CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

X quang COPD hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

X quang COPD là một trong những kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh COPD nhanh chóng, hiệu quả. Tuy không thể dựa trên kết quả phim chụp để xác định chính xác bệnh nhưng đây cũng là kết quả có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Cụ thể phương pháp X quang ngực được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài phân tích chia sẻ dưới đây. 

x quang copd chẩn đoán bệnh viêm phổi tắc nghẽn hiệu quả

Chụp X Quang COPD đánh giá mức độ bệnh tốt hơn

Đôi nét về bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp, gây khó thở. Khi mắc COPD người bệnh thường phải đối mặt với những triệu chứng sau: 

  • Khó thở
  • Ho mãn tính hoặc khạc đờm mạn và/ hoặc tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh như khói thuốc, khói của nguyên liệu hay khói bụi nghề nghiệp
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần
  • Ngực có cảm giác đau, thắt chặt
  • Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài
  • Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.

Hiện nay thì COPD tiến triển nặng dần theo 4 giai đoạn. Dựa theo đo chức năng thông khí thì có thể chia thành các giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn I FVE1 trên 80% lý thuyết
  • Giai đoạn II FVE1 từ 50-80% lý thuyết
  • Giai đoạn III FVE1 từ 30-50% lý thuyết
  • Giai đoạn IV FVE1 dưới 30% lý thuyết hay còn gọi là giai đoạn cuối của COPD

Ngoài ra để chẩn đoán giai đoạn của COPD, người ta dựa vào phân nhóm ABCD của GOLD. Dựa vào số đợt cấp và thang điểm CAT, mMRC để đánh giá. Những bệnh nhân giai đoạn cuối thường ở nhóm D nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong vòng 12 tháng hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10. 

Đây là những triệu chứng, cấp độ để bác sĩ có thể chẩn đoán, xác định một phần tình trạng bệnh mà người bệnh đang gặp phải. Tuy nhiên vẫn cần có những thăm khám chụp chiếu chuyên sâu hơn để hỗ trợ xác định có phải bệnh nhân mắc COPD hay không. Trong đó thì chụp X quang phổi COPD được ứng dụng khá phổ biến trong chẩn đoán điều trị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính

Chụp X quang ngực có chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không?

Khi nghi ngờ COPD, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, hoặc chụp X-quang, giúp chẩn đoán COPD chính xác hơn (gọi tắt là chụp X-quang COPD).

Chụp X-quang phổi là một thủ thuật không xâm lấn, không đau và nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng sóng điện từ để tạo ra hình ảnh của phổi, tim, cơ hoành và lồng ngực.

hình ảnh x quang phổi copd

Hình ảnh X quang phổi phì đại

Hình ảnh trên X quang COPD có thể phản ánh bạn mắc COPD nếu xuất hiện các vấn đề sau: 

  • Phổi áp lực phổi: là dấu hiệu phổi bị giữ lại không khí, gây sưng phù quá mức, khiến nhu mô phổi bị tổn thương và mất khả năng đàn hồi cũng như khả năng thải khí ra ngoài sau mỗi lần hít thở. Kết quả là bệnh nhân không thể hít thở không khí vào từng nhịp thở, dẫn đến khó thở.
  • Màng phẳng: Đây cũng là kết quả của việc phổi bị lạm phát quá mức
  • Bong bóng khí: các túi khí hình thành do khí phế thũng, làm tổn thương mô phổi, chiếm không gian và hạn chế chức năng phổi.
  • Bóng tim bị thu hẹp: Có thể thấy khi COPD tiến triển, tim bị nén lại do phổi nở ra, dẫn đến hình ảnh tim bị thu hẹp hoặc dài ra.

Hình ảnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán bệnh chính xác hơn so với chẩn đoán thông thường. 

     >> Xem thêm: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Quá trình thực hiện chụp X quang COPD

  • Bước 1: Bệnh nhân vào phòng chụp X – Quang riêng theo sự hướng dẫn của chuyên viên
  • Bước 2: Bệnh nhân đứng gần tấm phim có gắn đầu thu để thu hình ảnh phổi vào máy tính
  • Bước 3: Chuyên viên hướng dẫn bệnh nhân cách nín thở để kết quả được rõ nét và chính xác
  • Bước 4: Chờ kết quả và nhận chẩn đoán từ bác sĩ

Chụp X quang phổi là bước đầu để xác định các bệnh lý về phổi như COPD cực tốt. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một vài điểm hạn chế như:

  • Khó có thể phát hiện được mức độ tổn thương ở một số vùng khó quan sát
  • Tình trạng tổn thương ở phổi có thể bị che lấp 1 phần bởi bóng tin hoặc xương sườn
  • Khó có thể xác định được chính xác bản chất độ thương của phổi
  • Khó có thể phát hiện những vùng viêm nhiễm ở giai đoạn mới

Những lưu ý khi chụp X quang COPD

Để có được kết quả chụp X quang COPD tốt nhất trước và sau khi thực hiện chụp chiếu các bạn cần phải lưu ý các điểm sau:

  • Nếu như bạn đã thực hiện chụp X - quang COPD trước đó cần mang kết quả mới nhất tới cơ sở đang chuẩn bị thực hiện chụp X Quang để bác sĩ có thể tiến hành so sánh kết quả với nhau
  • Không mang các đồ vật kim loại như đồng hồ, trang sức, túi xách,...trong khi chụp để tránh ảnh hưởng tới kết quả chụp chiếu
  • Tuyệt đối không chụp X quang đối với phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ mang thai để tránh các tác động xấu của tia X quang tới sức khỏe thai nhi
  • Khi thực hiện chụp X quang cần mặc trang phục theo yêu cầu của bệnh viện để có kết quả chụp rõ nhất. 

Trên đây là thông tin về chụp X quang COPD giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách hiệu quả. Nếu như bạn thấy mình có các triệu chứng đờm, ho, khó thở liên tục cần tư vấn thì vui lòng gọi đến Dược Phẩm PQA qua số tổng đài 0818.288.717 hoặc để lại thông tin ở phần Chat (dưới góc phải màn hình), chuyên gia PQA sẽ hỗ trợ bạn 24/7.

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh COPD hiện nay, một căn bệnh khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bất cứ lúc nào. Cùng với liệu trình điều trị khoa học, hợp lý và bài...
Xem chi tiết
Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
SPO2 là gì? Tại sao cần đo chỉ số SPO2? Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Đây đều là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy chỉ số này quan trọng như thế nào?...
Xem chi tiết
Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khó thở là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc trao đổi khí, hít vào thở ra cảm thấy nặng nề, khó nhọc, hơi thở ngắn. Lúc này lồng ngực người bệnh cảm giác như bị thít chặt...
Xem chi tiết
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được. Việc biết và nắm bắt các dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè, thở dồn...
Xem chi tiết
Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tràn khí màng phổi một trong những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mãn tính. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng tràn khí màng phổi là như nào? Để giúp người bệnh hiểu biết...
Xem chi tiết
Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
COPD và hen phế quản là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau cả về triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, khiến người bệnh nhầm lẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết này, hãy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail