CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh hen suyễn dạng ho (CVA): Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Tác giả: Hòa Nguyễn
Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Hen suyễn (hay hen phế quản) dạng ho (Cough variant asthma: CVA) là một dạng hen suyễn đặc biệt không giống hen suyễn thông thường, khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh cũng như xác định triệu chứng. Để tìm hiểu về căn bệnh đặc biệt này, mời bạn cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! 

Triệu chứng của hen suyễn dạng ho

Bệnh hen suyễn dạng ho biểu hiện điển hình nhất là tình trạng ho khan khô (ho không chứa và tống chất nhầy ra ngoài). Người bị hen suyễn dạng ho không có các triệu chứng thông thường của bệnh hen suyễn cổ điển như tức ngực, thở khò khè, hụt hơi, ho có đờm nhầy, khó ngủ do các triệu chứng trên. 

Hen suyễn dạng ho thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể tiến triển thành bệnh hen suyễn trong tương lai. 

hen suyễn dạng ho

Hen suyễn dạng ho là bệnh lý gì? 

Tình trạng ho mãn tính kéo dài ít nhất 6-8 tuần. Tuy không có nhiều triệu chứng của bệnh hen suyễn nhưng bệnh gây viêm đường hô hấp nghiêm trọng do những cơn ho dai dẳng. 

Hen suyễn dạng ho nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển thành hen suyễn. Theo cơ sở dữ liệu của Viện Y tế quốc gia, có 30-40% người lớn mắc CVA. Nghiên cứu khác cho rằng, CVA là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho trên toàn thế giới. 

Tại Nhật Bản, có tới 42% số người ho dai dẳng không rõ nguyên nhân là do CVA. Ngoài ra, ho dai dẳng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh chảy dịch mũi sau, trào ngược dạ dày. 

> Xem thêm: Mối liên quan giữa bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn dạng ho? 

Nhiều chuyên gia khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra hen suyễn dạng ho. Các nguyên nhân có thể gây ra hen suyễn dạng ho như dị ứng phấn hoa, nhiễm trùng đường hô hấp,... 

Ngoài ra, các chuyên gia y tế thống kê ở nhiều bệnh nhân hen suyễn dạng ho có thể liên quan tới việc dùng một số loại thuốc điều trị các bệnh lý: 

  • Bệnh tim 
  • Suy tim 
  • Đau nửa đầu 
  • Tăng huyết áp 
  • Nhịp tim bất thường. 

Một số loại thuốc nhỏ mắt chứa thành phần điều trị bệnh tăng nhãn áp cũng có thể gây triệu chứng ho. Aspirin cũng góp phần gây ho dẫn tới CVA. 

hen suyễn dạng ho

Một số loại thuốc ảnh hưởng tới bệnh hen suyễn dạng ho 

Chẩn đoán hen suyễn dạng ho như thế nào? 

Bệnh hen suyễn dạng hen rất khó chẩn đoán bởi bệnh chỉ biểu hiện ở dạng ho. Các bệnh nhân bị hen phế quản dạng ho cũng có kết quả bình thường với các xét nghiệm phổi thông thường như đo phế dung. 

Bác sĩ thường sử dụng Methacholine để chẩn đoán CVA. Bác sĩ sẽ cho người bệnh hít methacholine dưới dạng sương mù bình xịt khi thực hiện phép đo phế dung. Sau đó, bác sĩ theo dõi đường thở khi chúng mở rộng và thu hẹp. Nếu chức năng phổi của bạn giảm ít nhất 20%, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hen suyễn. 

Nếu được xác định hen suyễn dạng ho, bác sĩ có thể điều trị hen suyễn mà không cần chẩn đoán xác định bằng methacholine. Nếu nó giúp kiểm soát cơn ho của bạn, điều này có thể xác định bạn bị CVA. 

Điều trị hen suyễn dạng ho như thế nào? 

Tương tự như hen suyễn mãn tính, hen suyễn dạng ho cũng có thể điều trị bằng các loại thuốc: 

  • Corticosteroid dạng hít: Corticosteroid hít hay thuốc hít có tác dụng kiểm soát các cơn ho, giảm khó thở, và cơn khò khè, giảm tắc nghẽn đường thở. Nếu mắc CVA hoặc hen mãn tính, bạn nên sử dụng thuốc hít hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc uống: Thuốc uống hay chất điều chỉnh leukotrience giúp giảm triệu chứng hen trong vòng 24 giờ. 
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản giúp thư giãn các cơ co thắt quanh đường thở, giúp chúng mở ra. Thuốc có dạng ngắn hạn để sử dụng cho cơn hen phế quản cấp hoặc thuốc giãn phế dạng dài hạn dùng hằng ngày để phòng ngừa, kiểm soát hen mãn tính. Xem thêm các loại thuốc xịt hen suyễn tại đây!
  • Máy phun sương: Một số bệnh nhân được chỉ định sử dụng máy phun sương khi các loại thuốc khác không phù hợp. Máy phun sương tự động phun thuốc dưới dạng sương mù để phổi dễ dàng hấp thụ thuốc. 

cách chữa bệnh hen suyễn dạng ho

Phòng ngừa và kiểm soát hen suyễn dạng ho 

Để phòng ngừa các cơn hen suyễn dạng ho, bạn nên tuân thủ một số cách sau: 

  • Tuân thủ việc dùng thuốc: Điều quan trọng để kiểm soát cơn ho hen là tuân thủ liệu trình dùng thuốc của bác sĩ, không nên vì triệu chứng đỡ mà ngưng dùng thuốc. 
  • Tránh chất gây dị ứng: Một số chất gây dị ứng có thể kích ứng các cơn ho hen. Chúng bao gồm khói bụi, ô nhiễm không khí, lông thú nuôi, phấn hoa, nước hoa, hóa chất,... Các chất này có thể làm tăng viêm đường hô hấp, bài tiết nhiều chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở. 
  • Thay đổi lối sống phù hợp: Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh không khí quá khô cho người bị hen suyễn. Ngoài ra, hãy vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh những tác nhân gây bệnh. 
  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc là cách làm nghiêm trọng bệnh lý của bạn nhanh nhất và gây tổn thương phổi. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp khác ngoài CVA. 
  • Kiểm tra lưu lượng đỉnh của bạn: Đây là cách thức tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe hô hấp của bạn. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể dục cho người hen suyễn giúp cải thiện dung tích phổi, thu nhiều khí hơn, giảm stress, lo lắng. Nhiều người đã cải thiện triệu chứng hen suyễn đáng kể nhờ các bài tập như yoga, đi bộ, đạp xe,... 

siro pqa hen suyễn

Siro PQA Hen Suyễn giải pháp hữu hiệu dành cho người bị hen suyễn mãn tính lâu năm

>> Xem thêm: PQA Hen Suyễn có tốt không hay chỉ là lời đồn?

Trên đây chính là thông tin về bệnh hen suyễn dạng ho. Bệnh lý khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với triệu chứng ho của nhiều bệnh lý hô hấp thông thường. Tuy nhiên, khi gặp các cơn ho nghiêm trọng kéo dài, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được các Dược sĩ PQA tư vấn giúp bạn đẩy lùi bệnh nhanh chóng, tránh tiến triển thành hen suyễn mãn tính. 

tư vấn

Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

Tham Vấn Y Khoa

Trần Quang Đạt Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Đạt nguyên là trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội Họ tên: Bác sĩ Trần Quang Đạt Sinh ngày: 03/08/1949 Quê quán: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Địa chỉ nhà riêng: 108B nhà B1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Bác sĩ Trần Quang Đạt...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
N
Nguyễn Thành Công
.
Trả lời 1
1 năm trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào Nguyễn Thành Công, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Chuyên gia sẽ gọi điện để hỗ trợ tư vấn cho bạn ngay nhé
Trả lời 0
1 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
1 trong tổng số 1
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

Ngày đăng:12/10/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn triệt để là cách duy nhất giúp người bệnh có thể...
Xem chi tiết
Hen suyễn kiêng gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Hen suyễn kiêng gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Ngày đăng:07/12/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Một chế độ ăn uống hoàn hảo có thể coi như một "liều thuốc tự nhiên" giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với bệnh lý như hen...
Xem chi tiết
6 bài tập yoga tốt nhất dành cho người bị hen suyễn

6 bài tập yoga tốt nhất dành cho người bị hen suyễn

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
“Yoga là chìa khóa vàng để mở tung cánh cửa dẫn tới sự bình an, tĩnh lặng và niềm vui sướng.” Có lẽ bạn đã từng nghe rất nhiều câu nói về lợi ích của việc tập yoga. Không chỉ đạt tới...
Xem chi tiết
Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả nhất được khoa học chứng minh

Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả nhất được khoa học chứng minh

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Nếu bạn đang bị hen suyễn hoặc đang chăm sóc người thân mắc hen phế quản, bạn sẽ thấy sử dụng thuốc kê đơn chữa hen suyễn tốn rất nhiều tiền mà lại nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế,...
Xem chi tiết
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không, có di truyền không?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không, có di truyền không?

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính gây ra bởi tình trạng viêm và co thắt đường dẫn khí có thể dẫn tới tử vong khi không điều trị kịp thời. Vậy “Bệnh hen suyễn có lây không, có di...
Xem chi tiết
Khí phế thũng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Khí phế thũng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với biểu hiện thường gặp nhất là khó thở. Bệnh gây nên khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt vì khả năng hô hấp suy yếu. Việc...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail