Phụ nữ có thai là đối tượng có nhiều thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang bầu. Giai đoạn này, các bà mẹ thường dễ mắc phải nhiều hiện tượng sức khỏe như táo bón, chảy máu cam. Chảy máu chân răng cũng không ngoại lệ. Vì sao chảy máu chân răng khi mang bầu? Chảy máu chân răng có ảnh hưởng tới thai kỳ không? Dấu hiệu nhận biết.
Vì sao chảy máu chân răng khi mang bầu?
Tại sao chảy máu chân răng? Chảy máu chân răng khi mang bầu chủ yếu là do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:
Ở phụ nữ mang thai, khoảng tháng thứ hai thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh chóng. Điều này khiến lượng máu tăng, dồn tới nướu và có thể khiến viêm nướu trầm trọng. Lượng máu trong cơ thể khi mang thai tăng từ 30-50%. Các triệu chứng đau răng, chảy máu bắt đầu xuất hiện. Tới những tháng cuối thai kỳ, hiện tượng này có thể giảm.
Khi mang thai, nhu cầu về mặt canxi cho thai nhi là rất cao, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi có thể khiến cơ thể thiếu hụt. Răng thiếu canxi trở nên xốp hơn và có thể gây sâu răng, chảy máu chân răng.
Mẹ bầu là đối tượng có những thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột. Những tháng đầu thai kỳ, hiện tượng ốm nghén xảy ra thường xuyên, mẹ có thể thèm ăn nhiều đồ chua ngọt,... Ăn quá nhiều đồ ăn chứa glucose cũng có thể gây sâu răng và chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng khi mang thai là gì?
Khi mang thai, bà bầu thường có các biểu hiện ở răng báo hiệu viêm lợi, chảy máu chân răng. Lợi bình thường khỏe mạnh có màu nhạt, chắc khỏe. Lợi khi viêm lợi có hiện tượng sưng đỏ, trở nên nhạy cảm, chỉ một tác động nhỏ như cắn đồ cứng sẽ dẫn tới chảy máu.
Răng bị viêm cũng trở nên nhạy cảm, lung lay và khó nhai đồ ăn. Hơi thở của người viêm lợi có mùi khó chịu.
Tham khảo bài viết: Chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà
Tuy không có nghiên cứu nào kết luận tới sự ảnh hưởng của việc chảy máu chân răng tới thai nhi, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu đang gặp vấn đề.
Tình trạng viêm nha chu có gây nguy cơ sinh non, thai nhi còi xương, nhẹ cân và một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.
Khi chảy máu chân răng viêm lợi, các vi khuẩn có hại tấn công cơ thể có thể gây nên bệnh. Do đó có thể dẫn tới các biến chứng trên.
Viêm nướu là hiện tượng phổ biến chiếm 60%-70% số phụ nữ mang thai. Biểu hiện khi mắc viêm nướu là nướu sưng đỏ, nhạy cảm dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng hay nhai thức ăn. Viêm nướu có thể xuất hiện ở tháng thứ 2 của thai kỳ và nặng nhất vào tháng thứ 8.
Nguyên nhân dẫn tới viêm nướu có thể do các hormone tăng cao, vi khuẩn xuất hiện. Hiện tượng này có thể biến mất sau sinh nhưng nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm nha chu.
Chảy máu chân răng gây viêm nướu
Đây là giai đoạn nặng của viêm lợi. Viêm nha chu khiến lợi bị tụt xuống, chân răng trở nên dài hơn, có thể gây lung lay và mất răng.
Trong quá trình viêm nha chu, các hóa chất tiết ra có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Lượng máu tới thai nhi bị hạn chế. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần lưu ý hiện tượng này, tránh để viêm lợi dẫn tới viêm nha chu.
Ở tháng thứ 3 thai kỳ, tỷ lệ bà bầu bị u nhú thai nghén chiếm khoảng 2-10%. Khối u màu đỏ xuất hiện ở nướu hoặc vị trí khác trong miệng. Đây chỉ là một cục viêm sưng, không có tính ung thư.
Hiện tượng u nhú thai nghén có thể tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, khối u ở nướu có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, nhai, dễ gây chảy máu,... do đó nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ cắt bỏ khối u.
Chảy máu chân răng khi mang thai gây u nhú thai nghén
Phụ nữ mang thai ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới sâu răng. Thống kê cho thấy 25% phụ nữ mang thai có hiện tượng sâu răng. Các vi khuẩn có hại trong miệng phát triển, phá hủy men răng.
Sâu răng có thể xuất hiện là một đốm trắng, lâu dần có thể bị mài mòn và thành lỗ sâu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp xe chân răng, viêm mô tế bào nguy hiểm.
Khi mang thai, phụ nữ thường có giai đoạn thai nghén nôn ói, axit tiết ra từ dạ dày có thể phá hủy hệ thống men răng, gây chảy máu chân răng. Do đó ngay sau khi bị nôn ói, mẹ nên đánh răng ngay hoặc súc miệng miệng bằng nước muối.
Khi có hiện tượng chảy máu chân răng, bà bầu nên điều trị bằng các biện pháp:
Đánh răng thôi chưa đủ, hằng ngày cần sử dụng nước súc miệng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại nước phù hợp cho miệng, tránh khô miệng.
Việc chải răng không thể loại bỏ hết cao răng và mảng bám, dễ gây chảy máu chân răng khi mang bầu. Định kỳ hàng tháng hãy tới bác sĩ nha khoa để lấy cao răng nằm sâu dưới nướu không thể loại bỏ.
Kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn và mảng bám trên răng, giảm tình trạng viêm sưng. Kháng sinh có thể ở dạng uống, dạng gel hoặc súc miệng.
Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh hãy lưu ý bởi những tác dụng phụ tới mẹ bầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng khi mang thai: amoxicillin, ampicillin, clindamycin, penicillin, nitrofurantoin,...
Khi có hiện tượng chảy máu chân răng không ngừng, bà bầu nên tới ngay bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chữa chảy máu chân răng bằng kháng sinh
Ngoài những biện pháp chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà có thể áp dụng với tình trạng nhẹ. Có thể dùng trà xanh, dầu oliu, mật ong, dầu đinh hương, lô hội, trà xô thơm, tinh dầu tràm trà để chữa chảy máu chân răng.
Ngoài ra, rèn luyện một số thói quen tốt để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng:
Chảy máu chân răng khi mang bầu là hiện tượng phổ biến và có thể gây những nguy cơ nguy hiểm. Do đó, mẹ nên lưu ý để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như thai kỳ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải bất kỳ vấn đề bất thường đối với sức khỏe răng miệng bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: