CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì – không nên ăn gì? 

Tham vấn Y khoa:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, đặc biệt với người bị bệnh. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra thường xuyên ở lứa tuổi từ trung niên trở đi, khi các khớp sụn bị bào mòn, hư hỏng gây ra tình trạng thiếu dẻo dai, đau mỏi ê ẩm. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì - không nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? 

Nhiều loại thực phẩm có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung những thực phẩm sau: 

Thực phẩm giàu canxi

Theo nghiên cứu, 99% lượng canxi trong cơ thể người tồn tại trong xương và răng. Canxi có vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và làm lành các vết nứt xương nhanh chóng. 


Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Khi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, xương trở nên giòn và yếu hơn. Vì vậy, cần bổ sung thực phẩm giàu canxi như: 

  • Sữa và các thành phần từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Sữa chính là nguồn thực phẩm phòng chống bệnh loãng xương và các bệnh lý xương khớp tốt nhất. 
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu đen, đậu phụ, đậu bắp, đậu Hà Lan,...
  • Cá: Cá mòi, cá hồi,...
  • Canxi còn có nhiều trong các loại hải sản: Trong hải sản còn chứa nhiều vitamin D, tốt cho người mắc bệnh xương khớp, hỗ trợ cấu trúc xương khỏe mạnh. 

Thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin

Đây là 2 dưỡng chất có vai trò hỗ trợ tái tạo các mô sụn khớp xương. Do đó, khoáng chất này có nhiều trong các loại sụn sườn động vật, xương ống, xương sườn,... 

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 có trong các loại hạt, cá ngừ, cá hồi, tôm, súp lơ xanh,... là chất hỗ trợ quá trình hồi phục xương bị tổn thương đồng thời giảm tiêu viêm cho cột sống. 


Bổ sung nguồn thực phẩm giàu omega-3 cho người thoái hóa đốt sống cổ Bổ sung nguồn thực phẩm giàu omega-3 cho người thoái hóa đốt sống cổ

>>Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? 

Thực phẩm giàu đạm

Thiếu đạm là nguyên nhân khiến lượng canxi trong máu giảm, xương ngừng phát triển khiến thoái hóa đốt sống cổ. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung đủ đạm từ thịt, cá biển,... tránh nguy cơ thoái hóa đốt sống. Tuy nhiên, cần hạn chế thực phẩm thịt đỏ khiến tình trạng viêm khớp nặng hơn. 

Thực phẩm nhiều magie 

  • Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, mì ống, hạt hướng dương, hạt vừng,... 
  • Các loại đậu
  • Rau xanh: Rau cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh 
  • Trái cây: Kiwi, chanh leo, mâm xôi, chuối, bơ,..

Magie là khoáng chất giúp duy trì khối lượng cơ bắp, giúp cơ bắp co bóp và thư giãn. Thiếu magie có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng bị chuột rút, loãng xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa cột sống. Ngoài các thực phẩm chứa magie, bạn có thể bổ sung magie bằng cách uống thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung liều lượng phù hợp. 


Magie giảm thiểu nguy cơ loãng xương, chuột rút, thoái hóa Magie giảm thiểu nguy cơ loãng xương, chuột rút, thoái hóa

Vitamin C

Vitamin C có trong các loại quả chanh, dứa, bưởi, cam,... là nguồn cung ứng men kháng viêm và giúp hỗ trợ người bị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. 

Chất xơ

Không thể thiếu trong mọi chế độ ăn uống, chất xơ trong hoa quả tươi, rau xanh là đóng vai trò lớn trong việc tạo chất nhầy ở mối khớp, giảm ma sát giữa các đĩa đệm. Rau xanh cũng chứa chất kháng viêm tự nhiên, nhờ đó giảm đau, tiêu sưng hiệu quả. 

Các loại vitamin D, E, K

Vitamin E có vai trò hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, là một thành phần tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin K tăng độ bền và chắc khỏe cho xương và vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tăng sức khỏe xương khớp. 


Các loại vitamin D, E, K có trong thực phẩm giúp hỗ trợ cấu trúc xương khớp, tăng cường hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe Các loại vitamin D, E, K có trong thực phẩm giúp hỗ trợ cấu trúc xương khớp, tăng cường hấp thụ canxi cho xương chắc khỏe

Các loại thực phẩm giàu Genistein

Đây là thành phần có trong đậu nành và các sản phẩm có từ đậu nành. Cũng như hormone estrogen, genistein có vai trò làm xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. 

Các loại gia vị

Ít ai biết rằng một số loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình như hạt tiêu, củ tỏi, ớt, gừng, lá lốt,... lại chứa các hoạt chất kháng viêm tự nhiên. Đây là thành phần quan trọng cho quá trình giảm đau, viêm nhiễm của người thoái hóa đốt sống cổ. Chúng còn giúp kích thích lưu thông máu, nuôi dưỡng các khớp xương, tăng sức khỏe và độ bền của xương. 

Các loại nấm 

Không ai có thể phủ nhận nấm là một thực phẩm tốt cho sức khỏe như phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,... Nhờ đó, nấm sẽ ngăn ngừa các vi khuẩn hay tác nhân tấn công cơ thể, ngăn tình trạng viêm sưng, phòng ngừa lão hóa xương khớp. 

Thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì? 

Tình trạng thoái hóa xảy ra khi cấu trúc xương không còn dẻo dai và khỏe mạnh, viêm sưng, cột sống bị chèn ép. Người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng. 

Thịt đỏ

Thịt đỏ có ở các loại thịt chó, thịt bò, thịt trâu giàu đạm và chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất nhưng việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ là nguyên nhân khiến tình trạng viêm sưng nặng hơn, không đủ sản sinh canxi trong máu, khiến thiếu hụt khối lượng xương. 

Do đó, người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chỉ ăn một lượng vừa đủ để bổ sung đạm và protein. Thay vào đó, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gà để bổ sung chất dinh dưỡng. 


Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ

Đồ quá mặn hoặc ngọt

Muối và đường khiến triệu chứng viêm khớp diễn ra mạnh hơn, ngăn chặn quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy cần hạn chế thực phẩm mặn và ngọt nếu không muốn thoái hóa diễn ra mạnh hơn. Tập thói quen ăn nhạt, tránh xa các đồ ăn như đồ kho, dưa muối, các loại mắm.

Đồ chiên xào

Thực ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ khiến mỡ máu tăng cao và các mặt bao trong khớp bị viêm sưng, khiến tình trạng bệnh thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng các thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt,...

Thức ăn chế biến sẵn 

Các loại đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, xúc xích, gà rán,... là nguồn cung cấp cholesterol lớn cho cơ thể. Đây là một loại chất béo xấu ảnh hưởng tới máu, giảm sức bền của cấu trúc xương và phá hủy quy trình ngăn ngừa thoái hóa của cơ thể. 

Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... chứa lượng cồn và nicotin - những chất phá hủy trực tiếp ổ khớp và thúc đẩy quá trình viêm cột sống cấp tính. Theo nghiên cứu, người sử dụng rượu bia và thuốc lá có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ gấp nhiều lần so với người không sử dụng. 

Thoái hóa đốt sống cổ nên tránh xa thuốc lá, chất kích thích rượu bia Thoái hóa đốt sống cổ nên tránh xa thuốc lá, chất kích thích rượu bia

Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic

Những loại rau quả như khoai tây, cà chua, việt quất, củ cải,... chứa nhiều acid oxalic là chất gây gia tăng đau nhức và kích hoạt phản ứng viêm sưng. Do đó, không phải hoa quả nào cũng tốt cho người bị thoái hóa khớp, hãy lưu ý những thực phẩm nhiều acid oxalic trong thực đơn của mình.

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng và cách đẩy lùi bệnh

Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng và cách đẩy lùi bệnh

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tê chân tay là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tê tay chân thông thường có thể chỉ là hiện tượng do nhiều thói quen sinh lý gây nên. Tuy nhiên, dựa vào hiện tượng, triệu chứng cũng...
Xem chi tiết
7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tê tay chân hay các bệnh lý về xương khớp là hiện tượng hầu hết các đối tượng đều gặp phải không chỉ do quá trình lão hóa mà còn do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học hằng...
Xem chi tiết
5+ Cách chữa tê tay chân sau sinh hiệu quả chị em cần áp dụng ngay!

5+ Cách chữa tê tay chân sau sinh hiệu quả chị em cần áp dụng ngay!

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Một bệnh nhân nữ mới sinh con khoảng 1 tháng gọi điện tới Dược phẩm PQA xin giải đáp thắc mắc rằng: “Tôi vừa sinh con hơn 1 tháng, gần đây, tôi có biểu hiện tê chân tay, tần suất không...
Xem chi tiết
Những lưu ý về bệnh tê tay chân ở người tiểu đường

Những lưu ý về bệnh tê tay chân ở người tiểu đường

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh tê tay chân ở người bị tiểu đường là một hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân là do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra những biến...
Xem chi tiết
Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Bị tê tay chân là thiếu chất gì? Top 5 những chất cần bổ sung ngay

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nhiều người gọi điện tới Dược phẩm PQA chúng tôi và thắc mắc về hiện tượng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ...
Xem chi tiết
Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Ngày đăng:19/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Nếu các mẹ lầm tưởng các bệnh lý về xương khớp chỉ xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi thì có lẽ mẹ đã nhầm. Nhiều bà mẹ gọi tới Dược phẩm PQA và thắc mắc về hiện tượng...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail