Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất huyết chảy máu cam có thể dẫn tới những dấu hiệu nguy hiểm thậm chí tử vong.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại virus tên Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết thường có hai triệu chứng là sốt và xuất huyết. Chảy máu khi sốt xuất huyết là các hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm dập da, xuất huyết các đường tiêu hóa, âm đạo,...
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là gì?
Khi bị sốt xuất huyết, giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị sốt từ 2-5 ngày. Sau đó mạch máu bị tổn thương gây ra chảy máu, trong đó chảy máu cam là một biểu hiện.
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp, gây chảy máu ồ ạt trong cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em do sức đề kháng còn yếu và chưa hoàn thiện. Nhưng nếu xuất huyết ở người lớn, tình trạng có thể nguy hiểm hơn thậm chí gây tử vong.
Khi bệnh nhân hạ sốt thường xảy ra biểu hiện chảy máu cam hoặc các vùng chảy máu khác trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra ở cả sốt xuất huyết nhẹ hay nặng. Nguyên nhân dẫn tới chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết có thể xảy ra do cơ thể bị giảm tiểu cầu hoặc do các tối loạn tiểu cầu.
Tiểu cầu là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu, duy trì liên kết các mạch máu, tránh gây vỡ mạch máu. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường có tình trạng sốc kéo dài, nhiễm toan chuyển hóa do đó giảm tiểu cầu và rối loạn máu đông là không tránh khỏi.
Chảy máu cam là một biểu hiện của sốt xuất huyết
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 đơn vị.
Nguyên nhân dẫn tới giảm tiểu cầu là do tế bào tủy xương bị ức chế hoạt động, giải phóng các cytokine và ức chế hoạt động của quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, tiểu cầu giảm cũng có thể do trung gian miễn dịch phá hủy tiểu cầu. Thời gian bán hủy của tiểu cầu giảm khiến số lượng tiểu cầu cũng giảm đi nhanh chóng.
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, đặc biệt là tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa.
Đây là một hội chứng kích thích hoạt động của quá trình đông máu. Điều này khiến hình thành các cục máu đông, thiếu tiểu cầu và giảm quá trình đông máu. Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ. Cơ thể bị mất các protein thiết yếu là một nguyên nhân gây rối loạn đông máu.
Khi xuất hiện chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để theo dõi. Khi đó, người bệnh có thể bị sốc, mất nước, thiếu máu trong cơ thể. Do nguyên nhân của sốt xuất huyết là nhiễm virus nên có thể phức tạp và khó điều trị hơn.
Những biểu hiện của cơ thể khi bị sốt xuất huyết như sốt, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, chảy máu cam đau đầu,... đều là những giai đoạn cơ thể đang tự kháng lại bệnh. Do đó, sốt xuất huyết có thể tự khỏi.
Chảy máu liên tục có thể gây nên các biến chứng như xuất huyết nặng, cơ tim bị vỡ, vỡ hồng cầu, cô đặc máu, đông máu nội mạch lan tỏa,... Thiếu máu kéo dài dẫn tới tụt huyết áp nghiêm trọng, hôn mê và có thể đột quỵ.
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết có nguy hiểm?
Tình trạng chảy máu cam khi sốt xuất huyết không thể điều trị đơn giản tại nhà. Cần tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để theo dõi và xét nghiệm. Tình trạng chảy máu nhiều, bác sĩ có thể sẽ cho bạn truyền dịch điện giải, truyền máu, bổ sung lượng tiểu cầu cần thiết,...
Bên cạnh đó, các biện pháp như dùng thuốc corticoid chống viêm, trợ tim và theo dõi chặt chẽ. Luôn đề phòng biến chứng sốc nặng với thuốc có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, cần lưu ý tuyệt đối không xông hơi hoặc xông lá. Bệnh nhân sốt xuất huyết khi xông hơi có thể gây thoát nước, mất nước, tình trạng sốt xuất huyết càng nặng.
Bên cạnh đó, khi bị chảy máu cam khi sốt xuất huyết nên tránh các loại thuốc như aspirin, naproxen sodium, ibuprofen,... Đây là các loại thuốc ức chế khả năng đông máu khiến chảy máu cam thêm nặng.
Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng với các biến chứng như sốc hay chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết nhiều, liên tục, nuốt phải máu vào miệng cần tới ngay cơ sở chuyên khoa để có biện pháp cấp cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: