Tư thế ngồi làm việc không đúng, cúi gập thường xuyên, ngồi lâu một tư thế, ngủ trên bàn làm việc, lười vận động là những yếu tố tác động tới tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Gần đây, những số liệu thống kê của các bệnh viện lớn cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh thoái hóa cột sống đang có dấu hiệu chuyển sang biểu đồ người trẻ. Những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc trung niên 30-35 tuổi đã có dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ. Con số thống kê này cho thấy thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đang trở thành xu hướng đáng báo động hiện nay.
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa của các khớp xương cổ không thể tránh khỏi. Xu hướng này xảy ra ở giới trẻ chủ yếu là do thói quen làm việc không đúng, tư thế ngồi làm việc, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Ở người trẻ, có những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ
Đối với những người trẻ, yếu tố nghề nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là các bạn trẻ làm việc văn phòng. Những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, các tư thế cổ cúi gập, thường xuyên nằm ngủ trưa trên bàn,... Điều này vô tình tạo áp lực lên cổ và lưng, gây ra bệnh thoái hóa.
Những người thường xuyên phải tăng ca, làm việc qua đêm, quá sức cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt cổ.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không đủ các chất tốt cho xương khớp, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân thứ hai gây ra thoái hóa cột sống cổ. Người trẻ ngồi nhiều, ăn uống thừa chất dẫn tới thừa cân, béo phì, gây áp lực cho xương.
>>Xem thêm: Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Người trẻ trong xã hội hiện đại thường chỉ quan tâm tới công việc, mải mệ kiếm tiền, sau đó về nhà nghỉ ngơi, ít vận động thể chất. Những áp lực công việc, stress, mệt mỏi càng khiến người trẻ lười vận động. Thói quen xấu này kéo dài lâu ngày khiến các khớp xương bị khô cứng, kém linh hoạt, dẻo dai, lâu ngày bị thoái hóa.
Ít vận động, ngồi nhiều một tư thế là nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ có thể do tâm lý chủ quan chưa bảo vệ sức khỏe của mình. Người trẻ cậy vào tuổi tác còn trẻ, sức khỏe đang độ dồi dào mà không biết chăm sóc sức khỏe.
Đó là những nguyên nhân điển hình của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Hầu hết người trẻ làm việc văn phòng thường phải ngồi trước máy tính một thời gian dài, tư thế chủ yếu là cúi gập cổ, ít có thời gian vận động. Thời gian dài, thói quen này sẽ gia tăng áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng, gây nên thoái hóa.
Ban đầu, người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ là đau mỏi cổ, các hoạt động như xoay cổ, cúi gập trở nên khó khăn. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể đau lan sang vùng đầu, đau bả vai, tay và cánh tay.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị tới giai đoạn nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như liệt tứ chi, thần kinh thực vật.
Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, người trẻ nên thay đổi thói quen làm việc, ăn uống và sinh hoạt. Đảm bảo bàn làm việc có chiều cao phù hợp với cơ thể, không quá cao cũng không quá thấp với tư thế ngồi.
Ngồi làm việc đúng tư thế, lưng thẳng, cánh tay đặt hai bên, khuỷu tay tạo với cơ thể góc 90 độ, cổ tay thẳng, hai chân chạm đất. Nhân viên văn phòng cũng nên đứng lên đi lại sau 1-2 tiếng làm việc, xoa bóp vùng cổ và vai.
Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D, canxi hỗ trợ xương chắc khỏe
Bên cạnh đó, người trẻ cần thực hiện thói quen ăn uống khoa học. Tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp như canxi, sữa, vitamin D, vitamin C từ rau củ quả, thịt, cá,... Tránh tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, các đồ uống kích thích,...
Bên cạnh đó, vận động tập thể dục thể thao là điều không thể thiếu. Người trẻ cần thường xuyên vận động sau giờ làm việc. Các bài tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông tác dụng trực tiếp đến vùng cổ hoặc đơn giản là các bài tập giải phóng stress, căng thẳng như thiền, yoga giúp đẩy lùi thoái hóa.
Bài viết liên quan: