CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được. Việc biết và nắm bắt các dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè, thở dồn dập thậm chí là khó thở cũng sẽ khiến cho việc cấp cứu được thực hiện nhanh chóng gia tăng khả năng phục hồi cho người bệnh. Vậy cụ thể Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh? Những vấn đề này đã được các chuyên gia của Dược phẩm PQA giải đáp chi tiết trong bài phân tích, chia sẻ dưới đây.

thở khò khè là bệnh gì

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Thở khò khè là bệnh gì?

Thở khò khè là tình trạng hơi thở nhanh, dồn dập dễ phát ra tiếng còi the thé. Tình trạng này thường liên quan đến khó thở. Âm thanh của tiếng thở khò khè sẽ khác nhau tùy thuộc vào phần nào của hệ thống hô hấp bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Hệ thống hô hấp trên bị thu hẹp có thể khiến bạn bị khàn giọng. Hệ thống hô hấp dưới bị tắc nghẽn tạo ra "âm điệu nhịp nhàng". Tình trạng thở khò khè khi nằm rất dễ gặp ở những người đã có tiền sử mắc bệnh lý về đường hô hấp. 

2. Dấu hiệu thường gặp khi thở khò khè

Khi thấy những dấu hiệu dưới đây có thể người bệnh đang phải đối mặt với tình trạng thở khò khè liên tục, kéo dài, dễ chuyển biến xấu: 

  • Khó thở
  • Ho
  • Tức ngực
  • Sốt
  • Nghẹt mũi
  • Mất giọng
  • Sưng môi hoặc lưỡi
  • Vùng da quanh miệng hoặc móng tay có màu hơi xanh

Nếu thấy xuất hiện ít nhất 3 dấu hiệu trên thì người bệnh cần nhanh chóng tới các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời. 

3. Nguyên nhân gây thở khò khè

Tình trạng khó thở, thở khò khè xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể tổng hợp thành các nguyên nhân, biểu hiện của các bệnh lý sau: 

Hen suyễn

Thở khò khè về đêm, khó thở kéo dài có thể chính là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Khi mắc hen suyễn đường thở sẽ luôn bị hẹp bởi đờm nhầy chặn kín, nên khi thở sẽ để hiện tượng khò khè. Nên nếu như người bệnh gặp phải trường hợp khó thở kéo dài này cần phải thăm khám và điều trị sớm. 

thở khò khè là dấu hiệu của bệnh hen suyễnThở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn

     >> Xem thêm: Tổng hợp 10 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn đơn giản và hiệu quả

Viêm phế quản

Một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp là bệnh viêm phế quản. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Viêm phế quản xảy ra khi phế quản bị sưng hoặc viêm do vi rút. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này như không khí ô nhiễm, vi rút, thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại….

viêm phế quản cũng có thể gây ra thở khò khè

Viêm phế quản gây tắc nghẽn đường thở

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây viêm và tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) trong phổi.

Co thắt phế quản

Co thắt phế quản gây nên triệu chứng thở khò khè là do đường thở bị thu hẹp, làm giảm quá trình trao đổi khí. Đồng thời, bệnh lý gây nên viêm đường hô hấp, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Các triệu chứng ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ho, khạc đờm, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh,… Khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên đi khám ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nguy hiểm hơn, hiện nay có tới 6% ca tử vong trên toàn cầu là do bệnh phổi mãn tính nên phát hiện và điều trị sớm là điều đặc biệt cần thiết để điều trị phục hồi nhanh chóng. 

Copd gây ra tình trạng thở khò khè

COPD gây tình trạng thở khò khè, thở ngắt quãng

     >> Xem thêm: Cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược trở lại một ống gọi là thực quản giữa miệng và dạ dày. Dung dịch có tính axit này gây kích ứng niêm mạc thực quản.

trào ngược dạ dày thực quản gây thở khò khè

Trào ngược thực quản dễ gây nên tình trạng khó thở, thở khò khè

Liệt dây thanh

Nghe có vẻ lạ nhưng liệt dây thanh âm cũng là tình trạng xảy ra ở nhiều người. Dây thanh là bộ phận có chức năng ngăn cản các vật thể lạ xâm nhập vào đường hô hấp và hình thành nên lời nói của con người.

Liệt dây thanh có thể do phẫu thuật, khối u, nhiễm trùng, chấn thương,... Tất cả những yếu tố này góp phần gây ra các triệu chứng ban đầu là khàn giọng, khó nói và thở khò khè. Các triệu chứng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh không thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cho dù là nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng thở khò khè đi nữa thì đều tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu này cần lập tức đi thăm khám để điều trị sớm. 

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

  • Khó thở
  • Thở nhanh
  • Màu da hơi xanh
  • Thở khò khè sau khi bị ong chích, uống thuốc hoặc ăn thực phẩm gây dị ứng
  • Thở khò khè kèm theo khó thở nghiêm trọng hoặc màu da hơi xanh
  • Thở khò khè sau khi nghẹn một vật nhỏ hoặc thức ăn

Khi thấy các dấu hiệu trên và các dấu hiệu có tình trạng nặng hơn hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu như bạn chủ quan để bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị phục hồi có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Nhất là nếu chẳng may thở khò khè là dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn hay các bệnh hô hấp khác. 

thăm khám để tìm nguyên nhân điều trị thở khò khè

Thăm khám sớm nhất có thể để điều trị thở khò khè

5. Cách chữa thở khò khè tại nhà

Khi tìm được nguyên nhân dẫn tới tình trạng thở khò khè thì bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt thì người bệnh có thể tham khảo cách chữa khó thở, thở khò khè tại nhà như sau: 

Uống nhiều nước

Cơ thể con người cần duy trì từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sự sống. Uống đủ nước giúp bạn dễ dàng ho ra đờm khi thở khò khè. Từ đó cổ họng thông thoáng, không còn khó thở nữa.

Xông hơi

Khi bạn xông hơi, cổ họng và mũi của bạn sẽ được giữ ấm. Khi đó, các chất gây kích thích đường thở sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ, giúp giảm ho và thở khò khè.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi bởi những thực phẩm này không chỉ giàu vitamin mà còn giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng khó thở.

Sử dụng các bài tập thở

Các bài tập thở sẽ giúp cho người bệnh có thể tự chủ được khả năng hô hấp, cải thiện được tình trạng thở khò khè đang gặp phải. Đồng thời, các bài tập thở cũng sẽ cải thiện được triệu chứng của các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, COPD, viêm phế quản, viêm phổi,...mà người bệnh đang gặp phải.

Sử dụng thực phẩm bổ trợ bảo vệ sức khỏe đường hô hấp

Đối với những người mắc bệnh về đường hô hấp thì cần sử dụng thuốc điều trị kết hợp với dòng sản phẩm bổ trợ. Đối với những người đang thắc mắc thở khò khè uống thuốc gì thì có thể tham khảo ngay dòng sản phẩm thông thoáng đường thở như PQA Hen Suyễn để giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn. Dòng sản phẩm này có thành phân hoàn toàn từ dược thảo tự nhiên lành tính lại được nghiên cứu từ bài thuốc cổ hàng nghìn năm tuổi “Định Suyễn Thang”. Sản phẩm không chỉ giúp thông thoáng đường thở mà còn giúp phục hồi sức khỏe toàn diện cho người bệnh. 

pqa hen suyễn

PQA Hen Suyễn hỗ trợ thông thoáng đường thở cho người hen suyễn 

6. Những điều cần tránh khi bị thở khò khè

Khi bị thở khò khè người bệnh tuyệt đối không được thực hiện các điều sau:

  • Không sử dụng rượu, chỉ với một ly rượu cũng có thể kích thích đường thở co thắt khiến cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Không sử dụng bia: Nếu bạn thích uống bia và bị chứng thở khò khè, tốt nhất nên tránh xa nó một thời gian. Chỉ nửa lít bia hoặc hơn là không tốt cho phổi của bệnh nhân 
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Chuối chứa nhiều tinh bột, đây là thứ bạn nên tránh khi bị thở khò khè. Một số thực phẩm tương tự khác là khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ có bột bắp (ngô). Có rất nhiều tinh bột trong khoai tây chiên mà bạn cần tránh. Khoai tây luộc sẽ tốt hơn, nhưng ở mức độ vừa phải.
  • Ớt, đồ chua: Đồ chua, kim chi và ớt thường khó từ chối trong bữa ăn, nhưng nếu bạn đang thở khò khè, bạn nên tránh những thực phẩm này
  • Không nên lao động quá sức bởi sẽ gây chèn ép lên hoạt động của phổi, gia tăng sự khó thở cho người bệnh

Như vậy, Dược phẩm PQA đã giúp các bạn có thể nắm bắt được thông tin chi tiết về chứng bệnh thở khò khè. Đối với những người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn thì cần thường xuyên chăm sóc sức khỏe, cải thiện chức năng hô hấp.

Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0818 288 717 hoặc đặt câu hỏi ở phần dưới góc phải màn hình, chuyên gia PQA sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ.

chat với chuyên gia


Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:10/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người bệnh có...
Xem chi tiết
Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn được cho là một trong những phương pháp khá hữu hiệu và được nhiều người bệnh áp dụng. Nếu như bạn chưa tìm được đâu là cách chữa hen suyễn hiệu...
Xem chi tiết
Bệnh hen có ăn được thịt gà không? Giải đáp của chuyên gia

Bệnh hen có ăn được thịt gà không? Giải đáp của chuyên gia

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Theo quan niệm của dân gian khi ho, hen ăn thịt gà sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, ho nhiều hơn. Liệu thực sự thì bệnh hen có ăn được thịt gà không? Cùng với đó hen phế quản có được ăn...
Xem chi tiết
Lá hẹ chữa hen suyễn - Giải pháp tuyệt hảo của tự nhiên

Lá hẹ chữa hen suyễn - Giải pháp tuyệt hảo của tự nhiên

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Lá hẹ chữa hen suyễn được coi là mẹo dân gian làm giảm nhanh tình trạng ho hen suyễn lành tính. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của phương pháp này là gì? Sử dụng lá hẹ như thế nào mới đạt...
Xem chi tiết
Top 5 công thức chữa hen suyễn bằng gừng và mật ong tại nhà

Top 5 công thức chữa hen suyễn bằng gừng và mật ong tại nhà

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mãn tính gây ra các triệu chứng như ho, thở khò khè, khó thở, ngực tức. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn, trong đó có các phương pháp tự...
Xem chi tiết
Mách bạn 5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô cực dễ

Mách bạn 5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô cực dễ

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Lá tía tô (tô tử) là thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị hen phế quản. Dưới đây, Dược Phẩm PQA chia sẻ 5 bài...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail