CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh hen suyễn kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Hen suyễn là nguyên nhân đáng kể gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Cho dù người bệnh đó có hút thuốc lá hay không nhưng khi đã mắc hen suyễn thì rất dễ gây ra ung thư phổi. Tại sao lại xuất hiện tình trạng trạng này? Bệnh hen suyễn kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư phổi? Hãy cùng Dược phẩm PQA giải đáp chi tiết vấn đề này trong bài phân tích tổng hợp dưới đây.

Đôi nét về hen suyễn và bệnh Ung thư phổi

Hen suyễn là một bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi lên cơn hen suyễn, niêm mạc của phế quản có thể bị sưng, viêm và dễ bị kích ứng. Tình trạng co thắt và viêm nhiễm có thể thu hẹp đường thở, làm giảm luồng không khí vào và ra khỏi phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường thở càng hẹp lại. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng thở khò khè, khó chịu vô cùng.

hen suyễn kéo dài tăng nguy cơ gây ung thư phổi

Bệnh hen suyễn kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh ung thư bắt nguồn từ phổi, còn được gọi là các khối u ác tính về đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi khối u ác tính hình thành trong phổi, kích thước tăng nhanh gây xâm lấn, chèn ép các bộ phận xung quanh. Hai lá phổi trong khoang ngực hấp thụ oxy khi hít vào và thải ra khí cacbonic (CO2) khi thở ra.

Các bác sĩ chia các khối u ác tính ở phổi (đường thở) thành hai loại lớn dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư là:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm 80-85% các trường hợp. Nghĩa là khối u ác tính ở phổi, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15-20% các trường hợp. Loại ung thư này thường chỉ gặp ở những người nghiện thuốc lá nặng. 

Ung thư phổi thường xuất hiện ở những người nghiện thuốc lá

Ung thư phổi thường xuất hiện ở những người nghiện thuốc lá

Tại sao hen suyễn lại làm tăng nguy cơ ung thư phổi?

Trong nghiên cứu "Bệnh hen suyễn và nguy cơ ung thư phổi" đăng trên tạp chí Oncotarget, của Trung Quốc cho thấy, bệnh hen suyễn có liên quan đáng kể đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi. Cụ thể người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn 44%.

Đưa ra lời giải thích cho vấn đề này thì các chuyên gia chỉ ra rằng mối liên kết này xuất phát từ các yếu tố nguy cơ là phổ biến. Điều này có nghĩa là trong thời gian mắc hen suyễn, người bệnh có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến triển của bệnh. Nhưng nếu chủ quan, để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, phổi dần dần “bị ăn mòn” dẫn tới hệ quả là là ung thư phổi. Thêm vào đó, yếu tố hen suyễn đồng hợp với một số yếu tố khác như hút thuốc lá cũng có thể gây nên tình trạng ung thư phổi

Điều này có thể khẳng định rằng việc phát hiện hen suyễn và kiên trì điều trị hen phế quản vô cùng quan trọng. Thời gian chậm kéo dài không chỉ khiến sức khỏe người bệnh nhanh hao hụt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Không chỉ dừng lại ở ung thư phổi mà còn có thể chuyển biến thành suy hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng bất cứ lúc nào. 

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi cần đặc biệt lưu ý

Để nhận biết sớm khả năng mắc ung thư phổi người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau: 

  • Ho: là một triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi bị ho, có thể là ho khan, khạc ra máu và ho ra máu. Nhưng ho là một triệu chứng không đặc hiệu và ung thư không phải là điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho dai dẳng, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
  • Khó thở: Cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư phổi. Khó thở thường xảy ra khi bệnh không được giai đoạn sớm. Cũng hay gặp hơn khi khối u trung tâm gây hẹp khí quản lớn hoặc khối hạch trung thất chèn ép đường thở.

dấu hiệu của ung thư phổi

Đau tức vùng ngực khi hít thở sâu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi

  • Đau ngực: Thường gặp khi khối u xâm lấn thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí của khối u, người bệnh có thể bị đau ngực, lưng, vai. Cơn đau dai dẳng, âm ỉ và trầm trọng hơn khi bạn ho hoặc hít thở sâu.
  • Khàn tiếng: thường do u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép dây thần kinh. Nội soi phát hiện liệt dây thanh âm trái.
  • Nổi hạch cổ: Khi người bệnh sờ nắn thấy có khối hạch cổ, đặc biệt là hạch rắn, nhanh, không có dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng.
  • Giảm cân: giảm cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không phụ thuộc vào việc giảm lượng calo trong khẩu phần ăn
  • Triệu chứng khác: Đau và dị cảm ở vai, cánh tay và ngón tay khi đầu khối u trong phổi đè lên đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u ở khu vực này cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như sụp mí mắt, nóng bừng và mẩn đỏ ở cùng một bên mặt.

Như vậy, hen suyễn có thể là yếu tố làm gia tăng khả năng mắc ung thư phổi. Điều trị hen suyễn càng sớm càng giúp cho người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Để tư vấn thêm về liệu pháp điều trị hen suyễn chuyên sâu có thể liên hệ với Dược phẩm PQA theo tổng đài miễn cước 0818 288 717, hoặc để lại thông tin ở phần CHAT, chuyên gia PQA sẵn sàng tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.


Có thể bạn quan tâm:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:25/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người...
Xem chi tiết
Bệnh hen suyễn có lây không, có di truyền không?

Bệnh hen suyễn có lây không, có di truyền không?

Ngày đăng:26/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính gây ra bởi tình trạng viêm và co thắt đường dẫn khí có thể dẫn tới tử vong khi không điều trị kịp thời. Vậy “Bệnh hen suyễn có lây không, có di...
Xem chi tiết
Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả, được khoa học chứng minh

Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả, được khoa học chứng minh

Ngày đăng:26/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
 Lá cây trị hen suyễn - một giải pháp hỗ trợ điều trị hen suyễn tự nhiên bằng chính các loại lá có dược tính hỗ trợ giảm đờm, ho, khó thở,...do bệnh hen suyễn. Vậy các loại cây chữa hen...
Xem chi tiết
6 bài tập thể dục tốt nhất dành cho người hen suyễn

6 bài tập thể dục tốt nhất dành cho người hen suyễn

Ngày đăng:26/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đối với người bị hen suyễn, tập thể dục là hoạt động khó khăn bởi các triệu chứng hụt hơi, khó thở, ho có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hen suyễn xuất hiện khi tập thể dục được gọi là...
Xem chi tiết
Hen phế quản bội nhiễm là gì? 7 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Hen phế quản bội nhiễm là gì? 7 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Ngày đăng:26/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen phế quản bội nhiễm là một thuật ngữ hiếm khi được đề cập nhưng đây là một tình trạng nguy hiểm của bệnh hen phế quản. Hen phế quản bội nhiễm xảy ra khi quá trình hen suyễn tiến triển...
Xem chi tiết
Hen suyễn kiêng ăn gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Hen suyễn kiêng ăn gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Ngày đăng:26/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Một chế độ ăn uống hoàn hảo có thể coi như một "liều thuốc tự nhiên" giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với bệnh lý về hô hấp...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail