CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Sử dụng corticoid kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm dị ứng và miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng Corticoid kéo dài có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế, nhóm thuốc này được khuyến cáo sử dụng dưới sự chỉ định, tham vấn của bác sĩ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nhóm thuốc này trong bài viết dưới đây. 

sử dụng corticoid kéo dài

Sử dụng Corticoid kéo dài nguy hiểm như nào?

Thuốc Corticoid là gì?

Corticoid là một nội tiết tố được bài tiết bởi hai tuyến thượng thận vào bên trong máu. Thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở vị trí phía trên của 2 quả thận. Corticoid được dùng để kháng viêm, chống dị ứng cũng như ức chế miễn dịch. Cụ thể:

  • Tác dụng sinh lý: Corticoid chuyển hóa protid, glucid, lipid, calci, phospho, chuyển hóa nước và điện giải. Trên các cơ quan và mô ở thần kinh trung ương, nội tiết tố này có tác dụng làm thay đổi tính tình. Trong hệ tiêu hóa, nó kích thích tiết acid dịch vị và pepsin, từ đó gây ra cơn thèm ăn, giảm bớt tình trạng tiết chất nhầy.
  • Tác dụng điều trị: Nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn triệu chứng dị ứng, kháng viêm cũng như ức chế miễn dịch, làm giảm sức đề kháng nên cơ thể rất dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc virus.

Thuốc Corticoid chỉ được chỉ định sử dụng trong điều trị 1 số bệnh lý như suy thượng thận, bệnh viêm ở mắt, hen phế quản, viêm da, dị ứng …

Nhóm thuốc Corticoid được sản xuất và sử dụng phổ biến ở 4 dạng sau:

  • Dạng kem thoa: chỉ định dùng cho các bệnh về da
  • Dạng thuốc nhỏ mắt
  • Dạng khí dung: chỉ định điều trị cho các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)…
  • Dạng toàn thân: dạng uống hoặc tiêm

Tác hại của việc sử dụng thuốc Corticoid kéo dài

Nhóm thuốc Corticoid gây ra nhiều biến chứng nặng nếu như sử dụng thuốc trong 1 thời gian dài như suy tuyến thượng thận, tăng cân, da mỏng, tiểu đường…

1. Ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của người bệnh đặc biệt là trẻ em

Khi sử dụng thuốc Corticoid cho trẻ sẽ làm ức chế đến sự phát triển xương và sụn. Hậu quả là trẻ sẽ hạn chế phát triển chiều cao, thấp lùn so với những bạn bè cùng trang lứa. Chính vì thế, hạn chế tối đa việc dùng corticoid ở trẻ. Nếu bắt buộc sử dụng nhóm thuốc này thì chỉ dùng liều thấp trong thời gian ngắn. Sử dụng thuốc Corticoid liều cao cần cách ngày. Đồng thời bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất cần thiết như đạm, canxi, protein.

corticoid ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Corticoid ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

2. Gia tăng khả năng bị loãng xương

Một tác hại nguy hiểm khác của việc sử dụng Corticoid kéo dài là gia tăng khả năng bị loãng xương. Corticoid khi đi vào cơ thể sẽ làm mất sự cân bàng trong việc tạo xương hủy xương cũng như ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi ở ruột non. 

Để hạn chế tác hại này cần kê đơn liều thấp nhất cũng như thời hạn sử dụng ngắn nhất cho trẻ. Bổ sung canxi, vitamin D cần thiết cho cơ thể để hạn chế nguy cơ loãng xương sau quá trình sử dụng thuốc.

3. Gây suy vỏ thượng thận

Thời gian sử dụng thuốc corticoid được xem là 1 trong những nguyên nhân tiêu biểu gây ra suy vỏ thượng thận. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại corticoid, liều lượng và đường hấp thụ bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng liều corticoid thấp trong 1 thời gian dần cần giảm liều lượng từ từ trước khi dừng hẳn. 

4. Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng

Mặc dù loét dạ dày tá tràng ít liên quan đến việc sử dụng nhóm thuốc corticoid, nếu sử dụng corticoid liều cao hoặc kết hợp sử dụng thuốc kháng không steroid, nguy cơ bệnh sẽ tăng cao hơn. Khi sử dụng corticoid riêng lẻ không cần kê thêm đơn thuốc kháng histamin H2.

5. Hội chứng Cushing

Sử dụng Corticoid kéo dài có thể dẫn đến hội chứng cushing. Biểu hiện của hội chứng này là teo cơ, teo da, rậm lông, mặt to tròn…

hội chứng cushing khi sử dụng corticoid kéo dài

Hội chứng cushing

Nên sử dụng corticoid như nào an toàn?

Đối với cơ thể khỏe mạnh bình thường, nồng độ nội tiết thượng thận corticoid trong máu thay đổi theo giờ giấc sinh hoạt của cơ thể. Corticoid tăng lên trong khoảng 4 giờ sáng và cao nhất vào lúc 8 giờ sáng. Lượng corticoid giảm dần, thấp nhất vào 12 giờ đêm. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày. 

Do đó, sử dụng corticoid nên vào buổi sáng, uống cách ngày để tránh suy vỏ thượng thận. Nếu uống thuốc vào chiều tối, tuyến thượng thận sẽ bị ức chế cả 1 ngày, lâu dần làm suy teo vỏ thượng thận.

Ngoài ra, mỗi dạng điều chế corticoid sẽ có cách sử dụng khác nhau:

  • Corticoid dạng uống: sử dụng cùng với thức ăn để tránh kích thích dạ dày. Cần giảm liều lượng thuốc từ từ, không dừng thuốc đột ngột.
  • Corticoid dạng kem bôi: Chỉ định dùng ngoài da, sử dụng 1 lượng thuốc vừa đủ bôi bao phủ lên vùng da bị bệnh. Không sử dụng thuốc vào vết thương hở, không lành lặn.
  • Corticoid dạng hít: Thực hiện đúng kỹ thuật hít thuốc và súc miệng sau khi dùng thuốc xong để hạn chế tác dụng phụ như nấm miệng, khàn giọng. 

Qua bài viết trên, bạn đọc đã thấy được corticoid đem đến nhiều công dụng tốt hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng corticoid kéo dài cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. 


Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:10/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người bệnh có...
Xem chi tiết
Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Ngày đăng:25/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn được cho là một trong những phương pháp khá hữu hiệu và được nhiều người bệnh áp dụng. Nếu như bạn chưa tìm được đâu là cách chữa hen suyễn hiệu...
Xem chi tiết
Bệnh hen có ăn được thịt gà không? Giải đáp của chuyên gia

Bệnh hen có ăn được thịt gà không? Giải đáp của chuyên gia

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Theo quan niệm của dân gian khi ho, hen ăn thịt gà sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, ho nhiều hơn. Liệu thực sự thì bệnh hen có ăn được thịt gà không? Cùng với đó hen phế quản có được ăn...
Xem chi tiết
Lá hẹ chữa hen suyễn - Giải pháp tuyệt hảo của tự nhiên

Lá hẹ chữa hen suyễn - Giải pháp tuyệt hảo của tự nhiên

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Lá hẹ chữa hen suyễn được coi là mẹo dân gian làm giảm nhanh tình trạng ho hen suyễn lành tính. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của phương pháp này là gì? Sử dụng lá hẹ như thế nào mới đạt...
Xem chi tiết
Top 5 công thức chữa hen suyễn bằng gừng và mật ong tại nhà

Top 5 công thức chữa hen suyễn bằng gừng và mật ong tại nhà

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mãn tính gây ra các triệu chứng như ho, thở khò khè, khó thở, ngực tức. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn, trong đó có các phương pháp tự...
Xem chi tiết
Mách bạn 5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô cực dễ

Mách bạn 5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô cực dễ

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Lá tía tô (tô tử) là thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị hen phế quản. Dưới đây, Dược Phẩm PQA chia sẻ 5 bài...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail