CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

6 bài tập thể dục tốt nhất dành cho người hen suyễn

Tác giả: Hòa Nguyễn
Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Đối với người bị hen suyễn, tập thể dục là hoạt động khó khăn bởi các triệu chứng hụt hơi, khó thở, ho có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hen suyễn xuất hiện khi tập thể dục được gọi là hen suyễn do tập thể dục hoặc co thắt phế quản do tập thể dục (EIB). Tuy nhiên, tập luyện đúng cách và lựa chọn bài tập phù hợp sẽ cải thiện các triệu chứng hen phế quản một cách đáng kể, tăng cường chức năng phổi. Cùng tìm hiểu cách tập thể dục và các bài tập phù hợp cho bệnh nhân hen suyễn. 

1. Vì sao các bài tập thể dục có lợi cho bệnh hen suyễn? 

Một số bài tập thể dục có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện đường thở bằng cách tăng lượng không khí đi vào cơ thể, giảm tình trạng viêm. 

Tác động của các bài tập thể dục tới bệnh nhân hen suyễn: 

  • Tăng sức bền: Tập thể dục giúp tăng sức đề kháng, khả năng chịu đựng của người bệnh. Chúng giúp phổi của bệnh nhân hen hoạt động tốt hơn khi thực hiện các hoạt động khó khăn như lao động nặng, đi bộ cầu thang. 
  • Giảm viêm: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm các protein gây viêm đường hô hấp. 
  • Tăng dung tích phổi: Càng tập thể dục thường xuyên, phổi càng diễn ra hoạt động trao đổi khí tốt. Lượng oxy tới phổi nhiều hơn, giảm triệu chứng khó thở khi hen suyễn. 
  • Tăng cường cơ bắp: Hoạt động thể chất giúp cơ bắp, xương khớp tăng cường, khả năng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày tốt hơn. 
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Tập thể dục giúp lượng máu và oxy cung cấp tới tim nhiều hơn, tim hoạt động tốt hơn, hỗ trợ hoạt động hô hấp tốt hơn. 

bài tập thể dục cho người hen suyễn

Tập thể dục cải thiện tình trạng hen suyễn

Ngoài các bài tập thể dục, một số bài tập hít thở cũng giúp bệnh nhân hen suyễn cải thiện triệu chứng. Các kỹ thuật thở giúp mở rộng đường thở, đưa không khí vào phổi và giảm triệu chứng thở gấp, thở dốc,... 

Một số bài tập thở phổ biến dành cho người hen suyễn: Thở bằng cơ hoành, thở bằng mũi, mím môi thở,... 

Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng hen suyễn bằng các bài tập thể dục, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kết hợp dùng thuốc và tập luyện sao cho phù hợp để không xuất hiện các triệu chứng.

>>Xem thêm: Chữa hen suyễn bằng phương pháp Đông Y hiệu quả

2. Các bài tập tốt cho người bị hen suyễn 

Các bài tập vận động nhẹ nhàng, cường độ vừa phải khá phù hợp với bệnh nhân hen suyễn. Các bài tập này không khiến phổi phải hoạt động quá sức, vì vậy ít khả năng gây ra triệu chứng hen suyễn. 

Thử một số bài tập sau: 

2.1 Bơi lội 

Bơi lội là bài tập được khuyến khích cho nhiều bệnh nhân hen suyễn. Do bơi lội thực hiện dưới nước, nơi có không khí ẩm, không tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi,... 

Tuy nhiên, bể bơi khử trùng bằng clo có thể gây ra một số triệu chứng hen suyễn ở một số người. Hãy đảm bảo vệ sinh hồ bơi để thực hiện bài tập bơi. 

bơi lội dành cho bệnh nhân hen

Bài tập bơi lội dành cho bệnh nhân hen 

2.2 Đi dạo 

Đi dạo là một hoạt động cường độ thấp, là cách thư giãn, xả stress, cải thiện đường thở cho người hen suyễn. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi bộ với cường độ vừa phải, đoạn đường vừa đủ. Đặc biệt, khi đi bộ ngoài trời, nên đi khi thời tiết ấm bởi thời tiết lạnh có thể gây ra các triệu chứng dị ứng của hen suyễn. 

Bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ trong nhà để tập luyện. 

2.3 Đi bộ đường dài 

Đi bộ đường dài là bài tập cường độ cao hơn của đi bộ. Bạn có thể thử sức khi đã quen với bài tập đi dạo nhẹ nhàng. 

Hãy tận hưởng một chuyến đi bộ đường dài trên con đường tương đối bằng phẳng, không cần gắng sức quá nhiều. 

Có thể kiểm tra mức độ khói bụi trên con đường, nếu không có phản ứng hắt hơi hay ho, dị ứng, có thể thực hiện bài tập. 

đi bộ là bài tập rất tốt cho người hen suyễn

Bài tập đi bộ cho người hen suyễn 

2.4 Đi xe đạp giải trí 

Đạp xe với tốc độ vừa phải, không cần gắng sức cũng là bài tập phù hợp cho những người bị hen suyễn. Bạn có thể chọn những con đường bằng phẳng với cự li vừa phải để đạp xe. 

Nếu ngại vấn đề khói bụi và ô nhiễm, bạn có thể lựa chọn đạp xe trong nhà bằng xe đạp cố định. 

2.5 Chạy bộ cự ly ngắn 

Nhiều người cho rằng, các bài tập chạy không được khuyến khích cho bệnh nhân hen suyễn. Tuy nhiên, người bị hen suyễn hoàn toàn có thể lựa chọn các bài chạy cự ly ngắn. 

Chạy đường dài có thể khiến bệnh nhân hen khó kiểm soát triệu chứng hen. Tuy nhiên, nếu có sức đề kháng vừa đủ sau các bài tập đi bộ hay đạp xe, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chạy cự ly ngắn. 

2.6 Thể thao với các đợt hoạt động ngắn 

Các môn thể thao với các hoạt động ngắn khá phù hợp với bệnh nhân hen suyễn. Chỉ cần người bệnh hoạt động không quá sức trong khoảng thời gian phù hợp, giải lao và nghỉ ngơi giữa giờ, các triệu chứng hen ít có khả năng xảy ra. 

  • Bóng chày 
  • Thể dục 
  • Bóng chuyền 
  • Golf 
  • Bóng đá.

>> 7 bài tập yoga dành cho người bị hen suyễn

3. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng hen suyễn hay chỉ do mất sức? 

Đôi khi, các triệu chứng khiến bạn không biết là cơn hen xuất hiện hay chỉ do quá trình tập thể dục bị mất sức. 

Một số triệu chứng điển hình bạn cần lưu ý là: 

  • Hụt hơi 
  • Tức ngực 
  • Đau họng 
  • Đau bụng 

Thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện khi bắt đầu tập luyện trong khoảng 5-20 phút. Sau khi kết thúc tập luyện cũng có thể xuất hiện khoảng 10-15 phút rồi biến mất. 

Nếu các triệu chứng xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân có biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè,... 

Nếu tình trạng co thắt xảy ra nghiêm trọng hơn, phổi sẽ sản sinh chất nhờn dư thừa. Đường thở bị tắc nghẽn và cơn hen cấp xuất hiện nghiêm trọng. 

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ? 

Khi xuất hiện một số triệu chứng nặng dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để có cách xử lý ngay lập tức, tránh hen suyễn thêm nghiêm trọng: 

  • Thở khò khè 
  • Ho dữ dội 
  • Khó thở đột ngột 
  • Tức, đau ngực 
  • Mệt mỏi, không thể nói 
  • Đờm nhầy tiết ra nhiều bất thường. 

>>Xem thêm: Bài viết chi tiết bệnh hen suyễn có nguy hiểm không

4. Mẹo tập thể dục dành cho người hen suyễn 

Để chuẩn bị cho việc tập thể dục, bạn có thể ứng dụng một số mẹo nhỏ sau: 

  • Sử dụng ống hít trước khi tập luyện: Xịt giãn phế quản giúp thư giãn đường thở, giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn khi tập luyện thể dục. 
  • Dùng thuốc dự phòng kiểm soát lâu dài: Ngoài xịt hen, bạn có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc khác như thuốc uống và thuốc hít bổ sung để giảm tình trạng viêm và tiết đờm nhầy ở đường thở. 
  • Đeo khẩu trang hoặc quàng khăn khi tập thể dục: Vào thời tiết mùa đông, không khí khô và lạnh có thể ảnh hưởng tới đường thở của bạn. Do đó, nếu bị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng, bạn nên đeo khẩu trang hoặc giữ kín cổ họng khi ra ngoài tập luyện. 
  • Khởi động trước khi tập: Khởi động trước khi tập luyện giúp giãn cơ và làm ấm cơ thể, sẵn sàng cho việc tập luyện. Ngay cả khi kết thúc tập luyện, bạn cũng cần từ từ ngừng hoạt động, không nên đột ngột kết thúc khiến đường thở không kịp phản ứng. 
  • Hạn chế tập luyện ở môi trường ô nhiễm: Khi tập thể dục, hãy lựa chọn môi trường sạch sẽ, ít ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa để tránh kích ứng cơn hen. 
  • Tránh tập luyện với cường độ mạnh, liên tục: Nhiều môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, chạy đường dài, đua xe tốc độ có thể gây hại tới phổi của bạn. Cũng không nên lựa chọn các môn thể thao trong thời tiết lạnh như trượt tuyết, khúc côn cầu,... 

*** Lưu ý:

  • Giải lao khi cần thiết, mỗi buổi tập luyện nên nghỉ giải lao 1-2 lần để hệ hô hấp của bạn không cần quá sức. 
  • Khi bị hen suyễn, người bệnh không nên ngừng tập thể dục hoàn toàn, điều đó có thể khiến đề kháng suy giảm. 

Các hoạt động thể chất giúp mở rộng đường thở, giảm viêm, cải thiện triệu chứng ho, khó thở ở bệnh nhân hen suyễn. Tập thể dục thể thao là hoạt động vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân hen. Tuân thủ việc dùng thuốc kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống lành mạnh cho người hen suyễn, sinh hoạt để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 

tư vấn

Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

Tham Vấn Y Khoa

Trần Quang Đạt Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Đạt nguyên là trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội Họ tên: Bác sĩ Trần Quang Đạt Sinh ngày: 03/08/1949 Quê quán: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Địa chỉ nhà riêng: 108B nhà B1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Bác sĩ Trần Quang Đạt...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

Ngày đăng:25/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn triệt để là cách duy nhất giúp người bệnh có thể...
Xem chi tiết
Thuốc điều trị hen suyễn (hen phế quản) cho người lớn có chữa được "tận gốc"?

Thuốc điều trị hen suyễn (hen phế quản) cho người lớn có chữa được "tận gốc"?

Ngày đăng:27/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Thuốc điều trị hen phế quản là “trợ thủ” đắc lực giúp cho người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ho hen, khó thở, thở hụt hơi, cảm giác hẹp chít đường thở như người "chết đuối...
Xem chi tiết
Bài thuốc Định Suyễn Thang và giải pháp trị hen suyễn mãn tính

Bài thuốc Định Suyễn Thang và giải pháp trị hen suyễn mãn tính

Ngày đăng:23/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sử dụng vị thuốc Đông Y để tạo ra bài thuốc trị hen suyễn tận gốc lành tính, là phương hướng điều trị được nhiều người bệnh chọn lựa. Với lợi thế về chi phí điều trị thấp cũng...
Xem chi tiết
Các loại thuốc xịt hen suyễn và cách sử dụng bình xịt hen 

Các loại thuốc xịt hen suyễn và cách sử dụng bình xịt hen 

Ngày đăng:20/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn là căn bệnh chiếm tỷ lệ mắc bệnh lớn trên thế giới, nằm ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già. Khi bị hen suyễn, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen...
Xem chi tiết
“Cứu sống người chết đuối trên cạn” theo phương pháp của Đông y

“Cứu sống người chết đuối trên cạn” theo phương pháp của Đông y

Ngày đăng:18/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Khò khè, khó thở, nặng ngực tái diễn nhiều lần đặc biệt vào thời điểm ban đêm và sáng sớm là những gì mà người hen suyễn phải đối mặt khi lên cơn hen.  Những tháng ngày khó thở ho hen...
Xem chi tiết
7 cách điều trị hen phế quản ở trẻ em tại nhà hiệu quả

7 cách điều trị hen phế quản ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Ngày đăng:13/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Trẻ bị hen suyễn sẽ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, khò khè, tức ngực. Những cơn hen kịch phát có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Hãy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717