Chảy máu chân răng là bệnh lý xảy ra ở nhiều đối tượng. Đối với chảy máu chân răng nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với các tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên, các loại thuốc chữa chảy máu chân răng luôn được tìm kiếm sử dụng. Vậy chảy máu chân răng uống thuốc gì?
Chảy máu chân răng là hiện tượng xuất huyết vùng quanh nướu răng do các mảng bám tích tụ viền lợi. Các mảng bám là nơi trú ngụ của vi khuẩn có hại tấn công, gây chảy máu chân răng.
Tại sao bị chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng xảy ra có thể do một số nguyên nhân như:
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới chảy máu chân răng. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, tấn công gây tổn thương lợi, gây viêm lợi thậm chí mùi hôi khó chịu.
Một số bệnh lý về răng miệng có thể gây tổn thương cho răng nướu như viêm nha chu, viêm tủy,... Khi tình trạng viêm sưng xảy ra, các dây thần kinh sẽ bị đứt và gây chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các tình trạng xấu như tiêu xương ổ răng, mất răng, gãy rụng,...
Đồ ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng. Các loại vi khuẩn cũng có điều kiện để tấn công răng miệng. Khoang miệng bị ô nhiễm, dẫn tới viêm lợi. Chảy máu chân răng là biểu hiện của viêm lợi.
Khi các bệnh viêm lợi hay vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám quanh răng sẽ xuất hiện. Mảng bám cũng xuất hiện khi không thường xuyên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng. Mảng bám chính là nơi trú ẩn của các vi khuẩn có hại. Mảng bám lâu ngày bám trên răng có thể tạo thành cao răng. Lâu ngày dẫn tới viêm lợi, chảy máu chân răng thậm chí viêm nha chu, mất răng.
>>Xem thêm: Tại sao bị chảy máu chân răng?
Nếu đang tìm kiếm trên thị trường các loại thuốc chữa chảy máu chân răng, hãy tham khảo danh sách các loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm là loại thuốc được ưu tiên sử dụng bởi tính giảm viêm, tiêu sưng. Một trong các loại thuốc chống viêm thường được áp dụng là alpha chymotrypsin. Đây là một loại enzyme có tác dụng làm tăng các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Đối với chảy máu chân răng, thuốc chống viêm có công dụng giảm đau nhanh, giảm viêm sưng và các vết phù nề ở lợi.
Alpha chymotrypsin dùng được dạng ngậm hoặc uống. Đối với người lớn có thể dùng 2 viên mỗi lần, ngày 3-4 lần.
Dùng thuốc chống viêm chữa chảy máu chân răng
Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các mảng bám chứa vi khuẩn’. Kháng sinh giúp giảm các triệu chứng sưng viêm, đỏ, đau do viêm lợi gây nên.
Để sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần tham khảo liều dùng của bác sĩ. Các nha sĩ có thể kê thuốc theo toa dưới dạng: Thuốc bôi, thuốc uống, nước súc miệng,...
Dùng thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng
Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị chảy máu chân răng bao gồm:
Tetracycline: Đây là loại thuốc có tác dụng chống sự phát triển của vi khuẩn. Dùng thuốc vào lúc đói, trước giờ ăn khoảng 1-2 giờ. Mỗi lần dùng 500mg 2 lần mỗi ngày trong 5-7 ngày tùy theo tình trạng nhiễm trùng.
Azithromycin: Loại thuốc được sử dụng để giảm sự phát triển của vi khuẩn liên quan tới viêm nướu nặng. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. Dùng 500mg vào ngày đầu tiên sau đó 250mg vào 4 ngày sau.
Metronidazol: Loại thuốc sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm nha chu dạng nặng. Loại thuốc này hoạt động tốt nhất khi sử dụng kèm theo spiramycine.
Ciprofloxacin: Đây là loại kháng sinh duy nhất trong điều trị nha chu mà các loại Actinomycetemcomitans đều nhạy cảm. Thuốc được dùng dưới dạng viên uống 2 lần một ngày. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.
Amoxicillin: Thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn và nhiễm khuẩn. Liều dùng thuốc là 2 viên 500mg/lần, mỗi ngày 2 lần trong vòng 5-7 ngày. Kháng sinh này an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
>>Xem thêm: Chảy máu chân răng khi mang thai
Đây là các loại vitamin có tác dụng điều trị chảy máu chân răng. Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Vitamin E là khoáng chất giúp ức chế các tế bào gây viêm nhiễm. Vitamin PP thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc, giúp các vết thương mau lành.
Bạn có thể bổ sung các vitamin này bằng thuốc viên hoặc ngay trong hoa quả, rau xanh hằng ngày.
Chảy máu chân răng uống thuốc gì?
Những sai lầm có thể xảy ra khi sử dụng thuốc chữa chảy máu chân răng:
Có thể bạn quan tâm: