CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Chảy máu cam kèm đau đầu, ù tai – Cảnh giác ung thư mũi họng!

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Đau đầu là một tình trạng phổ biến bị bạn bị chảy máu cam. Trong khi chảy máu cam là một dấu hiệu bệnh lý về mũi, đau đầu là bệnh lý khác. Do đó, nếu chảy máu cam đi kèm đau đầu, có thể bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm. Cảnh giác ung thư khi chảy máu cam đau đầu. 

Chảy máu cam đau đầu xuất phát từ đâu, là bệnh lý gì? 

Theo các chuyên gia Chuyên khoa Tai Mũi Họng, đau đầu đi kèm chảy máu cam có thể là biểu hiện khi bạn mắc phải các bệnh lý sau: 

1. Viêm mũi dị ứng

Tại miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta, viêm mũi dị ứng là bệnh lý nhiều người gặp phải. Viêm mũi dị ứng khiến các mao mạch trong mũi giãn ra, dễ bị vỡ mạch máu. Viêm mũi dị ứng khi gặp thời tiết thay đổi dễ bị kích ứng, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi đi kèm đau đầu. 

Nếu có triệu chứng đau đầu, chảy máu cam, có thể bạn đã bị viêm mũi dị ứng. Hãy kiểm soát bệnh của mình bằng các ăn uống và giữ ấm, sinh hoạt khoa học. 

Chảy máu cam đau đầu là triệu chứng viêm mũi dị ứng

Chảy máu cam có thể là triệu chứng viêm mũi dị ứng

2. Viêm xoang 

Một bệnh lý thường gặp ở người Việt Nam là viêm xoang. Xoang nhẹ có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. 

Người bệnh khi bị viêm xoang có các triệu chứng như hắt hơi, ho, đau đầu khó thở. Nguyên nhân do máu không lên não, nước mũi chảy nhiều. Khi bệnh nặng, khoang mũi phù nề, mao mạch tổn thương, có thể bị vỡ và chảy máu cam. 

3. Dị vật trong mũi 

Trong một số trường hợp, nhất là trẻ em bị dị vật như đồ chơi, côn trùng,...Điều này dễ khiến bít tắc lỗ mũi, chảy dịch mủ vàng, đau hốc mũi, đau đầu chảy máu,... Triệu chứng này thường xuất hiện ở một bên mũi. 

4. Các bệnh lý về máu 

Các trường hợp bệnh nhân gặp các bệnh lý về máu như máu khó đông, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu, suy tủy khiến thành mạch máu kém bền. Nguy cơ chảy máu cam ở những bệnh nhân này rất cao. Chảy máu cam kèm đau đầu do bệnh nhân thiếu máu lên não. 

  • Bệnh thiếu máu khi máu không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động, dễ dẫn tới đau đầu, khó thở. 
  • Thành mạch kém bền: Thành mạch máu kém bền xuất hiện khi người bệnh thiếu vitamin C, sức đề kháng yếu, dễ gây đau đầu, chảy máu mũi một bên hoặc hai bên. 
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu: Tình trạng này khiến người bệnh dễ chảy máu. Ngoài chảy máu mũi người bệnh còn có thể bị chảy máu chân răng, rong kinh,... 

Chảy máu cam đau đầu do thiếu máu

Chảy máu cam do thiếu máu

Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng, tổn thương, thậm chí tử vong. 

    >>Xem thêm: Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết

Đau đầu chảy máu cam cảnh báo ung thư vòm họng

1. Ung thư vòm họng là gì? 

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tế bào trong vòm họng. Phần này ngay phía sau mũi, cao nhất của hầu họng. Bệnh lý này được liệt kê hàng đầu danh sách mắc phải trong các loại ung thư vùng đầu mặt, tỷ lệ mắc đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung. 

2. Dấu hiệu của ung thư vòm họng

  • Đau đầu: Đầu của bệnh nhân ung thư vòm họng đau âm ỉ, đôi khi đau thành cơn, các triệu chứng dễ nhầm với bệnh lý thần kinh khác 
  • Ù tai: Các tế bào ung thư xâm lấn sang vùng tai, gây tắc vòi nhĩ. Khi đó, người bệnh sẽ bị ù tai một bên, có cảm giác âm thanh ù ù. 
  • Ngạt mũi, chảy máu: Càng tiến triển bệnh, người bệnh thường xuyên bị ngạt mũi, xì hơi ra máu đi kèm chảy máu cam. 
  • Đau nhức khi ăn và nuốt, giọng nói thay đổi: Khối u nằm ngay vòm họng khiến quá trình ăn khó khăn. Giọng nói từ đó cũng thay đổi vì các khối u bao quanh dây thanh.

Chảy máu cam đau đầu cảnh báo ung thư vòm họng

Chảy máu cam cảnh báo ung thư vòm họng

Đặc biệt nguy hiểm khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối, tình trạng đau đầu, ngạt mũi, chảy máu cam diễn ra liên tục. Người bệnh đau đầu dữ dội, tai ù nghe kém dần, thính lực giảm có thể gây điếc. 

Có thể thấy đau đầu chảy máu cam cảnh báo vô vàn dấu hiệu nguy hiểm. Ngay từ ban đầu, người bệnh nên tuyệt đối cẩn trọng với hiện tượng này. Nếu thấy xuất hiện chảy máu cam kèm đau đầu cần đi tới cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

>>Xem thêm: Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Cách điều trị chảy máu cam đau đầu

Để tiến hành điều trị chảy máu cam đau đầu người bệnh cần phải phối kết hợp các phương pháp điều trị với nhau. Các cách điều trị chảy máu cam đau đầu được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

1. Sử dụng thuốc tây kiểm soát 

Đối với chứng đau đầu và chảy máu cam, bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc giảm đau hoặc an thần tức thì.. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho chứng đau đầu và chảy máu cam là:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc này lần đầu tiên được sử dụng để ngăn ngừa đau đầu và chảy máu cam do căng thẳng.
  • Thuốc an thần: Giải quyết hiệu quả tình trạng lo âu, căng thẳng, hạn chế tình trạng đau đầu do căng thẳng, áp lực công việc, làm việc quá sức.
  • Nhóm NSAID: Bao gồm ibuprofen và naproxen, có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau đầu nhẹ đến trung bình.
  • Giảm đau tức thì: Nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng để giảm đau nhanh là Paracetamol hoặc Efferalgan.

Người bệnh cũng nên tránh lạm dụng thuốc chống viêm và giảm đau vì chúng có thể gây ra các vấn đề về đông máu, nhất là trong trường hợp đang bị đau đầu và chảy máu cam

2. Sử dụng mẹo dân gian

Thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu như lạm dụng, do đó người bệnh chảy máu cam có thể sử dụng thêm các mẹo dân gian để bổ trợ điều trị. Các cách dân gian giúp giảm tình trạng chảy máu cam có thể áp dụng là: 

  • Dùng khăn lạnh: Nhiệt độ lạnh khiến hệ thần kinh co thắt mạch máu, giúp máu đông nhanh hơn và giảm đau đầu hiệu quả. Vì vậy, khi bị đau đầu chảy máu cam, hãy dùng túi nước đá hoặc túi chườm lạnh để xoa bóp lần lượt sau gáy, mũi và trán.

Chườm lạnh giúp giảm ngay chảy máu cam

Chườm lạnh quanh cánh mũi để làm giảm tình trạng chảy máu cam

  • Sử dụng giấm táo: không chỉ là một loại gia vị, nguyên liệu làm đẹp, giảm cân mà giấm táo còn có khả năng kiểm soát chảy máu cam hiệu quả, giảm nguy cơ chảy máu nhờ khả năng làm se các thành mạch máu bị tổn thương. Người bệnh chỉ cần nhúng bông gòn vào một ít giấm táo rồi nhẹ nhàng đặt vào lỗ mũi trong khoảng 3 - 5 phút là tình trạng chảy máu cam sẽ ngưng. 

Giấm táo hỗ trợ kiểm soát chảy máu cam

Sử dụng giấm táo hỗ trợ kiểm soát chảy máu cam

3. Sử dụng bài thuốc Đông y

Luận bàn về tình trạng chảy máu cam, Thánh y Hải thượng lãn ông đã khẳng định: “Bức huyết vọng hành” – Tức là khi “nhiệt trong cơ thể” lên cao độ, sẽ làm cho mạch máu vỡ ra, gây hiện tượng xuất huyết, gây chảy máu cam, ho ra máu hoặc đi ngoài ra máu. 

Nguyên nhân gây bệnh thường không chỉ do các vấn đề tổn thương ở mũi mà còn do hoạt động của các tạng phế, can, thận, tỳ, vị suy giảm chức năng. Để điều trị dứt điểm chảy máu cam cần phải vừa thanh nhiệt, lương huyết giúp cơ thể giải độc vừa phải chỉ huyết, cầm máu và làm bền thành mạch. 

Chữa chảy máu cam bằng phương pháp Đông Y

Cần sử dụng vị thuốc thanh nhiệt, lương huyết, giải độc kết hợp chỉ huyết để điều trị dứt diểm chảy máu cam

Để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, dưỡng âm cần sử dụng 3 vị thuốc chủ trị là sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì. Trong đó sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lương huyết, giải độc. Địa cốt bì có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giáng hỏa.

Ngoài ra còn cần sử dụng 3 vị thuốc chuyên dùng để chỉ huyết (cầm máu) là Trắc bách diệp, Nhọ nồi (Hạn liên thảo). Trong đó, Trắc bách diệp có tác dụng lượng huyết, chỉ huyết. Hòe hoa sao có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa. Nhọ nồi (Hạn liên thảo) có tác dụng lương huyết, chỉ huyết bổ can thận.

pqa chỉ huyết loại bỏ chảy máu cam

Siro PQA Chỉ Huyết giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết

Sản phẩm Siro PQA Chỉ Huyết được bào chế theo bài thuốc “Chữa chứng huyết nhiệt” với thành phần 100% dược thảo tự nhiên gồm Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Trắc bách diệp, Hòe hoa, Hạn liên thảo giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Kết hợp với Cỏ ngọt thanh nhiệt giải độc. 

Đây chính là giải pháp hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh huyết nhiệt, nóng trong người, táo bón, nước tiểu vàng đỏ, chảy máu, đổ máu cam, đi ngoài ra máu, miệng lưỡi phồng rộp chảy máu, chảy máu chân răng. Theo chuẩn cơ chế tác dụng:

  • Thanh nhiệt: Giải nhiệt, làm mát cơ thể
  • Lương huyết: Làm mát dòng máu, hết nóng trong người
  • Chỉ huyết: Cầm máu tự nhiên

Đài Truyền Hình Nam Định thực hiện phóng sự về sản phẩm PQA chỉ huyết

hướng dẫn sử dụng pqa chỉ huyết

Sản phẩm được Bộ y tế chứng nhận an toàn thực phẩm cấp phép lưu hành toàn quốc

Trong quá trình dùng sản phẩm, dược sĩ PQA sẽ thường xuyên gọi điện chăm sóc, căn chỉnh liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh thực tế của mỗi người nhằm giúp người bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Đã có rất nhiều bệnh nhân chọn lựa sử dụng PQA Chỉ Huyết và giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng: 

  • Chị Lã Mai Hương, mẹ bé Trần Đức An, 3 tuổi bị chảy máu cam. Bé thường xuyên quấy khóc, hấp thụ dinh dưỡng kém, với tần suất chảy máu cam ngày càng tăng. Sau 1 tháng sử dụng PQA Chỉ huyết, bé An đã hết chảy máu cam, đồng thời ăn ngủ tốt, da dẻ hồng hào.

  • Chị Nhàn - Hải Phòng bị chảy máu cam từ nhỏ. Khi đi khám ở bệnh viện, được bác sĩ chẩn đoán là bệnh thành mạch kém, do đó dễ chảy máu cam. Chỉ sử dụng vitamin C và K theo chỉ dẫn của bác sĩ mà vẫn chảy máu cam thường xuyên, chị Nhàn được giới thiệu sử dụng PQA Chỉ huyết. Kiên trì sau 2 tháng, chị đã hết chảy máu cam, đồng thời, ăn ngủ tốt hơn, không còn táo bón, nóng trong thường xuyên nữa. 

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Đông y này là an toàn, lành tính, không sinh tác dụng phụ. Đặc biệt hơn là khả năng phục hồi cơ thể từ gốc bệnh. Bệnh có cơ hội  khỏi hoàn toàn nếu sử dụng kiên trì và đúng phương pháp. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm PQA Chỉ Huyết hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0818 288 717 Thuốc Nam PQA sẽ hỗ trợ bạn.

Phòng ngừa chảy máu cam và đau đầu như thế nào? 

Để phòng ngừa các triệu chứng cũng như bệnh lý nguy hiểm của chảy máu cam kèm đau đầu, người bệnh phải kiểm soát các cơn chảy máu cam ngay từ triệu chứng nhỏ nhất. 

  • Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều rau củ quả giàu vitamin C, nâng cao sức đề kháng cùng các loại thực phẩm thịt bò, thịt nạc,... 
  • Đảm bảo môi trường sống đủ độ ẩm tránh khô mũi, dễ chảy máu cam 
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc xịt mũi, kháng viêm, giảm đau như aspirin gây khó đông máu.

Khi có các triệu chứng đau đầu, ù tai, chảy máu cam hay mệt mỏi, sốt nên tới bác sĩ chuyên khoa tránh nguy hiểm dài lâu. Nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh những áp lực, stress,... 

 

Bs Hoàng Khánh Toàn chỉ cách giải nhiệt đẩy lùi chảy máu cam cùng VCTV 

nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP của Dược phẩm PQA

Nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP của Dược phẩm PQA

Trên đây là các chia sẻ chi tiết về vấn đề chảy máu cam kèm đau đầu, ù tai để bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu như bạn đang gặp tình trạng chảy máu cam kèm đau đầu như trên có thể liên hệ với Thuốc Nam PQA theo hotline 0818288717 hoặc để lại số điện thoại ở phần CHAT góc phải màn hình, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm: Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
H
Huỳnh trung hưởng
Dạ e hay bị chảy máu cam,với u tay,bsi cho e ? Có sau k ạ
Trả lời 1
5 tháng trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào bạn Huỳnh Trung Hưởng, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về Dược Phẩm PQA. Về trường hợp chảy máu cam kèm ù tai như của bạn thì chuyên gia sẽ liên hệ để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng, sau đó sẽ đưa ra hướng điều trị cho bạn.
Trả lời 0
5 tháng trước
(*) Thông tin bắt buộc
N
Nguyễn Thị Bích liên
Bs cho mình hỏi con trai mình 2 tuần nay đau nữa đầu chóng mặt 2 ngày sáng ngủ dậy con mình chảy máu cam còn đông cục bs cho mình biết có nguy hiểm kg cảm ơn bs
Trả lời 1
3 năm trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào Nguyễn Thị Bích Liên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Về tình trạng của con trai, dược sĩ PQA sẽ gọi lại và tư vấn cho bạn tốt nhất nhé. Chúc hai mẹ con và gia đình mình sức khỏe, hạnh phúc!
Trả lời 0
2 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
T
Trần thị thu cúc
Kính chào bác sĩ, cháu có tiền sử viêm xoang từ những năm cấp 2 và luôn chảy nước mũi từ nhỏ. Cháu chưa từng chảy máu cam nhưng hiện nay (6/2021) cháu hay chảy máu cam kèm với đau nửa đầu và hắc hơi thường xuyên. Cháu rất mong có được sự tư vấn, chuẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Cháu cảm ơn nhiều!!!
Trả lời 1
3 năm trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào bạn Cúc, cảm ơn bạn đã gọi điện đến cho Thuốc Nam PQA. Về trường hợp của bạn, Dược sĩ PQA sẽ gọi điện lại cho bạn để biết rõ hơn về tình trạng bệnh từ đó sẽ đưa ra cách điều trị hợp lý nhất. Chúc bạn sức khỏe!
Trả lời 0
3 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
3 trong tổng số 3
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chảy máu cam do nhiều yếu tố thời tiết, môi trường, sức khỏe. Chảy máu cam thông thường ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em chảy máu lâu ngày...
Xem chi tiết
Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất...
Xem chi tiết
Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự teo nhỏ và yếu đi của các mô mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan đến cấu tạo máu và đông máu khiến xảy ra tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhiều người thưỡng xem nhẹ. Bệnh chảy máu cam khá phổ biến chiếm khoảng 60% người bị ít nhất 1 lần. Nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail