Bạn có người thân bị thoái hóa đốt sống cổ, điều trị bằng Tây y tốn kém chi phí mà chưa mang lại hiệu quả? Đau nhức xương khớp ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn, gây đau mỏi, nhức sang bả vai, cánh tay, ngón tay, đau đầu,... Bạn đã biết về những mẹo dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam? Hãy thử ngay những bài thuốc sau để cải thiện bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người ta có nhiều lựa chọn như Tây y, đông y, sử dụng vật lý trị liệu, xoa bóp, phẫu thuật,.... Mỗi biện pháp có những ưu nhược điểm riêng mà ở từng giai đoạn bệnh, người bệnh nên áp dụng những cách khác nhau.
Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh luôn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán, chụp chiếu và xét nghiệm xác định rõ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mới có hướng giải quyết đúng.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam có tốt không?
Đối với thuốc nam hay các bài thuốc đông y dân gian điều trị đốt sống cổ, đây là một phương pháp an toàn mà mọi đối tượng đều có thể áp dụng. Với bệnh nhân thoái hóa ở giai đoạn nhẹ, các bài thuốc giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh. Những vị thuốc nam còn có công dụng bồi bổ cơ thể, tác động sâu vào khí huyết, lưu thông mạch máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.
>>Xem thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp
Ngải cứu có vị đắng, có thể sử dụng để nấu ăn hoặc làm thuốc cả ở dạng khô và tươi. Trong Đông y, ngải cứu thường được ứng dụng để điều kinh, chữa đau thần kinh tọa, cảm cúm, đau đầu, đặc biệt là bệnh lý về xương khớp.
Trong ngải cứu có tới 0.34% là tinh dầu, tinh dầu giúp giảm đau, kháng viêm tốt cho các phần xương khớp bị tổn thương.
Bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Có thể tham khảo một số bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu:
Dùng 300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước và thêm 2 thìa mật ong vào uống. Sử dụng hằng ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Uống liên tục khoảng 10-15 ngày sẽ có tác dụng đối với tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Dùng ngải cứu rửa sạch và giã nát, lọc lấy bã, bọc lại vào khăn vải. Dấm gạo đun sôi cho nóng nhúng vào ngải cứu và chườm lên phần cổ bị đau. Có thể chườm lên các phần cột sống hay vai gáy bị đau lan ra. Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ để có cảm giác thoải mái, dễ ngủ, giảm đau.
Dùng ngải cứu phơi khô, muối rang khô, sau đó cho muối và ngải cứu cùng sao vàng lên khoảng 3 phút. Cho hỗn hợp vào vải và chườm lên phần cổ bị đau khoảng 30 phút.
>>Xem thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Mật gấu là một nguyên liệu có nhiều công dụng chữa bệnh. Trong mật gấu chứa nhiều các thành phần hóa học có công dụng kháng viêm, giảm đau trong điều trị các bệnh xương khớp.
Chuẩn bị 30g cây mật gấu, rửa sạch và đem sắc với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước mật gấu để uống, chia phần nước này làm 3 bữa sáng, trưa, chiều để phát huy hiệu quả chữa bệnh.
Trong lá mật gấu chứa nhiều thành phần như sắt, kẽm, chất xơ, carbohydrate và các vitamin A, E, C, B1, B12,... có công dụng ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, chống oxy hóa.
Dùng 9 lá mật gấu giã nát, xay nhuyễn và trộn cùng với bia để uống. Chia uống 2 lần sáng và tối hằng ngày để giảm tình trạng đau nhức.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong thành phần của cây nhàu chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A, B1, C, E, magie, phốt pho và chất khoáng,... Các thành phần này giúp chống viêm, giảm đau và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm tình trạng sưng viêm khi thoái hóa.
Đây là một bài thuốc Đông y sử dụng nhiều vị dược liệu tự nhiên. Rễ nhàu và ngũ trảo mỗi loại 12g, rau ngót, cây cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi, rễ ngà voi mỗ loại 8g. Cho các dược liệu vào sắc với 500ml nước. Đợi tới khi còn 250ml nước và chắt ra uống, mỗi ngày 2 lần.
Ngoài ra, bài thuốc thứ 2 sử dụng cây nhàu để điều trị thoái hóa là rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ khúc khắc 20g, rễ cỏ xước 20g và cam thảo dây 6g. Dùng dược liệu sắc với nửa lít nước, đợi tới khi cạn còn 250ml rồi lọc uống ngày 2 lần.
Dùng cây nhàu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Theo đông y, ớt có vị cay, tính nóng với tác dụng tán hàn, kiện tỳ, chỉ thống (giảm đau) dùng để chữa đau bụng, tiêu hóa kém, đau xương khớp.
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10-15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ và 80g rễ cây ớt chỉ thiên. Rửa sạch nguyên liệu, đem giã nát và ngâm với rượu. Để khoảng 2 tuần sau đó đem ra xoa bóp vào vùng cổ bị thoái hóa, đau nhức.
Bài thuốc 2: Rửa 50g lá ớt cay để ráo nước sau đó rang nóng lá ớt cay với rượu, bọc vào túi vải và chườm lên phần cổ bị đau nhức. Sử dụng 2-3 lần một ngày để đạt được hiệu quả.
Cây cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình. Cỏ xước sao khô có tác dụng mạnh gân cốt, bổ can thận, ứng dụng chữa phong tê thấp, thoái hóa xương và các bệnh liên quan tới khớp xương.
Chuẩn bị 300g cỏ xước khô, sắc với 500ml nước cho tới khi còn 250ml nước thì chắt lấy nước uống. Uống 2 lần mỗi ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng đau nhức đỡ.
Chuẩn bị 100g cỏ xước tươi, đem rửa sạch và giã nát. Lấy phần nước giã nát đem đắp lên phần cổ bị đau.
Cây dền gai có tên khoa học là Amaranthus spinosus, có tính mát và thường ứng dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, giảm đau xương khớp,...
Dền gai sử dụng rất đơn giản, bạn có thể luộc hoặc xào hằng ngày để ăn, cũng có thể phơi khô sắc nước uống để giảm đau thoái hóa cổ.
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, công dụng trấn an, an thần, chống viêm, làm dịu cơn đau do đó được ứng dụng trong các bài thuốc nam chữa xương khớp trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.
Dùng 200g rễ cây xấu hổ, đem rửa sạch và cắt khúc phơi khô. Dùng rễ cây xấu hổ đun cùng 500ml nước khoảng 20 phút thì đem uống.
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây xấu hổ
Xương rồng có vị đắng, tính hàn, dùng để giảm đau xương khớp, các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa đau dây thần kinh, mụn nhọt. Tuy nhiên, sử dụng xương rồng cần lưu ý bởi một số loại xương rồng có chứa độc tố có thể gây hại cho sức khỏe.
Dùng 2-3 lá xương rồng bẹ rửa sạch, cắt bỏ hết phần gai. Ngâm xương rồng với muối khoảng 5 phút. Nướng nóng lá xương rồng đều 2 mặt và áp lên phần cổ bị thoái hóa. Sử dụng mỗi ngày 1 lần trong vòng 15 ngày để đạt được hiệu quả điều trị.
Chuẩn bị 30g đu đủ và 30g mễ nhân. Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi sắc, đun nhỏ lửa tới khi mễ nhân chín mềm. Bạn có thể cho thêm một chút đường để dễ ăn hơn.
Bài viết liên quan: