Bệnh Alzheimer và Parkinson là những chứng rối loạn riêng biệt nhưng lại có biểu hiện lâm sàng chồng chéo lên nhau. Làm thế nào để phân biệt bệnh Alzheimer và Parkinson để có thể tìm ra hướng ngăn chặn bệnh đúng cách và hiệu quả? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết về 2 căn bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người cao tuổi trong phần chia sẻ dưới đây.
Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson đều là những căn bệnh tuổi già dễ gặp. Cụ thể:
Điểm chung:
Điểm khác biệt:
Đặc điểm |
Bệnh Alzheimer |
Bệnh Parkinson |
Nguyên nhân |
Tích tụ mảng amyloid và protein tau trong não. |
Mất tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não. |
Triệu chứng ban đầu |
Mất trí nhớ, khó khăn trong việc tìm từ ngữ, thay đổi tính cách. |
Run rẩy, cứng cơ, chậm chạp trong vận động. |
Suy giảm nhận thức |
Nặng hơn và rõ ràng hơn so với bệnh Parkinson. |
Thường nhẹ hơn và tinh tế hơn so với bệnh Alzheimer. |
Rối loạn vận động |
Ít phổ biến hơn trong giai đoạn đầu, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng ở giai đoạn sau. |
Phổ biến hơn và là triệu chứng chính. |
Rối loạn giấc ngủ |
Thường gặp. |
Ít phổ biến hơn. |
Ảo giác |
Ít phổ biến hơn. |
Phổ biến hơn, đặc biệt là về mặt thị giác. |
Tiến triển |
Chậm hơn so với bệnh Parkinson. |
Nhanh hơn so với bệnh Alzheimer. |
Tuổi tác mắc bệnh |
Thường gặp ở người cao tuổi trên 65. |
Có thể xảy ra ở người trẻ tuổi hơn, thường sau 50 tuổi. |
Từ phân tích trên có thể thấy rằng bệnh Alzheimer về cơ bản là bệnh về trí nhớ, liên quan tới tuổi tác, theo thời gian tiến triển của bệnh, người bệnh sẽ bị mất trí nhớ nghiêm trọng, lú lẫn và khó suy nghĩ cũng như thực hiện các công việc hàng ngày.
Còn bệnh Parkinson thì chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng vận động với các triệu chứng điển hình là run, cử động chậm chạp, tê cứng. Bệnh tiến triển nặng kết hợp với ảnh hưởng của thuốc điều trị mới dẫn tới hiện tượng suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% số người mắc bệnh Parkinson cuối cùng sẽ mắc chứng mất trí nhớ vào một thời điểm nào đó.
Mặc dù tương tự nhau nhưng bệnh mất trí nhớ do bệnh Parkinson không giống với bệnh Alzheimer. Dạng sa sút trí tuệ mà nhiều người mắc bệnh Parkinson cuối cùng phát triển thường là dạng sa sút trí tuệ thể Lewy (LBD) - thiếu thể lewy do bệnh Parkinson gây nên.
Một số người có thể mắc cả hai bệnh Alzheimer và Parkinson cùng lúc. Bệnh Alzheimer và Parkinson thường được chữa trị bằng các loại thuốc và liệu pháp khác nhau phù hợp với các triệu chứng cụ thể của từng bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer chủ yếu là dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiến triển nặng hơn. Trong khi đó, ở bệnh nhân Parkinson, nguyên nhân gây ra bệnh là do sự thâm hụt Dopamine nên phương pháp điều trị là sử dụng thuốc điều chỉnh nồng độ dopamine và kích thích não sâu để kích hoạt các phần não chịu trách nhiệm về kỹ năng vận động. Và những người mắc bệnh Parkinson cũng có thể trải qua liệu pháp vật lý trị liệu để giúp kiểm soát các triệu chứng. Nên việc điều trị bệnh parkinson hiện nay có phần “nhẹ nhàng” hơn so với bệnh Alzheimer.
Gợi ý sử dụng PQA Thư Can Dưỡng Huyết giúp giảm các triệu chứng run, căng cứng cơ xương khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Sản phẩm sở hữu bảng thành phần từ thảo dược tự nhiên lành tính như Tang Chi, Câu Đằng, Đương Quy, Sinh Địa,...Đây đều là những thành phần chứa hoạt chất kích thích lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh giúp phục hồi chức năng vận động, cải thiện các triệu chứng run tay chân, căng cứng cơ khớp.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn 0818.288.717 để được hỗ trợ hoặc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây: PQA Thư can dưỡng huyết: Bí quyết đẩy lùi căn bệnh Parkinson hiệu quả
Như vậy chúng tôi đã phân biệt bệnh alzheimer và parkinson để giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này hướng tới việc chọn phác đồ chữa trị cho phù hợp. Nếu như bạn có người thân đang mắc bệnh parkinson và cần tư vấn thêm về bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0818.288.717 để dược sĩ chuyên môn PQA hỗ trợ.
Vui lòng để lại thông tin, số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn ngay!
Có thể bạn quan tâm: