CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Mẹo chữa chảy máu chân răng sau sinh an toàn hiệu quả tại nhà 

Tham vấn Y khoa:

Chảy máu chân răng sau sinh là hiện tượng phổ biến ở các mẹ sau sinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa chảy máu chân răng tại nhà đơn giản tại nhà. 

Vì sao mẹ sau sinh bị chảy máu chân răng? 

Vào giai đoạn sau sinh, các mẹ thường xảy ra một số hiện tượng ở cơ thể, trong đó có chảy máu chân răng. Tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng có thể kéo dài từ giai đoạn mang bầu sang giai đoạn sau sinh. 

Vì sao bị chảy máu chân răng sau sinh

Vì sao bị chảy máu chân răng sau sinh

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chảy máu chân răng ở mẹ bầu khác có thể kể đến như: 

  • Chế độ giàu dinh dưỡng lợi sữa cho bé cũng là một nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng 
  • Lưu lượng máu tăng trong quá trình mang thai
  • Bệnh lý về răng miệng hoặc về máu  
  • Bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao cũng có thể gây chảy máu chân răng 
  • Các thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể dẫn tới chảy máu chân răng 

Mẹo chữa chảy máu chân răng sau sinh hiệu quả tại nhà 

Chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Đối với tình trạng chảy máu chân răng nhẹ, hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản tại nhà. 

Chữa chảy máu chân răng sau sinh tại nhà bằng lá trà xanh 

Lá trà xanh được coi là một vị thuốc chữa chảy máu chân răng vô cùng hiệu quả. Lá trà xanh có tinh chất chống viêm, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nướu. 

Dùng lá trà xanh hãm với nước sôi, sau đó hòa thêm một chút mật ong. Ngậm dung dịch trong miệng khoảng 2-3 phút rồi uống. Khi ngậm đảo đều hỗn hợp quanh khoang miệng để làm sạch khoang miệng. 

Dùng trà xanh sử dụng mỗi ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, kiên trì dùng 1 tuần để nhận được hiệu quả. 

Chữa chảy máu chân răng sau sinh bằng lá trà xanh

Chữa chảy máu chân răng bằng lá trà xanh

Chữa chân răng cho mẹ sau sinh bằng trà xô thơm 

Cũng có công dụng như trà xanh, trà xô thơm có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Trà xô thơm giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. 

Dùng lá trà xô thơm đun sôi trong vòng 2-3 phút. Lọc nước và uống hằng ngày như dùng nước trà xanh. Kiên trì sử dụng hằng ngày để có hiệu quả. 

Dùng nha đam chữa chảy máu chân răng ở mẹ sau sinh 

Nha đam là loại chứa thành phần kháng viêm, chống vi khuẩn. Bên cạnh đó, thành phần của nha đam vô cùng an toàn cho phụ nữ sau sinh. 

Lá nha đam bỏ vỏ, cắt lấy ruột. Xay nhuyễn lá nha đam và đun sôi tới khi thành dạng gel nha đam. Dùng gel nha đam bôi lên vùng nướu bị chảy máu, mỗi ngày bôi 1 lần. Để khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước lọc hoặc nước muối. 

Kiên trì sử dụng trong vòng 5-7 ngày để loại bỏ tình trạng chảy máu chân răng. 

Nha đam chữa chảy máu chân răng sau sinh

Nha đam chữa chảy máu chân răng

Dùng dầu đinh hương trị chảy máu chân răng 

Dầu đinh hương cũng có tính chất như tinh dầu, kháng viêm hiệu quả. Dùng dầu đinh hương bôi vào vùng nướu chảy máu, giúp những vết viêm se lại, hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng sau sinh. 

Dùng mật ong 

Mật ong là một nguyên liệu tuyệt vời với nhiều công dụng chữa bệnh. Mật ong chứa nhiều thành phần khoáng chất và tính kháng khuẩn tự nhiên giúp răng nướu khỏe mạnh. 

Đây cũng là nguyên liệu an toàn tự nhiên được nhiều người sử dụng. Dùng mật ong pha với nước cốt chanh và súc miệng hằng ngày. Mỗi ngày áp dụng một vài lần để giảm tình trạng chảy máu chân răng. 

Dùng tinh dầu tràm trà 

Tinh dầu tràm trà có công dụng tuyệt diệu trong việc diệt các vi khuẩn có hại, tấn công nướu răng gây viêm nướu. Có thể dùng tinh dầu tràm trà pha loãng với nước, súc miệng để giảm tình trạng viêm chảy máu sau sinh. 

Chữa chảy máu chân răng tại nha khoa 

Ngoài các biện pháp chữa chảy máu chân răng tại nhà, đối với các trường hợp nặng, mẹ sau sinh nên tới cơ sở nha khoa để điều trị chảy máu chân răng. 

Định kỳ hàng tháng, các mẹ nên tới bác sĩ nha khoa để lấy vô răng, vệ sinh răng miệng. Vôi răng và các mảng bám là nguyên nhân dẫn tới viêm nướu, chảy máu chân răng. 

Lấy cao răng là biện pháp an toàn, không sử dụng thuốc tê hay kháng sinh, không ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ sau sinh. 

Chăm sóc răng miệng hằng ngày đúng cách phòng ngừa chảy máu chân răng: 

  • Đánh răng, vệ sinh răng miệng hằng ngày, dùng bàn chải mềm mại, tránh gây tổn thương cho răng. 
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng 
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn 
  • Khám nha khoa định kỳ để chăm sóc sức khỏe răng miệng
  • Duy trì chế độ ăn uống cho người chảy máu chân răng khoa học: Bổ sung trái cây, hoa quả giàu canxi, vitamin C, K cho quá trình đông máu hiệu quả, tránh đồ ăn cay nóng dễ gây kích ứng răng miệng.

Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chảy máu cam do nhiều yếu tố thời tiết, môi trường, sức khỏe. Chảy máu cam thông thường ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em chảy máu lâu ngày...
Xem chi tiết
Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất...
Xem chi tiết
Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự teo nhỏ và yếu đi của các mô mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan đến cấu tạo máu và đông máu khiến xảy ra tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhiều người thưỡng xem nhẹ. Bệnh chảy máu cam khá phổ biến chiếm khoảng 60% người bị ít nhất 1 lần. Nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail