CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

COPD và hen phế quản là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau cả về triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, khiến người bệnh nhầm lẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết này, hãy cùng Dược phẩm PQA cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của hai căn bệnh này ngay trong phần chia sẻ dưới đây. 

Tìm hiểu về hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, thế giới có khoảng 63,6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và khoảng 234,9 triệu người mắc bệnh hen phế quản. 

1. Hen suyễn là gì? 

Theo Sáng kiến toàn cầu cho bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) (GINA) năm 2011: “Hen phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường thở, gây phù nề, co thắt, hẹp đường dẫn khí trong phổi. Biểu hiện điển hình của bệnh chính là các cơn khó thở tái phát nhiều lần, thở khò khè, đau tức ngực, lồng ngực co thắt. 

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì? 

COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý phổi mà đường thở bị tắc nghẽn kéo dài. Theo Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD) năm 2013: “COPD là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường thở mãn tính do các phần tử và khí độc hại.” Bệnh tiến triển dần theo thời gian và không có khả năng hồi phục hoàn toàn.

Phân biệt phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và Hen phế quản
Tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Phân biệt hen suyễn và COPD

Hen phế quản và COPD dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn bởi các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt hai bệnh lý này bằng cách nhận các điểm khác biệt dưới đây:

1. Điểm giống nhau 

1.1. Nguyên nhân gây bệnh 

COPD và hen phế quản đều là tình trạng niêm mạc phế quản bị tổn thương, nguyên nhân là do các tác nhân bên ngoài tấn công như các chất độc hại, dị nguyên gây dị ứng, yếu tố môi trường, thay đổi thời tiết,... Tình trạng này gây tổn thương niêm mạc đường thở, gây phù nề niêm mạc, co thắt phế quản, dịch nhầy tiết nhiều hơn. 

1.2. Triệu chứng 

Vì những triệu chứng tương tự, hen phế quản và COPD dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh: 

  • Biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè, các triệu chứng rõ rệt hơn khi thời tiết thay đổi 
  • Hai bệnh lý đều xuất hiện các đợt cấp nặng, các triệu chứng xuất hiện nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn ý thức thậm chí gây tử vong
  • Khi áp tai vào ngực có tiếng ran rít hai bên phổi
  • Bệnh nhân đau tức ngực, nhịp tim đập nhanh hơn, mệt mỏi, lo âu. 

1.3. Chẩn đoán 

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người COPD và hen phế quản đều được chỉ định thực hiện các chẩn đoán lâm sàng cùng các xét nghiệm: 

  • Đo chức năng hô hấp: Có hiện tượng rối loạn thông khí tắc nghẽn 
  • Chụp X-quang phổi để thấy hình ảnh phổi căng giãn.

2. Điểm khác nhau 

Đừng lo lắng nếu như bạn đang loay hoay không biết phân biệt hen phế quản và COPD. Những điểm khác nhau là yếu tố nhận dạng điển hình: 

2.1. Nguyên nhân gây bệnh 

COPD là bệnh lý sinh ra do sự tấn công của các phần tử, khí độc hại như khói thuốc, khói, bụi, chất hóa học,... Tình trạng tắc nghẽn đường thở biểu hiện liên tục và nặng dần theo thời gian. 

Trong khi đó, hen suyễn xuất hiện khi có sự tác động của các tác nhân dị ứng. Các cơn hen, tắc nghẽn đường thở chỉ xảy ra từng cơn khi có sự xuất hiện của các tác nhân dị nguyên. Bệnh hen phế quản không gây tổn thương mô phổi, các tiểu phế quản vì thế không bị xẹp. 

Tình trạng viêm ở COPD chủ yếu ở đường thở nhỏ, trong khi đó, viêm ở hen phế quản có thể lan tỏa ra toàn bộ niêm mạc. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gây tổn thương nhu mô phổi, biểu hiện là đứt gãy sợi liên kết bao quanh các phế nang, tiểu phế quản, do đó gây xẹp các tiểu phế quản. 

2.2. Triệu chứng 

Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau giữa hen phế quản và COPD nhưng cũng có các triệu chứng khác có thể phân biệt: 

  • Các cơn hen phế quản cấp tính thường xuất hiện đột ngột, không liên tục, khi không xuất hiện các cơn khó thở, bệnh nhân gần như không có triệu chứng nào khác. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn xuất hiện liên tục, ngay khi bệnh nhân ở tình trạng ổn định, do đó, chức năng hô hấp gần như không thể hồi phục bình thường. 
  • Ở bệnh nhân COPD có biểu hiện tâm phế mạn, trong khi bệnh nhân hen phế quản thì không. 
  • Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh, phổi của bệnh nhân hen thường ran rít, thở khò khè, tuy nhiên âm thanh rì rào trong phế nang thường không nghe rõ. Trong khi đó, đây là đặc biệt điển hình của COPD do hiện tượng xẹp phế nang. 
  • COPD tạo nhiều đờm nhầy hơn bệnh hen suyễn, và tình trạng ho mãn tính kéo dài. 

2.3 Đối tượng mắc bệnh 

  • COPD: Bệnh thường khởi phát ở đối tượng có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, với độ tuổi khởi phát bệnh khoảng từ 40 tuổi trở lên. 
  • Hen phế quản: Khởi phát ngay ở đối tượng trẻ nhỏ hoặc bất kỳ độ tuổi nào, là người có tiền sử dị ứng hoặc gia đình có người bị hen phế quản. 

2.4. Chẩn đoán 

  • Chức năng hô hấp: Ở bệnh nhân COPD có hiện tượng rối loạn thông khí, đường thở tắc nghẽn không hồi phục. Ở bệnh nhân hen phế quản, rối loạn này chỉ xảy ra trong khi xuất hiện các cơn hen. 
  • X-quang phổi: Bệnh nhân hen chỉ xuất hiện căng giãn phổi khi cơn hen xuất hiện, trong khi đó, đây là triệu chứng luôn xuất hiện ở bệnh nhân COPD.
phân biệt hen phế quản và copd
X quang phổi 

Hội chứng chồng lấp giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? 

Có một tỷ lệ lớn các đối tượng có các triệu chứng của cả hen phế quản và COPD, hiện tượng này chồng chéo lên nhau gọi là hội chứng chồng lấp giữa hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (ACOS). 

Đối tượng của triệu chứng này là người lớn tuổi, tuy chiếm tỷ lên lên tới 25% các bệnh lý hô hấp nhưng vẫn chưa được nghiên cứu dựa trên các nhóm người bệnh. 

Triệu chứng điển hình của ACOS chính là các đợt cấp xuất hiện nhiều hơn, chức năng hô hấp ảnh hưởng, suy giảm nhiều hơn, làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. 

Hội chứng chồng lấp biểu hiện chính bởi tình trạng chức năng hô hấp không hồi phục. Một số đặc điểm điển hình trong bệnh lý: 

  • Tăng bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan: Phản ứng viêm giữa sự gia tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan ảnh hưởng tới chỉ số FEV1 - thể tích thở ra trong giây đầu tiên
  • Tăng bạch cầu ái toan trong đờm: Chỉ số này là tiêu chuẩn xác định bệnh nhân bị COPD, hen suyễn và ACOS 
  • Phản ứng phế quản hệ thống: Các triệu chứng phù nề niêm mạc, viêm, tăng tiết nhầy, độ dày đường dẫn khí tăng
  • Tăng đáp ứng phế quản: Phản ứng co thắt khi các chất dị ứng tấn công như khói bụi, nấm, lông vật nuôi, khói thuốc,.... Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hội chứng chồng lấp. 

ACOS đến nay vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, cũng có thể chỉ là một thuật ngữ tạm thời ở các bệnh nhân mà triệu chứng giữa hai bệnh lý khó phân biệt. 

Cách này giúp các bác sĩ có thể xác định các triệu chứng tổng hợp và đưa ra cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Hội chứng đến nay vẫn còn là một thách thức trong nghiên cứu của các bác sĩ và ngành y trong tương lai.

Hỗ trợ điều trị hen phế quản và COPD như thế nào? 

Hen suyễn và COPD đều có cơ chế hỗ trợ điều trị kiểm soát và cải thiện bệnh:

1. Hỗ trợ điều trị COPD 

Trong liệu trình hỗ trợ điều trị COPD, phương pháp sử dụng các loại thuốc giãn phế quản được ưu tiên sử dụng. Người bệnh COPD có triệu chứng khó thở liên tục kéo dài, do đó, các loại thuốc giãn phế quản luôn cần đem theo. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sống, sinh hoạt, loại bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng. 

2.Hỗ trợ điều trị hen phế quản 

Tương tự COPD, hen phế quản cũng sử dụng các loại thuốc trị hen suyễn mang nhằm kiểm soát triệu chứng. Các nhóm thuốc corticosteroid, thuốc chủ vận beta, thuốc kháng được dùng để dứt các cơn hen cấp. Nhóm thuốc kháng cholinergic tác dụng dài được sử dụng để điều trị, phòng ngừa các cơn hen xuất hiện. 

Bệnh nhân hen suyễn cũng cần cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống để làm giảm tiến trình phát triển của bệnh. 

Kết luận

Việc chẩn đoán và phân biệt COPD và hen phế quản vô cùng quan trọng nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Sử dụng các biện pháp điều trị COPD và điều trị Hen phế quản theo Đông Y là cách cải thiện tình trạng tốt nhất bởi các sản phẩm Đông Y cho tác dụng tốt và không gây tác dụng phụ như Tây Y. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin cũng như cách phân biệt hai bệnh lý hô hấp dễ nhầm lẫn này.

Nếu bạn đang bị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm, uống thuốc không khỏi, hay tái đi tái lại. Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho Dược sĩ: 0818.288.717 - Tư vấn hoàn toàn miễn phí!

chat với chuyên gia ngay

Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!


Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:25/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người...
Xem chi tiết
Bệnh hen suyễn sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Bệnh hen suyễn sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh hen suyễn sống được bao lâu là một trong những vấn đề lo ngại của người bệnh khi phát hiện ra mình mắc hen suyễn. Vậy trên thực tế thì những người mắc bệnh hen suyễn có thể sống...
Xem chi tiết
Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn cực hiệu quả

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn được cho là một trong những phương pháp khá hữu hiệu và được nhiều người bệnh áp dụng. Nếu như bạn chưa tìm được đâu là cách chữa hen suyễn hiệu...
Xem chi tiết
Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Giải đáp từ chuyên gia

Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Giải đáp từ chuyên gia

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Triệu chứng khó thở có phải là triệu chứng điển hình của hen phế quản? Làm gì khi lên cơn khó thở hen suyễn? Những điều này sẽ được Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Phân loại cấp độ hen suyễn và sự nguy hiểm của từng cấp độ

Phân loại cấp độ hen suyễn và sự nguy hiểm của từng cấp độ

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn là căn bệnh về đường hô hấp có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là vào mùa đông. Nhưng ít ai biết rằng căn bệnh này cũng được chia thành các cấp độ hen suyễn với các...
Xem chi tiết
Hướng dẫn cách dứt điểm hen phế quản ở trẻ chỉ sau một liệu trình của PQA

Hướng dẫn cách dứt điểm hen phế quản ở trẻ chỉ sau một liệu trình của PQA

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
PQA Hen Trẻ Em hỗ trợ thông thoáng đường thở cho các bé bị hen suyễn (hen phế quản). Sản phẩm đã và đang giúp rất nhiều người mắc bệnh hen suyễn có thể phục hồi sức khỏe toàn diện. Tuy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail