CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp, bấm huyệt 

Tham vấn Y khoa:

Từ lâu, xoa bóp hay bấm huyệt đã được dân gian lưu truyền trong điều trị nhiều loại bệnh. Xoa bóp, bấm huyệt giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Trong điều trị xương khớp, nếu Tây y thường sử dụng các bài tập vật lý trị liệu thì xoa bóp, bấm huyệt được gọi là “bí kíp” của Đông y. Cùng Thaythuocnam tìm hiểu một số cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp, bấm huyệt.  

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp, bấm huyệt có tốt không? 

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp gây ra những cơn đau mỏi cổ, các khớp cột sống, có thể đau lan ra vai gáy, cổ tay, cánh tay,... 

Đối với những trường hợp khởi phát của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh hầu như chưa có các triệu chứng nặng. Một số cách thức xoa bóp, bấm huyệt đơn giản sẽ giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng, giảm thiểu các triệu chứng đau do thoái hóa gây ra. 

Tác dụng của xoa bóp, bấm huyệt là tác động lực từ bàn tay, ngón tay lên các cơ, giúp giảm đau, thư giãn các cơ và các khớp. Phương pháp này cũng giống như massage cơ thể, người bệnh được thư giãn cơ thể, lưu thông khí huyết, đẩy nhanh tuần hoàn máu và giúp da dẻ săn chắc, hồng hào, cơ thể linh hoạt, dẻo dai hơn. 


Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp có tốt không? Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp có tốt không?

>>Xem thêm: Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp như thế nào? 

Các động tác xoa bóp, bấm huyệt đòi hỏi sự chính xác, cẩn thận để đạt được hiệu quả. 

Xoa bóp vùng cổ gáy 

Để thực hiện động tác này, người bệnh ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước. Dùng cả bàn tay, các ngón tay xoa bóp vùng cổ gáy khoảng 5 phút. Khi cảm thấy giảm nhức mỏi, các cơ cổ thư giãn có thể dừng lại. Động tác này giúp bạn thả lỏng cổ khi phải ngồi hay cúi lâu một tư thế, gây mỏi cổ. 

Day ấn sau gáy, phần vai 

Dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng sau gáy, 8 ngón còn lại ôm đầu. Dây ấn mạnh khoảng 2-3 phút để lực tác động vào sâu cơ thể, lan sang các khớp xương, giảm đau các vùng xung quanh. 


Day ấn phần vai chữa thoái hóa đốt sống cổ Day ấn phần vai chữa thoái hóa đốt sống cổ

>>Tham khảo bài viết: Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ

Day ấn huyệt kiên tỉnh 

Đây là huyệt cao nhất ở phần vai. Day ấn huyệt này khoảng 5 phút sẽ giúp giảm đau thoái hóa cổ lan ra bả vai đáng kể.   

Xoa bóp các khu cổ, vai, bả vai 

Động tác này kết hợp xoa bóp tất cả các vùng liên quan tới khớp cổ trên cơ thể, giảm đau do thoái hóa lan truyền. Động tác này để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng đến sự hỗ trợ của người thân. Dùng tay xoa bóp những vùng đau nhức từ gáy, cổ, vai, bả vai một cách nhịp nhàng, dồn lực từ tay, ngón tay vào làm nóng những vùng xoa bóp để giảm đau tức thì. 

Chà xát gáy, xương bả vai 

Động tác này thực hiện bằng các dùng các ngón tay đan vào nhau, đưa tay ra sau gáy, chà xát lực vừa đủ và di chuyển qua lại khoảng 10 lần để làm nóng phần gáy bị đau. 

Để thực hiện động tác chà xát xương bả vai, vắt tay trái ra đằng sau, đưa bàn tay chà xát xương bả vai theo hướng lên xuống khoảng 10 lần rồi đổi lại với bên phải. 

Động tác véo gân nách 

Ban đầu nghe có vẻ không liên quan giữa nách và cổ đúng không nào? Tuy nhiên, bạn không biết rằng, thoái hóa đốt sống cổ sẽ tấn công các vùng vai, cánh tay, bắp tay, bàn tay theo dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh dưới nách. Do đó, véo gân nách có tác dụng kích thích dây thần kinh, giảm cảm giác tê buốt, đau nhức. Khi động tác này có công dụng, bạn sẽ cảm thấy tê xuống phần ngón tay. 

Xoa bóp cánh tay 

Xoa bóp cánh tay cũng là cách giúp giảm đau các khu vực tay do thoái hóa gây ra. Nhờ sự trợ giúp của người thân, xoa bóp, kéo giãn vùng cánh tay, bả vai để giảm tình trạng tê nhức. 


Xoa bóp cánh tay để giảm đau thoái hóa đốt sống cổ Xoa bóp cánh tay để giảm đau thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh việc xoa bóp thông thường, người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể tìm hiểu và tác động vào các huyệt vị để giảm đau nhức. 

Một số huyệt có thể sử dụng để day ấn như sau:

  • Huyệt thiên trụ: Chân tóc gáy đo sang 1.3 thốn 
  • Kiên ngoại du: D1 - D2 đo sang 3 thốn 
  • Đốc du: Dưới gai đốt sống lưng thứ 6 đo ngang ra thốn 

Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ như thế nào? 

Để phòng ngừa và giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh ngoài các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt cần kết hợp với các thói quen ăn uống, sinh hoạt. 

  • Không sử dụng gối quá cao
  • Tránh khuân vác, mang theo đồ nặng 
  • Vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, kali,... 
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. 

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng và cách đẩy lùi bệnh

Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng và cách đẩy lùi bệnh

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tê chân tay là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tê tay chân thông thường có thể chỉ là hiện tượng do nhiều thói quen sinh lý gây nên. Tuy nhiên, dựa vào hiện tượng, triệu chứng cũng...
Xem chi tiết
7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tê tay chân hay các bệnh lý về xương khớp là hiện tượng hầu hết các đối tượng đều gặp phải không chỉ do quá trình lão hóa mà còn do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học hằng...
Xem chi tiết
5+ Cách chữa tê tay chân sau sinh hiệu quả chị em cần áp dụng ngay!

5+ Cách chữa tê tay chân sau sinh hiệu quả chị em cần áp dụng ngay!

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Một bệnh nhân nữ mới sinh con khoảng 1 tháng gọi điện tới Dược phẩm PQA xin giải đáp thắc mắc rằng: “Tôi vừa sinh con hơn 1 tháng, gần đây, tôi có biểu hiện tê chân tay, tần suất không...
Xem chi tiết
Những lưu ý về bệnh tê tay chân ở người tiểu đường

Những lưu ý về bệnh tê tay chân ở người tiểu đường

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh tê tay chân ở người bị tiểu đường là một hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân là do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra những biến...
Xem chi tiết
Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nhiều người gọi điện tới Dược phẩm PQA chúng tôi và thắc mắc về hiện tượng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ...
Xem chi tiết
Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nếu các mẹ lầm tưởng các bệnh lý về xương khớp chỉ xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi thì có lẽ mẹ đã nhầm. Nhiều bà mẹ gọi tới Dược phẩm PQA và thắc mắc về hiện tượng...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail