnh, không khí ẩm ướt thì tỷ lệ bị nhiễm khuẩn phế quản càng tăng lên.
Khi người bị hen phế quản bộc phát cơn hen, bệnh nhân sẽ ho mạnh, thở gấp, điều này có thể làm cho một lượng không khí lớn tràn vào màng phổi. Điều này k không khí bị tích tụ và gây ra vết rách ở phổi. Không khí sẽ từ vết rách này tràn vào trong khoang ngực và tạo ra một áp lực lên phổi và tim.
Biểu hiện của tràn khí màng phổi là đau tức ngực dữ dội, mệt mỏi, tái xanh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tụt huyết áp. Tình trạng tràn khí màng phổi nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi.
Khí phế thũng là một trong những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân bị hen suyễn, hen phế quản. Điều này là bởi khả năng co giãn, đàn hồi của các phế nang bị suy giảm làm cho không khí khi đi vào phổi bị giữ lại mà không thoát ra ngoài được.
Tình trạng khí phế thũng kéo dài có thể làm tính đàn hồi của hệ hô hấp suy giảm theo và không thể hồi phục được như cũ. Các triệu chứng của khí phế thũng như khó thở dai dẳng, xanh xao, tím tái do thiếu oxy.
Ở bệnh nhân hen suyễn, dịch nhầy (đờm) sẽ bị tích tụ bên trong các phế nang ở phổi khiến chúng bị xì hơi, cản trở quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi.
Các triệu chứng của chứng xẹp phổi có thể kể đến như: Khó thở, thở nhanh, ho. Nếu tình trạng khó thở diễn ra kéo dài và ngày càng trầm trọng, bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh hen suyễn đó là suy hô hấp hoặc nặng hơn nữa là ngưng hô hấp dẫn đến tổn thương não, xuất huyết não do thiếu oxy trong thời gian dài. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Như vậy, bệnh hen suyễn, hen phế quản cực kỳ nguy hiểm, người bệnh cần sớm điều trị để không gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan khác. Vậy trường hợp nào người bênh cận phải nhập viện? Mời bạn đọc tiếp dưới đây:
Cần đưa người bệnh tới ngay trung tâm y tế gần nhất khi thấy người bệnh có các dấu hiệu sau:
> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Các cơn hen suyễn trở thành nỗi ám ảnh của bệnh nhân hen bởi chúng tới bất ngờ, đột ngột và có thể gây những biến chứng xấu như đột quỵ hay tử vong. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những biện pháp để kiểm soát chúng. Vậy bị hen suyễn khó thở nên làm gì?
Bình xịt định liều là một loại thuốc điều trị hen phế quản có tác dụng làm giãn phế quản. Khi bệnh nhân hen suyễn lên cơn hen bất ngờ, đường thở co thắt đột ngột gây khó thở. Dụng cụ này cung cấp thuốc hen trong một bình xịt nhỏ bên trong được trang bị thuốc giúp đẩy vào phổi.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng bình xịt định liều bởi khi sử dụng quá liều lượng có thể gây tác dụng phụ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước sử dụng loại bình xịt này.
>> Xem thêm: Các loại thuốc xịt hen suyễn tốt hiện nay
Trà và cà phê có thể ngăn ngừa các cơn suyễn tấn công và làm dịu các cơn hen. Caffein trong các loại thức uống trên có công dụng làm giãn đường thở, cải thiện chức năng đường thở tới 4h. Vì chức năng tuyệt vời đó, trà xanh và cà phê được coi là một liều thuốc kiểm soát hen suyễn khi không có xịt định liều.
Dầu khuynh diệp có tác dụng giảm các triệu chứng của hen suyễn, viêm phế quản. Đổ một vài giọt dầu vào máy xông hơi, dầu sẽ khuếch tán giúp cải thiện đường thở và các cơn hen bất ngờ. Bạn cũng có thể cho một vài giọt dầu vào nước ấm sau đó từ từ hít.
Các loại tinh dầu trị hen suyễn với thương hiệu an toàn và phù hợp, tránh bệnh hen suyễn nặng thêm bởi các thành phần hóa học có trong tinh dầu.
Khi cơn hen kéo đến, bạn nên bình tĩnh và nghỉ ngơi trước khi được cấp cứu. Tư thế thẳng lưng giúp mở rộng ống phế quản, giúp không khí lưu thông tốt hơn. Khi bị hen suyễn nên từ từ hít thở, tránh thở gấp khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Thở sâu còn giúp bạn có thể thư giãn, bình tĩnh, ngăn ngừa các cơn co thắt ngực.
Sử dụng dược phẩm xanh là xu hướng được nhiều người hướng tới hiện nay. Đặc biệt là việc áp dụng các sản phẩm đông y có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị hen suyễn. Đây là cách hỗ trợ điều trị toàn diện nhất mà người bệnh nên sử dụng để tình trạng bệnh hen không quay trở lại.
+ Bác sĩ Trần Quang Đạt nguyên trưởng khoa châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại Học Y Hà Nội chia sẻ về bệnh và cách hỗ trợ điều trị đặc biệt hiệu quả mà đông y hướng tới:
Nếu bạn đang bị khó thở, thở khò khè, hen suyễn, hen phế quản, COPD, viêm phế quản mãn tính kinh niên. Đồng thời muốn sử dụng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên lành tính thì PQA Hen Suyễn chính là sự chọn lựa hoàn hảo dành cho bạn..
PQA Hen Suyễn được nghiên cứu dựa trên bài thuốc Định Suyễn Thang gia giảm với các thảo dược quý như hạnh nhân, tô tử, khoản đông hoa,... Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín. Đảm bảo tối đa hàm lượng dược chất của thảo dược, được chiết lọc ở mức cao nhất.
Sự kết hợp hoàn hảo này giúp dưỡng chất ngấm từ từ vào niêm mạc phế quản sau đó tác động thẩm thấm sâu loại bỏ đờm sâu trong phế quản. Từ đó giảm các tiết đờm, giảm ho. Thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, long đờm. Loại bỏ viêm nhiễm đường hô hấp. Qua tác động của PQA Hen Suyễn, đờm loãng dễ đào thải ra bên ngoài hơn, đường thở của người bệnh sẽ được thông thoáng.
Xuyên suốt quá trình sử dụng sản phẩm, người bệnh sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, choáng váng, hụt hơi. Kiên trì sử dụng đúng và đủ liệu trình bệnh tình sẽ được cải thiện, nhất là tình trạng hen mãn tính, hen lâu năm.
Đã rất nhiều bệnh nhân tin tưởng chọn lựa sử dụng PQA Hen Suyễn và phục hồi sức khỏe của mình:
Chú Tâm (Trực Ninh - Nam Định) làm việc trong môi trường xây dựng lâu năm khiến cho bệnh hen suyễn của chú tái phát liên tục và ngày một nặng hơn. Nhưng sau khi sử dụng PQA Hen Suyễn chú đã bình phục.
Nghệ sĩ Trần Đức chia sẻ về hành trình vượt qua bệnh hen suyễn cùng PQA
Điểm đặc biệt vì đây là sản phẩm từ thảo dược thuần tự nhiên, nên PQA Hen Suyễn phù hợp sử dụng cho cả đối tượng trẻ nhỏ.
Đã rất nhiều bà mẹ chọn lựa PQA Hen Suyễn cho con mình sử dụng và giúp bé phục hồi bệnh tốt
Chia sẻ của em Nguyễn Hồng Thắm - Tp Hồ Chí Minh có con bị hen phế quản được dược sĩ PQA tư vấn sử dụng hen trẻ em và kiện tỳ 3 tháng. Ngay sau tháng đầu tiên cháu đã hết hẳn ho, cơn hen không lên liên tục về đêm. Em rất vui mừng và tin tưởng bé sẽ khỏi bệnh, cảm ơn công ty dược PQA có sản phẩm quá tốt!
Trên đây, Dược phẩm PQA đã giải đáp chi tiết câu hỏi bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Và cách phòng ngừa cơn hen như thế nào? Nếu bạn còn câu hỏi khác xung quanh bệnh hen suyễn, hen phế quản, hãy để lại tin nhắn ở góc phải màn hình, hoặc đặt câu hỏi ngay dưới bài viết. Đội ngũ Dược sĩ PQA sẽ nhanh chóng liên hệ tới bạn và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Tìm kiếm trên mạng cả ngày không bằng nghe DƯỢC SĨ tư vấn 10 phút!!!
Để lại thông tin số điện thoại, DƯỢC SĨ PQA sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí