CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Câu hỏi của bạn đọc: Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Tác giả: Hòa Nguyễn
Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Hỏi: Vợ chồng tôi mới kết hôn, chồng tôi bị hen suyễn đã nhiều năm nay, các cơn hen tái phái liên tục khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi. Vậy tôi muốn hỏi bệnh hen suyễn có di truyền không? Khi sinh con con tôi có nguy cơ bị hen suyễn không?

Đáp: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới Thuốc nam PQA. Dưới đây là câu trả lời cho bạn: 

Hen suyễn là bệnh mãn tính về đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm nhiễm, bị sưng phù, co thắt khi xuất hiện các tác nhân gây nên các cơn hen như khói bụi, thuốc lá, thay đổi thời tiết,... 

Hen suyễn là bệnh mãn tính do đó thời gian bị bệnh thường kéo dài, khó điều trị. Theo nhiều nghiên cứu, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được đề cập nhiều tới nguyên nhân gây hen suyễn. 


Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính

Bệnh hen suyễn có di truyền không? 

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn tới hen suyễn được chia làm 2 nhóm, tương ứng với hai đối tượng mắc hen suyễn: 

  • Yếu tố gia đình: Người có tiền sử gia đình bị hen suyễn có nguy cơ bị hen suyễn cao. Theo nghiên cứu, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ mắc hen suyễn thì có tới 50% nguy cơ mắc hen suyễn. Con số này là 25% nếu cha hoặc mẹ bé mắc hen suyễn. Nếu không có tiền sử gia đình mắc hen suyễn, tỷ lệ mắc hen suyễn ở một trẻ em giảm xuống 10%. Từ đây có thể kết luận hen suyễn là một căn bệnh có tính di truyền. 
  • Yếu tố dị ứng: Nguyên nhân thứ hai gây nên hen suyễn ở các đối tượng khác ngoài di truyền chính là từ chính cơ địa của người bệnh. Người bệnh có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn hẳn các đối tượng không mắc bệnh. Các chứng dị ứng về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chàm, mề đay,... đều có khả năng bị hen suyễn cao. 

Như vậy qua phân tích ở trên, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về hen phế quản và tính chất không di truyền của bệnh. Khi có các triệu chứng, bạn nên đến bệnh viên để được chẩn đoán bởi các chuyên gia và có các biện pháp chăm sóc tốt khi bị bệnh để tránh tình trạng tiến triển nặng hơn.

Bệnh hen phế quản có lây không?

Bệnh hen suyễn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nhiều người lo lắng về việc lây bệnh hen suyễn cho các thành viên khác trong gia đình. Nhất là khi người thân dùng chung các vật dụng trong nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh hen suyễn không phải do virus hay vi khuẩn gây ra nên không lây.

Bạn không cần lo lắng “bệnh hen suyễn có lây không” mà có thể chăm sóc, chia sẻ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày với bệnh nhân hen suyễn bất cứ lúc nào.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn như thế nào? 

Chẩn đoán hen suyễn như thế nào?

Chẩn đoán hen suyễn như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh hen suyễn thường dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi,...Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định đúng bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán hen suyễn được thực hiện đo chức năng phổi. Xét nghiệm này được thực hiện bằng máy hô hấp ký hoặc lưu lượng đỉnh ký. 

Xét nghiệm được thực hiện 2 lần, đầu tiên được đo bằng cách ngậm ống thổi sau đó hít vào thở ra theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi đo chức năng phổi lần 1, lần 2 người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giãn phế quản và đo hô hấp ký lần 2 để nhận thấy sự khác biệt giữa hai lần đo. 

Dựa vào kết quả chênh lệch cũng sự thích ứng với thuốc giãn phế quản, bác sĩ sẽ kết luận bạn có bị hen suyễn hay không.

Cách chăm sóc và phòng ngừa cho bệnh nhân hen suyễn 

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính do di truyền hoặc tiền sử dị ứng. Do đó việc điều trị hoàn toàn là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với một chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp cùng liệu trình điều trị phù hợp, bệnh nhân hen suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát các cơn hen và khắc phục các triệu chứng của hen suyễn. 

1. Chế độ ăn uống khoa học 

Nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống điều độ khi bị hen suyễn. Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, củ chứa nhiều vitamin C như: cam quýt, bưởi, kiwi, cần tây, ớt chuông, thanh long, rau dền, mồng tơi,... 


Bổ sung hoa quả phòng ngừa, điều trị hen suyễn

Bổ sung hoa quả phòng ngừa, điều trị hen suyễn

Bên cạnh đó là các thực phẩm giàu vitamin E có nhiều trong các loại hạt nhiều dầu thực vật như đậu, ngũ cốc,.... Các thực phẩm này có vai trò lớn trong việc tăng cường chức năng hô hấp. Gốc beta caroten có trong bí đỏ, gấc, cà rốt, đu đủ, các loại quả màu vàng cam,... cũng bảo vệ đường hô hấp. 

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao chức năng hô hấp, người bị hen suyễn nên bổ sung các thực phẩm như hành, tỏi, nghệ, bông cải xanh, ngũ cốc gạo lứt, rau thơm,...

2. Kiêng kỵ một số loại thực phẩm gây nên các cơn hen 

Hen suyễn không chỉ bị tác động bởi yếu tố môi trường, thời tiết mà một số tác nhân gây hen suyễn tới từ các thực phẩm chúng ta bổ sung thường ngày. 

  • Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển, sò, ốc có thể gây dị ứng và bộc phát các cơn hen 
  • Những thực phẩm gây dị ứng khác như trứng, hạt ngũ cốc như bột mỳ, đậu phộng, đậu nành, bột ngọt cũng có thể gây dị ứng. 
  • Các chất bảo quản và phụ gia, tạo màu, tạo mùi cũng khiến các cơn hen xuất hiện. 


Người bị bệnh hen suyễn nên kiêng các thực phẩm gây dị ứng

Người bị bệnh hen suyễn nên kiêng các thực phẩm gây dị ứng

3. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng 

Vận đồng đều đặn hằng ngày như đi bộ, đạp xe có thể giúp thông thoáng đường thở, tăng cường hệ miễn dịch của người bị hen suyễn. Bệnh hen suyễn di truyền song hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện sức đề kháng bằng tập thể dục. Ngoài ra, bạn nên áp dụng thêm các bài tập thở sẽ giúp bạn kiểm soát cơn hen hiệu quả.


Tập thể dục phòng ngừa hen suyễn

Tập thể dục phòng ngừa hen suyễn di truyền

Bên cạnh đó, người hen suyễn nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh. Các tác nhân khiến hen suyễn xuất hiện như khói bụi, ô nhiễm, lông vật nuôi, phấn hoa,...cần loại bỏ nếu không muốn các cơn hen đột phát xuất hiện. 

Bạn nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, không lo âu, căng thẳng để hạn chế triệu chứng của hen suyễn. 

Thuốc Nam PQA đã giải đáp cho bạn thắc mắc bệnh hen suyễn có di truyền không. Có thể nói hen suyễn là bệnh di truyền, không lây lan. Nếu được kiểm soát hợp lý sẽ hạn chế tối thiểu các cơn hen cấp tính, duy trì cuộc sống ổn định cho người bệnh.

Nếu bạn đang có dấu hiệu bị hen suyễn, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi theo TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC 0818-288-717, Dược sĩ của PQA sẽ tư vấn cho bạn đẩy lùi căn bệnh, đảm bảo cuộc sống luôn khỏe mạnh!

 

Xem thêm: Viêm phế quản và hen phế quản khác nhau thế nào?

Tham Vấn Y Khoa

Trần Quang Đạt Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Đạt nguyên là trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội Họ tên: Bác sĩ Trần Quang Đạt Sinh ngày: 03/08/1949 Quê quán: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Địa chỉ nhà riêng: 108B nhà B1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Bác sĩ Trần Quang Đạt...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

Ngày đăng:25/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn triệt để là cách duy nhất giúp người bệnh có thể...
Xem chi tiết
Thuốc điều trị hen suyễn (hen phế quản) cho người lớn có chữa được "tận gốc"?

Thuốc điều trị hen suyễn (hen phế quản) cho người lớn có chữa được "tận gốc"?

Ngày đăng:27/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Thuốc điều trị hen phế quản là “trợ thủ” đắc lực giúp cho người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ho hen, khó thở, thở hụt hơi, cảm giác hẹp chít đường thở như người "chết đuối...
Xem chi tiết
Bài thuốc Định Suyễn Thang và giải pháp trị hen suyễn mãn tính

Bài thuốc Định Suyễn Thang và giải pháp trị hen suyễn mãn tính

Ngày đăng:23/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sử dụng vị thuốc Đông Y để tạo ra bài thuốc trị hen suyễn tận gốc lành tính, là phương hướng điều trị được nhiều người bệnh chọn lựa. Với lợi thế về chi phí điều trị thấp cũng...
Xem chi tiết
Các loại thuốc xịt hen suyễn và cách sử dụng bình xịt hen 

Các loại thuốc xịt hen suyễn và cách sử dụng bình xịt hen 

Ngày đăng:20/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn là căn bệnh chiếm tỷ lệ mắc bệnh lớn trên thế giới, nằm ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già. Khi bị hen suyễn, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen...
Xem chi tiết
“Cứu sống người chết đuối trên cạn” theo phương pháp của Đông y

“Cứu sống người chết đuối trên cạn” theo phương pháp của Đông y

Ngày đăng:18/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Khò khè, khó thở, nặng ngực tái diễn nhiều lần đặc biệt vào thời điểm ban đêm và sáng sớm là những gì mà người hen suyễn phải đối mặt khi lên cơn hen.  Những tháng ngày khó thở ho hen...
Xem chi tiết
7 cách điều trị hen phế quản ở trẻ em tại nhà hiệu quả

7 cách điều trị hen phế quản ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Ngày đăng:13/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Trẻ bị hen suyễn sẽ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, khò khè, tức ngực. Những cơn hen kịch phát có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Hãy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717