Có thể nói bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản có mối tương quan với nhau. Trào ngược dạ dày có thể khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, khó kiểm soát hơn. Còn hen suyễn cũng sẽ khiến cho trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy làm thế nào để kiểm soát được 2 căn bệnh này cùng với nhau. Hãy cùng Dược phẩm PQA khám phá chi tiết điều này trong bài phân tích dưới đây.
Hen suyễn là bệnh lý liên quan tới hô hấp gây tình trạng ho, khó thở, nghẹt thở,...Bệnh thường khởi phát khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên kích thích dị ứng.
Hen suyễn khởi phát làm các cơ bị siết chặt gây tắc nghẽn đường thở
Các dị nguyên này khiến niêm mạc đường thở sưng lên, các cơ xung quanh bị thắt chặt, chất nhầy viêm nhiễm xuất hiện nhiều bó chẹt đường thở nên không khí không được lưu thông. Từ đó người bệnh đối mặt với tình trạng ho, ho nhiều, khó thở, thở khò khè, tức ngực,...
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối miệng và dạ dày. Dịch dạ dày xuất hiện liên tục sẽ tạo các kích ứng niêm mạc thực quản, có thể gây tình trạng viêm nhiễm. Nặng hơn có thể dẫn tới ung thư thực quản.
Cơ vòng hở sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày
Khi mắc trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ luôn có cảm giác nóng rát ở ngực, thường xuyên tức ngực, khó nuốt. Ở một số người bệnh tiến triển nặng còn xuất hiện khối u nhỏ ở cổ họng. Tình trạng trào ngược dạ dày cũng có thể xuất hiện vào ban đêm gây nên tình trạng ho mãn tính.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh hen suyễn có khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày cao cấp 2 lần so với những người không mắc hen suyễn. Nên những người mắc hen suyễn rất dễ mắc đồng thời cả hen và trào ngược dạ dày thực quản.
Sở dĩ nói trào ngược dạ dày dễ kích hoạt hen suyễn bởi mỗi lần trào ngược dạ dày là acid dạ dày đẩy lên lại làm tổn thương niêm mạc họng. Từ đó tạo ảnh hưởng lớn tới đường dẫn khí, khiến đường dẫn khí hẹp, khi gặp các tác nhân gây dị ứng thì cơ thể lại càng nhạy cảm hơn. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại với nhau tạo nên tình trạng trào ngược dạ dày kích hoạt hen suyễn.
Thêm vào đó, khi trào ngược dạ dày xảy ra, cơ thể sẽ tự động kích hoạt phản xạ thần kinh, gia tăng co bóp thực quản. Phản xạ này làm cho đường thở bị thắt lại, thu hẹp lại từ đó càng làm cho triệu chứng hen suyễn nặng hơn.
Ngược lại, hen suyễn khởi phát đột ngột với các triệu chứng tồi tệ cũng sẽ kích thích gây trào ngược dạ dày thực quản. Khi tiếp xúc với dị nguyên, vi khuẩn, những người hen suyễn dễ khởi phát cơn hen dồn dập, áp suất trong ngực và bụng thay đổi tạo tác động lên dạ dày và gây nên tình trạng trào acid thực quản.
Hen suyễn có thể làm các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng hơn
Cơn hen kéo dài, phổi sẽ sưng lên và tạo áp lực cho các cơ co bóp dạ dày đặc biệt làm giảm khả năng co thắt của cơ nối ống miệng và dạ dày. Từ đó khiến cho acid dễ trào, chảy ngược vào thực quản tạo các cơn khó chịu kéo dài cho người bệnh.
Khi mắc đồng thời cả trào ngược dạ dày và hen suyễn thì người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng thường xuyên ợ nóng, ho khan, khó nuốt. Nhưng 2 bệnh này chỉ chồng chéo và liên kết với nhau trong các trường hợp sau:
Nếu như bạn mắc trào ngược dạ dày và hen suyễn đồng thời thì việc kiểm soát tốt bệnh là điều đặc biệt cần lưu tâm. Để kiểm soát được 2 căn bệnh này, người bệnh cần áp dụng:
> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh như thế nào là hiệu quả nhất
Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết sự liên quan của bệnh hen suyễn với bệnh trào ngược dạ dày. Đây đều là những căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người bệnh. Do đó, nếu bạn thấy các tình trạng bệnh hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày tiến triển nặng cần thăm khám chuyên sâu để có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu như bạn muốn tìm hiểu về cách chữa hen suyễn Vào Gốc và bệnh dạ dày không tái phát có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo Tổng đài 0818 288 717 hoặc truy cập vào website www.thuocnampqa.vn để lại thông tin vào phần Chat Tawkto ở góc phải màn hình, dược sĩ PQA sẽ hỗ trợ bạn.