CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Tại sao bị chảy máu chân răng? Biểu hiện và cách khắc phục 

Tham vấn Y khoa:

Chảy máu chân răng là một loại xuất huyết mô mềm ở chân răng. Đây là hiện tượng phổ biến trong các loại bệnh về xuất huyết. Chảy máu chân răng có thể do các vấn đề về răng lợi. Tại sao bị chảy máu chân răng? Biểu hiện và cách khắc phục là gì? 

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng hay chảy máu lợi là biểu hiện thường thấy của các bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu, u lợi,... Chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó viêm lợi hoặc nóng trong là nguyên nhân chủ yếu. 

Biểu hiện của chảy máu chân răng là gì?

Biểu hiện của chảy máu chân răng đầu tiên là các mảng bám tích tụ viền lợi. Các mảng bám này tích tụ các vi khuẩn phá hủy sức khỏe của răng lợi. Khe hở giữa răng và nướu chính là địa điểm cư trú của các vi khuẩn có hại này. 

Việc chăm sóc răng lợi không đúng cách, ăn uống, sinh hoạt sai cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển. 

Tại sao bị chảy máu chân răng?

Tại sao bị chảy máu chân răng?

Các biểu hiện vô cùng đơn giản như chảy máu bất ngờ khi đang cắn một loại hoa quả hoặc dùng chỉ nha khoa. Dù chảy máu chân răng là bệnh thông thường, không gây nguy hiểm nhưng vẫn đáng lưu ý. 

Các dấu hiệu để nhận diện sức khỏe răng lợi là màu sắc của nướu. Nướu khỏe mạnh thông thường sẽ có màu hồng nhạt và săn chắc. Trong trường hợp nướu bị viêm sẽ có màu đỏ đạm, sưng, mềm hơn và nhạy cảm hơn với các tác động. Bên cạnh đó, nướu dễ chảy máu và kèm có mùi. 

Hầu hết các người bệnh thường không lưu ý với hiện tượng chảy máu chân răng. Mọi người cho rằng chảy máu chân răng chỉ đơn thuần là thiếu vitamin C, chỉ cần bổ sung là khỏi.

Cần xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu mới có thể điều trị đúng cách. Hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây chảy máu chân răng? 

Tại sao bị chảy máu chân răng? 

Chảy máu chân răng không xảy ra ở hầu hết các đối tượng trong đời. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng như vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn thiếu vitamin C, sử dụng thuốc lá, các bệnh lý răng lợi, bệnh tiểu đường hay thay đổi nội tiết trong cơ thể. Vậy tại sao bị chảy máu chân răng? 

Bệnh lý viêm nướu 

Nguyên nhân đầu tiên và cũng phổ biến nhất là viêm nướu răng. Trên răng xuất hiện các mảng bám nếu không được loại bỏ hay dùng chỉ nha khoa dễ dẫn tới vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn tấn công lợi nướu gây ra viêm nướu. 

Khi mắc bệnh viêm nướu chân răng, phần nướu của bạn sẽ bị sưng đau, đỏ, thỉnh thoảng bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu bạn bị viêm nha chu, nướu của bạn bị viêm và nhiễm trùng có thể bị kéo ra khỏi chân răng hoặc có thể gây rụng răng. 

Biểu hiện sưng đỏ của viêm nướu

Biểu hiện sưng đỏ của viêm nướu

Dùng chỉ nha khoa không đúng cách 

Việc dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng vô tình trở thành nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng. Việc đang sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày đều đặn, nếu chỉ nghỉ một vài ngày hoặc tăng tần suất sử dụng chỉ nha khoa lên cũng có thể khiến bạn bị chảy máu. 

Việc dùng chỉ nha khoa hoặc xỉa răng nếu gây chảy máu chân răng không ngừng thì bạn nên tới gặp nha sĩ để có hướng điều trị. 

Chảy máu chân răng do dùng một số loại thuốc 

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc dùng một số loại thuốc có thể do dùng thuốc làm loãng máu. Loại thuốc này làm chậm khả năng đông máu của cơ thể, do đó có thể dẫn tới chảy máu dễ dàng. 

Thuốc làm loãng máu có thể gây chảy máu cam

Thuốc làm loãng máu có thể gây chảy máu cam

Một số loại thuốc chữa các bệnh khác có thể có một số tác dụng phụ như khô miệng. Lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa axit béo giảm đi, các vi khuẩn trong răng vì thế không được tiêu diệt. 

Do đó, mỗi khi sử dụng một loại thuốc nào, nên tham khảo tác dụng phụ của thuốc. Khi đi khám nha khoa, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ biết. 

Sử dụng bàn chải thô cứng khiến chảy máu chân răng 

Một số người bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Lý do có thể do bàn chải bạn sử dụng chưa phù hợp. Nếu bàn chải bạn sử dụng cứng và gây tổn thương cho răng lợi, hãy đổi loại bàn chải mềm hơn. 

Khi thử bàn chải hãy cảm nhận độ mềm mại của bàn chải với răng. Cũng nên lưu ý khi chải răng, không nên đánh quá mạnh dễ gây tổn thương lợi và chảy máu chân răng. 

Vệ sinh răng miệng kém 

Việc xem thường thói quen vệ sinh răng miệng có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chảy máu chân răng. Nếu đánh răng mạnh, không đủ lâu hoặc quên đánh răng buổi tối cũng khiến chảy máu chân răng. 

Thói quen vệ sinh không dùng chỉ nha khoa có thể gây viêm nướu chảy máu cam

Thói quen vệ sinh không dùng chỉ nha khoa có thể gây viêm nướu chảy máu cam

Ngoài ra, nếu thường xuyên không dùng chỉ nha khoa để vệ sinh các mảng bám trên răng cũng có thế gây sưng, viêm nướu. Nhiều nghiên cứu cho rằng nướu khỏe mạnh có thể trở nên viêm sưng chỉ trong một ngày bạn quên vệ sinh răng miệng. 

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng 

Một số thành phần trong thực phẩm ăn uống hằng ngày có thể kích ứng tới răng nướu. Bên cạnh đó, việc chảy máu chân răng có thể tới từ việc thiếu hụt các vitamin C, K hỗ trợ cho đông máu. 

Chảy máu chân răng ăn gì? Bạn nên bổ sung vitamin C từ rau củ quả xanh. Cũng nên bổ sung vitamin K, canxi, magie để hỗ trợ cho quá trình đông máu. 

Sử dụng thuốc lá quá nhiều 

Một trong những nguyên nhân nhiều người không biết đến là khói thuốc lá chứa nhiều tác nhân gây viêm lợi. Do đó những người thường xuyên hút thuốc lá có nhiều cao răng hơn những người không hút. 

Thói quen hút thuốc nhiều gây nên miệng có mùi khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Một trong số đó là viêm nha chu, gây mất răng sớm. 

Căng thẳng gây nên chảy máu chân răng 

Căng thẳng được liệt kê là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại bệnh. Trạng thái luôn lo lắng có thể tổn thương hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nướu răng. Căng thẳng khiến các mô mềm trong miệng bị vỡ, mạch máu bị viêm. 

Răng mọc lệch 

Răng mọc lệch không đúng vị trí của răng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm nướu. Chảy máu chân răng cũng xuất phát từ đó. Khi răng của bạn bị mọc lệch sẽ dẫn tới sự khó khăn khi vệ sinh răng miệng có thể gây tổn thương và bị chảy máu chân răng. 

Răng mọc lệch có thể gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng  

Răng mọc lệch có thể gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng

Răng khấp khểnh cũng là nơi dễ tích tụ thức ăn, mảng bám khiến nướu bị viêm sưng. Từ đó việc chảy máu chân răng dễ xảy ra. Bạn có thể áp dụng các biện pháp chỉnh nha để cải thiện tình hình này. 

Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới 

Các giai đoạn của nữ giới như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh có thể khiến nội tiết tố ở nữ giới thay đổi. Sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể khiến nội tiết tố thay đổi. 

Một số người có biểu hiện chảy máu chân răng là dấu hiệu sớm của mang thai. Khi mang thai, progesterone sản sinh nhiều sẽ khiến lưu lượng máu dồn tới lợi và gây chảy máu chân răng.


>>Xem thêm: Chảy máu chân răng khi mang bầu


Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng 

Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần thay đổi một số thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng như chế độ ăn uống hợp lý. Để biết được nguyên nhân chính xác dẫn tới chảy máu chân răng, bạn nên tới nha sĩ để khám và chẩn đoán.

Vệ sinh răng miệng 

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến chảy máu chân răng. Để có một hàm răng chắc khỏe, luôn nhớ đánh răng 2 lần một ngày lúc thức dậy và trước khi đi ngủ. 

Cần đánh răng đúng cách, đánh theo chân răng từ trên xuống, dưới lên, trong ra ngoài và ngoài vào trong. Nên sử dụng loại bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng không quá mạnh có thể gây chảy máu chân răng, tổn thương niêm mạc lợi. Bên cạnh đó dùng nước xúc miệng thường xuyên để giảm tình trạng viêm răng. 


>>Xem thêm: Chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà 


Bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết 

Vitamin C là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với hệ đề kháng của cơ thể. Vitamin C giúp chống viêm, giảm sưng, làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các trái cây như cam, bưởi, chanh, chuối,... 

Bổ sung vitamin C tăng khả năng chữa lành viêm sưng

Bổ sung vitamin C tăng khả năng chữa lành viêm sưng

Vitamin K cũng nên được bổ sung để đẩy nhanh quá trình đông máu. Vitamin K có trong các loại ngũ cốc hoặc củ cải, rau xanh. 

Ngoài ra, bệnh nhân bị chảy máu chân răng cũng nên bổ sung canxi và magie và các chất chống viêm từ dầu cá, omega-3 để tăng sức khỏe răng miệng. Chất xơ có trong rau xanh giúp loại bỏ mảng bám trên răng. 

Từ bỏ thuốc lá có hại cho răng lợi 

Thuốc lá không chỉ có hại cho răng miệng mà còn vô cùng ảnh hưởng tới sức khỏe như các bệnh về phổi, ung thư. Khi từ bỏ thuốc lá, hơi thở của bạn sẽ thơm tho, răng khỏe mạnh, trắng sáng chắc khỏe. 

Từ bỏ thuốc lá khiến tình trạng chảy máu chân răng giảm đáng kể. Hãy từ bỏ thuốc lá vì lợi ích sức khỏe của bạn. 

Từ bỏ thuốc lá vì một hàm răng chắc khỏe

Từ bỏ thuốc lá vì một hàm răng chắc khỏe

Luôn duy trì trạng thái thoải mái, giảm căng thẳng 

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây chảy máu chân răng. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tới một số bệnh lý khác. Do đó, nên duy trì trạng thái thoải mái, tích cực, tránh căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng chảy máu chân răng. 

Nhiều người bị chảy máu chân răng mà không biết vì lý do gì dù vệ sinh răng miệng đều đặn, ăn uống khoa học. Đừng lo lắng bởi có thể bạn chỉ bị căng thẳng mà thôi. Hãy tới bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp. 

Sử dụng thuốc để điều trị chảy máu chân răng 

Một số loại thuốc chữa chảy máu chân răng có thể dùng đến là amoxicillin, tetracycline, penicillin, metronidazole,... Trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng theo liều lượng phù hợp. 

Khi được chỉ định dùng thuốc, bạn có thể được bác sĩ lấy vôi răng để khôi phục sức khỏe của nướu. Nếu viêm nướu không được cải thiện có thể sử dụng thêm thuốc cho bệnh viêm nướu.

Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chảy máu cam do nhiều yếu tố thời tiết, môi trường, sức khỏe. Chảy máu cam thông thường ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em chảy máu lâu ngày...
Xem chi tiết
Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất...
Xem chi tiết
Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự teo nhỏ và yếu đi của các mô mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan đến cấu tạo máu và đông máu khiến xảy ra tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhiều người thưỡng xem nhẹ. Bệnh chảy máu cam khá phổ biến chiếm khoảng 60% người bị ít nhất 1 lần. Nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail