CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Chảy máu chân răng – Biến chứng xấu khi bị sốt xuất huyết 

Tham vấn Y khoa:

Chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết là hiện tượng nhiều người quan tâm, lo lắng. Hiện tượng này có thể dẫn tới các nguy cơ nguy hiểm không lường trước được. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong. 

Sốt xuất huyết là hiện tượng gì? 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một chủng virus có tên Dengue gây ra. Tác nhân gây bệnh chính là muỗi vằn (tên khoa học Aedes aegypti). Tiến trình của bệnh như sau: Người bệnh mang virus Dengue bị muỗi đốt, sau khoảng 2 tuần, muỗi đốt người nhiễm virus có thể truyền bệnh sang cho người khác. 

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Các virus sẽ được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan sang các tế bào khác nhau, đặc biệt tới tuyến nước bọt của muỗi. Con muỗi này sẽ đem virus lây lan tới nhưng người khác và trở thành dịch sốt xuất huyết. 

Một số dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết 

Ở vùng khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sốt xuất huyết dễ dàng xuất hiện. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có một số dấu hiệu như: Sốt cao, từng cơn từ 39-40 độ, run lạnh, nhức đầu, đau hốc mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn, ngứa và ban đỏ. 

Tình trạng nổi ban sẽ lây lan khắp cơ thể trong vòng 5-7 ngày. Tình trạng sốt cao hoặc hạ sốt thất thường. Đây chính là thời điểm chuyển sang giai đoạn nặng, nghiệm trọng với các triệu chứng như xuất huyết niêm mạc trong đó có chảy máu cam, chảy máu chân răng thường xuyên,... 

Vì sao sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng? 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý đa yếu tố, bao gồm các bệnh lý mạch máu, rối loạn chức năng đông máu, thiếu tiểu cầu. Sốt xuất huyết gây suy yếu chức năng tiểu cầu, do đó thành mạch máu bị tổn thương, dễ dẫn tới xuất huyết. 

Vì sao sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng

Vì sao sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng

Bên cạnh đó, 30% số bệnh nhân bị nhiễm virus sốt xuất huyết sẽ bị tổn thương niêm mạc miệng. Các triệu chứng trong miệng của bệnh nhân sốt xuất huyết là nổi ban đỏ, môi, lưỡi và xuất hiện các mụn nước nhỏ trên vòm miệng.

Ngoài ra còn có các biểu hiện của vết xuất huyết trên màng nhầy lưỡi, các mảng nâu sần sùi trên niêm mạc miệng rất dễ bị chảy máu và phần nướu cũng dễ chảy máu tự phát. Chảy máu chân răng có thể xuất hiện ở giai đoạn nặng, từ 3-7 ngày sau khi bệnh xuất hiện. 


>>Xem thêm: Tại sao chảy máu chân răng?


Chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết có nghiêm trọng không? 

Nhiều người lầm tưởng giai đoạn sốt nặng nhẹ thất thường sau khi phát ban là bệnh nhân sốt xuất huyết sắp khỏi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đây mới chính là giai đoạn người bệnh chuyển sang sốt xuất huyết nặng. Chảy máu chân răng xuất hiện, nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: 

  • Mất máu nhiều, cơ thể bệnh nhân dễ bị suy nhược, tình trạng sốt xuất huyết dễ bị nghiêm trọng hơn 
  • Huyết tương lúc này bị thoát ra khỏi lòng mạch bởi tăng thành mạch tăng tính thấm. Máu cô đặc lại, tràn dịch màng phổi có thể dẫn tới sốc, hạ huyết áp, trụy tim,... 
  • Ngoài xuất huyết răng, mũi, người bệnh bị xuất huyết nội tạng. Các triệu chứng có thể xảy ra như nôn mửa, nôn ra máu, đau tức gan, thượng vị, lạnh tay chân,... 
  • Tình trạng nặng hơn có thể dẫn tới xuất huyết não, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. 

Biến chứng sốt xuất huyết gây chảy máu

Biến chứng sốt xuất huyết gây chảy máu

Người bệnh cần lưu ý khi có hiện tượng sốt xuất huyết kèm chảy máu chân răng, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị kịp thời. 

Phòng ngừa và điều trị chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết 

Cẩn thận với các triệu chứng của sốt xuất huyết 

Y học hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa, vẫn trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, cũng chưa có loại thuốc phòng và điều trị sốt xuất huyết. 

Do đó, khi phát hiện sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ được theo dõi, chăm sóc và cải thiện các triệu chứng như: 

  • Thử nhiệt độ cơ thể thường xuyên để phòng ngừa sốt cao hoặc thay đổi thân nhiệt bất thường 
  • Khi bị sốt xuất huyết nên mặc quần áo thoáng mát, mỏng 
  • Dùng khăn ấm lau cơ thể. Khi sốt cao, cần đắp khăn vào vùng nách để hạ thân nhiệt. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol có thể giúp hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý liều dùng của bác sĩ 
  • Lưu ý các loại thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen không nên sử dụng bởi có thể tăng nguy cơ xuất huyết trong 
  • Khi bị sốt xuất huyết, để người bệnh uống nhiều nước để phòng nguy cơ bị mất nước, có thể bù dịch bằng oresol, nước hoa quả. 
  • Ăn các thức ăn mềm loãng, dễ tiêu như cháo, súp. 

Sử dụng oresol bù nước khi bị sốt xuất huyết

Sử dụng oresol bù nước khi bị sốt xuất huyết


>>Tham khảo bài viết: Chữa chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà 


Phòng tránh sốt xuất huyết 

Bên cạnh những biện pháp điều trị, cần có các biện pháp phòng tránh tình trạng sốt xuất huyết chảy máu chân răng: 

  • Vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp cống rãnh, ao tù nước đọng, diệt bọ gậy, phát quang bụi rậm 
  • Phun thuốc trừ muỗi xung quanh nhà 
  • Mắc màn khi ngủ, sử dụng các loại tinh dầu xua muỗi 
  • Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống giúp tăng sức đề kháng khi phải tiếp xúc với người bị nhiễm sốt xuất huyết. 

Các dấu hiệu của sốt xuất huyết ban đầu khó nhận biết do dễ nhầm với cảm cúm thông thường. Người bệnh nên lưu ý các triệu chứng bệnh, người thân khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế.

Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Trẻ em bị chảy máu cam lâu ngày có nguy hiểm không?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ chảy máu cam do nhiều yếu tố thời tiết, môi trường, sức khỏe. Chảy máu cam thông thường ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em chảy máu lâu ngày...
Xem chi tiết
Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Thực đơn cho trẻ chảy máu cam – Nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Phần lớn chảy máu cam hay còn gọi chảy máu mũi ở trẻ em không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến mẹ và trẻ sợ hãi. Ngoài việc...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Nguy hiểm không? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết – Dấu hiệu nguy hiểm gì? 

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với sốt xuất huyết do virus gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, xuất...
Xem chi tiết
Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Do sự lão hóa của hệ tim mạch, sự teo nhỏ và yếu đi của các mô mạch máu và những thay đổi bất lợi của các chu trình sinh học liên quan đến cấu tạo máu và đông máu khiến xảy ra tình...
Xem chi tiết
Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Chảy máu cam nên uống thuốc gì và khám ở đâu?

Ngày đăng:11/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhiều người thưỡng xem nhẹ. Bệnh chảy máu cam khá phổ biến chiếm khoảng 60% người bị ít nhất 1 lần. Nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail