Một chế độ ăn uống hoàn hảo có thể coi như một "liều thuốc tự nhiên" giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, hen phế quản. Hen suyễn kiêng ăn gì? Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp như thế nào để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tới nhất hiện nay.
Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu để xây dựng một lối sống ăn uống lành mạnh và hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả.
Việc đầu tiên khi xây dựng chế độ thực đơn hợp lý chính là loại bỏ các thực phẩm có thể khiến cho tình trạng bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Bị hen suyễn kiêng ăn gì? Hãy tránh xa 5 cái tên được kể sau đây:
Đứng đầu danh sách những thực phẩm người bệnh hen suyễn không nên sử dụng là chất kích thích. Các chất kích thích như rượu bia có chứa chất sulfite, được coi là kẻ thù của bệnh hen suyễn.
Theo một số nghiên cứu khác cho thấy chất histamin có trong rượu vang còn là chất xúc tác khiến tình trạng ho hen, hắt hơi, chảy nước mắt ở bệnh nhân hen suyễn thêm nặng. Do đó khi bị hen suyễn, bạn nên hạn chế các chất kích thích, rượu bia. Ngoài ra, các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan, tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao,...nên người bệnh lớn tuổi càng không nên sử dụng.
Bên cạnh đó, các loại cần tránh các loại nước ngọt, nước đóng chai bởi chứa các thành phần phụ gia lớn, hương liệu và các hóa chất. Thay vì sử dụng các loại nước ngọt như bạn có thể sử dụng sinh tố tự pha chế, nước chanh để hỗ trợ đường thở thông thoáng.
Bệnh hen phế quản kiêng ăn gì? Hãy loại bỏ ngay các thực phẩm có chứa chất Sulfite - thường được tìm thấy trong các đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối, dưa chuột, bắp cải muối... Các đồ ăn này chứa lượng muối lớn, khi ăn quá mặn sẽ thẩm thấu vào khí quản sẽ gây ra đờm, khó thở cho bệnh nhân hen suyễn. Bạn có thể ăn rau củ quả tươi tốt cho sức khỏe thay vì đồ ăn lên men.
Đồ đông lạnh chứa sulfite cùng đồ đóng gói sẵn có chứa thành phần bảo quản natri bisulfite không tốt cho bệnh nhân hen suyễn. Cần tránh xa những đồ ăn như: tôm, cá đông lạnh, khoai tây chiên, hoa quả sấy khô đóng hộp,...
Một số loại thực phẩm gây dị ứng có thể khiến những cơn hen tái phát như: đậu phộng, lúa mì, đậu nành, sữa bò, tôm, cua,... Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo người bị hen suyễn nên tránh xa các loại thực phẩm này. Nếu bạn băn khoăn bị hen kiêng ăn gì thì hãy giảm ngay các loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong thực đơn hàng ngày của mình nhé.
> Xem thêm: Hen suyễn có ăn được thịt gà không? Giải đáp từ chuyên gia
Theo nhiều nghiên cứu, đồ ăn quá mặn khi thẩm thấu vào khí quản gây nên đờm, đặc biệt khi gặp gió hàn độc có thể gây tắc nghẽn đờm và sinh ra bệnh hen suyễn. Lượng natri cao có thể gây phản ứng với phế quản, tại nhiều nước phát triển, lượng Nacl trong đồ ăn quá cao gây nên tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn cao.
Người hen suyễn không nên ăn gì đã có lời giải đáp với 5 cái tên nêu trên. Vậy đâu là những thứ cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày và những món ăn tốt cho người hen suyễn? Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm hiểu ngay sau đây:
Những món ăn vô cùng đơn giản, giàu dinh dưỡng là bài thuốc tự nhiên bồi bổ cơ thể, cực kỳ tốt cho người hen suyễn. Tham khảo ngay những món ăn dưới đây:
Bên cạnh những món ăn tốt cho người hen suyễn kể trên, người nhà, người bệnh cũng cần ghi nhớ 6 nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, từ đó dễ dàng có được thực đơn dinh dưỡng phù hợp hơn.
Theo nghiên cứu thì không có một chế độ ăn cụ thể nào cho người bị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nhiều thắc mắc cho người bệnh hen suyễn nên ăn gì? Cần bổ sung những thực phẩm gì để cung cấp đủ dinh dưỡng? Từ đó giúp người mắc bệnh hen chống lại sự xâm nhập của những vi khuẩn bất lợi, đặc biệt là chống lại các chất xúc tác gây nên những cơn hen và biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay 6 nhóm thực phẩm được kể tên dưới đây:
Trái cây và rau củ luôn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong bất kỳ chế độ ăn giúp cải thiện mọi loại bệnh tật. Tại sao trái cây và rau củ có lợi cho hen suyễn?
Trong trái cây chứa các chất chống oxy hóa như: các vitamin, flavonoid,... giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Bên cạnh đó, các chất này giúp trung hòa và tiêu diệt các gốc tự do là nguyên nhân gây ra hen suyễn và các bệnh tật khác.
Lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây họ cam như: bưởi, quýt, mâm xôi, xoài, kiwi xoa dịu viêm nhiễm hen suyễn hiệu quả.
Một số loại rau củ quả bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình như các loại quả giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, rau xanh như rau mồng tơi, rau cải, rau dền, bí đỏ, khoai,... Rau củ quả còn tốt cho quá trình tiêu hóa, cũng như toàn bộ cơ thể.
Axit béo omega-3 từ các loại cá hồi, cá ngừ, các loại hạt nguyên sơ như hạt vừng, hạt lanh có tác dụng lớn trong việc giảm viêm ở đường hô hấp. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của hen suyễn như khó thở, thở khò khè, ho hen,...
Trong một số nghiên cứu cho rằng, việc bổ sung omega-3 trong 3 tháng đầu thai kỳ không những giúp bé phát triển trí tuệ não bộ mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ tới 31%. Omega-3 là một liquid có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch, giảm mỡ trong gan, trị viêm khớp dạng thấp,...
Ngoài công dụng lớn trong điều trị loãng xương, làm tăng canxi trong máu thì vitamin cũng được biết đến vai trò của vitamin D trong hệ hô hấp. Trẻ em thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn những trẻ em bổ sung đầy đủ vitamin D.
Theo nhiều nghiên cứu chuyên môn, trẻ em nhận đủ vitamin D có thể giảm các cơn hen suyễn. Chính điều này cho thấy tầm quan trọng của vitamin D đối với hệ hô hấp.
Vitamin D có ngay trong ánh sáng mặt trời buổi sớm, hoặc trong các thực phẩm như: cá, tôm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,... Đối với những người bị dị ứng, nên cẩn thận khi sử dụng các thực phẩm trên để tránh tình trạng hen suyễn thêm nghiêm trọng.
Một nghiên cứu năm 2018 cho rằng, những trẻ em bị hen suyễn thường có lượng vitamin A trong máu thấp hơn những trẻ không bị hen suyễn. Ở những trẻ có lượng vitamin A cao, chức năng của phổi hoạt động cũng tốt hơn. Nguồn vitamin A có trong các thực phẩm: cà rốt, dứa, khoang lang, rau xanh, bông cải xanh, rau bina,...
Alliums là chất có trong các thực phẩm như: tỏi, hành, hẹ tây, tỏi tây với công dụng giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp đối với bệnh hen suyễn. Bổ sung những thực phẩm này giúp bạn cải thiện tình trạng hô hấp đáng kể. Hành, tỏi cũng là thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thường xuyên ăn tỏi sẽ tránh được các bệnh cảm cúm, hô hấp thông thường.
Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa tổn thương cho phổi, làm lành những vết viêm đối với bệnh hen suyễn. Những chất này có ngay trong các loại hoa quả, trái cây có chứa thành phần vitamin A, C, E; carotenoid - trái cây, rau củ có màu đỏ, vàng, cam; chiết xuất hạt nho và coenzyme Q10.
Người bị hen suyễn cần chú ý đến việc chọn lựa nước uống để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm triệu chứng hen. Một số loại nước có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người mắc bệnh hen đó là:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, rau củ tươi
Bên cạnh đó, người bệnh hen nên tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cũng như mở rộng đường thở. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khiến lên cơn hen đột ngột như thuốc lá, khói bụi, lông vật nuôi, thuốc giảm đau gây kích ứng,...
Tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bệnh nhân hen suyễn phòng ngừa đáng kể các cơn hen do dị ứng thực phẩm. Cũng từ đó tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật.
Đối với những người mắc hen suyễn lâu năm, đã sử dụng quá nhiều thuốc xịt giãn phế quản mà bệnh không cải thiện, cứ tái đi tái lại thì có thể chuyển hướng sang sử dụng các dòng sản phẩm, dược phẩm từ thảo dược tự nhiên như PQA Hen Suyễn của Dược phẩm PQA hỗ trợ điều trị hen suyễn, hen phế quản, thông thoáng đường thở.
Dòng sản phẩm PQA Hen Suyễn được phát triển từ nguyên tắc hỗ trợ điều trị từ gốc hen suyễn của Đông y. Phương pháp này hướng tới phục hồi toàn diện, vừa tác động loại trừ các chứng bệnh vừa bồi bổ để tạo sự cân bằng cho toàn thân, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính vì đó, PQA Hen Suyễn giúp:
Kiên trì sử dụng PQA Hen Suyễn, người bệnh sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt và không còn ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Người già hết bệnh, có sức khỏe, đề kháng tốt hơn, vui vầy cùng con cháu, an hưởng tuổi già. Trẻ nhỏ hen suyễn không còn hiện tượng lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia học tập và sinh hoạt vui chơi bình thường. Bố mẹ cũng có thể cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con như trước.
Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị hen suyễn, Dược phẩm PQA còn xây dựng mô hình 1 dược sĩ – 1 bệnh nhân. Dược sĩ giỏi, có kinh nghiệm chuyên môn cao sẽ cam kết đồng hành cùng người bệnh, theo dõi sát quá trình điều trị, hỗ trợ xây dựng thực đơn và lối sống khoa học cho đến khi lành bệnh. Vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0818.288.717 để được hỗ trợ chi tiết về liệu trình sử dụng sản phẩm PQA Hen Suyễn.
> Xem thêm: PGS.TS Trần Quốc Bình nói gì về PQA Hen Suyễn?
Hy vọng qua những chia sẻ trên người bệnh đã hiểu được bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, nên ăn gì và chọn lựa được những món ăn phù hợp khi bị hen suyễn. Hãy luôn lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý không chữa được bệnh hen suyễn nhưng sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Tìm kiếm trên mạng cả ngày không bằng nghe DƯỢC SĨ tư vấn 10 phút!!!
Để chọn đúng thuốc đúng bệnh, lời khuyên cho bệnh nhân đó là hãy gọi tới hotline 0818.288.717 hoặc để lại thông tin tại đây để được dược sĩ tư vấn.
Gọi ngay để được chuyên gia tư vấn chi tiết theo tình trạng của bạn