Thoái hóa đốt sống cổ có tên khoa học Cervical spondylosis hay còn có tên gọi thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý điển hình về thoái hóa hệ thống xương cột sống. Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra với tỷ lệ lớn ở nhiều đối tượng. Nếu như trước kia, thoái hóa chỉ xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, thì tới cuộc sống hiện đại, thoái hóa đốt sống cổ còn xảy ra ở một bộ phận lớn những người trẻ ngồi văn phòng thường xuyên. Căn bệnh này diễn biến ra sao? Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, cách chữa thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý suy thoái phần đốt sống cổ và khớp do quá trình lão hóa gây nên. Ngoài ra, thoái hóa còn do một số yếu tố bên ngoài như do công việc, lao động,...tác động nên.
Tình trạng thoái hóa bắt đầu từ những hiện tượng các khớp đốt sống, đĩa đệm, bao hoạt dịch, dây chằng có dấu hiệu hư hỏng. Dần biến động thành thoái hóa, đau vùng cổ, nhất là khi vận động.
Thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Căn bệnh thoái hóa thường phát triển âm thầm mà hầu như ban đầu người bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt. Các triệu chứng khi xuất hiện bệnh đó là đau, mỏi vùng cổ sau gáy, nhất là khi vận động vùng cổ. Dần dần, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ cảm thấy đau buốt hơn, khó chịu ngay cả lúc nghỉ ngơi, không vận động.
Một số triệu chứng khác của bệnh:
Thoái hóa đốt sống cổ do nhiều nguyên nhân gây ra, từ nội địa bên trong cơ thể tới các yếu tố môi trường bên ngoài.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ ở nhiều đối tượng. Điều này có thể do tư thế làm việc, người làm việc văn phòng ngồi một tư thế quá lâu, ít vận động gây ra các khớp đơ cứng và thoái hóa.
Một số công việc phải cúi ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu, vai cũng gây nên tình trạng thoái hóa.
Những công việc phải ngồi máy tính nhiều, ít vận động có thể gây vôi hóa cột sống, gai cột sống cổ. Việc ngồi làm việc giữ nguyên một tư thế, nhìn lên và cúi xuống, vị trí ngồi thấp hoặc cao so với bàn cũng gây ra các triệu chứng của thoái hóa.
Ngồi trước máy tính quá lâu có thể gây thoái hóa đốt sống cổ
Việc ăn uống thiếu chất, đặc biệt là các khoáng chất như canxi, vitamin, magie,... sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia, thuốc lá cũng có thể gây thoái hóa đốt sống.
Ngoài ra, thói quen khi ngủ như chỉ ngủ 1-2 tư thế, không chuyển mình, gối ngủ không phù hợp, cứng, cao hoặc quá mềm cũng có thể khiến vùng cổ bị cứng.
Những nguyên nhân trên sẽ gây ra việc thay đổi trong cột sống, phần xương và sụn vùng cổ dần bị thay đổi.
Một số yếu tố có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
Tuổi tác ảnh hưởng tới thoái hóa đốt sống cổ
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người ta cần thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm
Đầu tiên, để thực hiện các xét nghiệm, người bệnh có thể được bác sĩ khám lâm sàng các cử động, tần suất vận động của cột sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra các phản xạ và sức cơ của hai tay để xem thoái hóa có tác động lên dây thần kinh và tủy sống không.
Các xét nghiệm chụp chiếu sẽ cung cấp hình ảnh trực quan nhất cho việc chẩn đoán và điều trị. Các xét nghiệm được thực hiện:
Ngoài ra, để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể còn được thực hiện các chức năng thần kinh như điện cơ, nghiên cứu dẫn truyền thần kinh,...
Để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần kết hợp thay đổi các thói quen không tốt với xương khớp
Xoa bóp, chăm sóc và vận động vùng cổ thường xuyên, tránh những áp lực kéo dài, không làm việc quá sức. Nên kết hợp lao động và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, tránh tác động mạnh tới đốt sống cổ.
Đối với những đối tượng làm việc văn phòng, thường xuyên ở 1-2 tư thế, hãy thực hiện thay đổi những động tác đơn giản như vặn mình, đứng lên đi lại sau một khoảng thời gian làm việc, không ngồi ì trước bàn làm việc và máy tính quá lâu
Chọn bàn làm việc và ghế ngồi cân đối với cơ thể, sử dụng máy tính có màn hình lớn để các cơ cổ không phải hoạt động quá sức.
Đối với tư thế ngủ, người bệnh nên thay đổi tư thế thường xuyên, không nên nằm sấp bởi có thể khiến cổ bị gập, cũng không nên sử dụng gối quá cao.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tư thế làm việc đúng
Để phòng ngừa thoái hóa, người bệnh có thể vận động các bài tập thể dục cổ như đánh cầu lông, chơi bóng rổ, bóng chuyền để các cơ cổ được thư giãn và thêm linh hoạt.
Vận động cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kiểm soát các triệu chứng của thoái hóa.
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bị thoái hóa có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ để điều trị thoái hóa. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau. Để sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
>>Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Chế độ ăn uống cũng tác động trực tiếp tới tình trạng thoái hóa khớp. Các thực phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn là những đồ ăn nhiều chất béo, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, đồ ăn sẵn, thịt đỏ có thể khiến tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
Người bị thoái hóa khớp cổ nên ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa cung cấp canxi, rau củ hoa quả tươi, ngũ cốc cung cấp vitamin và khoáng chất, tăng hệ miễn dịch, vitamin D cho quá trình hấp thụ canxi và tăng sức bền cho xương.
Bài viết liên quan: