CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

6 bài tập thể dục tốt nhất dành cho người hen suyễn

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Đối với người bị hen suyễn, tập thể dục là hoạt động khó khăn bởi các triệu chứng hụt hơi, khó thở, ho có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hen suyễn xuất hiện khi tập thể dục được gọi là hen suyễn do tập thể dục hoặc co thắt phế quản do tập thể dục (EIB). Tuy nhiên, tập luyện đúng cách và lựa chọn bài tập phù hợp sẽ cải thiện các triệu chứng hen phế quản một cách đáng kể, tăng cường chức năng phổi. Cùng Dược Phẩm PQA tìm hiểu ngay các bài tập thể dục cho người hen suyễn đơn giản mà cực hiệu quả trong phần chia sẻ dưới đây nhé.

1. Vì sao tập thể dục lại có lợi cho người bệnh hen suyễn? 

Một số bài tập thể dục có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện đường thở bằng cách tăng lượng không khí đi vào cơ thể, giảm tình trạng viêm. 

Tác động của các bài tập thể dục tới bệnh nhân hen suyễn: 

  • Tăng sức bền: Tập thể dục giúp tăng sức đề kháng, khả năng chịu đựng của người bệnh. Chúng giúp phổi của bệnh nhân hen hoạt động tốt hơn khi thực hiện các hoạt động khó khăn như lao động nặng, đi bộ cầu thang. 
  • Giảm viêm: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm các protein gây viêm đường hô hấp. 
  • Tăng dung tích phổi: Càng tập thể dục thường xuyên, phổi càng diễn ra hoạt động trao đổi khí tốt. Lượng oxy tới phổi nhiều hơn, giảm triệu chứng khó thở khi hen suyễn. 
  • Tăng cường cơ bắp: Hoạt động thể chất giúp cơ bắp, xương khớp tăng cường, khả năng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày tốt hơn. 
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Tập thể dục giúp lượng máu và oxy cung cấp tới tim nhiều hơn, tim hoạt động tốt hơn, hỗ trợ hoạt động hô hấp tốt hơn. 
bài tập thể dục cho người hen suyễn
Tập thể dục cải thiện tình trạng hen suyễn

Ngoài các bài tập thể dục, một số bài tập hít thở cũng giúp bệnh nhân hen suyễn cải thiện triệu chứng. Các kỹ thuật thở giúp mở rộng đường thở, đưa không khí vào phổi và giảm triệu chứng thở gấp, thở dốc,... 

Một số bài tập thở phổ biến dành cho người hen suyễn: Thở bằng cơ hoành, thở bằng mũi, mím môi thở,... 

Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng hen suyễn bằng các bài tập thể dục, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kết hợp dùng thuốc và tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng.

> Xem thêm: Chữa hen suyễn bằng phương pháp Đông Y hiệu quả

2. Các bài tập tốt cho người bị hen suyễn 

Các bài tập vận động nhẹ nhàng, cường độ vừa phải khá phù hợp với bệnh nhân hen suyễn. Các bài tập này không khiến phổi phải hoạt động quá sức, vì vậy ít khả năng gây ra triệu chứng hen suyễn. 

Bạn hãy thử một số bài tập sau: 

2.1 Bơi lội 

Bơi lội là bài tập được khuyến khích cho nhiều bệnh nhân hen suyễn. Do bơi lội thực hiện dưới nước, nơi có không khí ẩm, không tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi,... 

Tuy nhiên, bể bơi khử trùng bằng clo có thể gây ra một số triệu chứng hen suyễn ở một số người. Hãy đảm bảo vệ sinh hồ bơi để thực hiện bài tập bơi. 

bơi lội dành cho bệnh nhân hen
Bài tập bơi lội dành cho bệnh nhân hen 

2.2 Đi dạo 

Đi dạo là một hoạt động cường độ thấp, là cách thư giãn, xả stress, cải thiện đường thở cho người hen suyễn. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi bộ với cường độ vừa phải, đoạn đường vừa đủ. Đặc biệt, khi đi bộ ngoài trời, nên đi khi thời tiết ấm bởi thời tiết lạnh có thể gây ra các triệu chứng dị ứng của hen suyễn. 

Bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ trong nhà để tập luyện. Hoặc nếu bạn muốn cơ thể dẻo dai, mà lại tốt cho sức khỏe có thể tìm hiểu các bài tập yoga cho người hen suyễn.

2.3 Đi bộ đường dài 

Đi bộ đường dài là bài tập cường độ cao hơn của đi bộ. Bạn có thể thử sức khi đã quen với bài tập đi dạo nhẹ nhàng. 

Hãy tận hưởng một chuyến đi bộ đường dài trên con đường tương đối bằng phẳng, không cần gắng sức quá nhiều. Có thể kiểm tra mức độ khói bụi trên con đường, nếu không có phản ứng hắt hơi hay ho, dị ứng, có thể thực hiện bài tập. 

đi bộ là bài tập rất tốt cho người hen suyễn
Bài tập đi bộ cho người hen suyễn 

2.4 Đi xe đạp giải trí 

Đạp xe với tốc độ vừa phải, không cần gắng sức cũng là bài tập phù hợp cho những người bị hen suyễn. Bạn có thể chọn những con đường bằng phẳng với cự li vừa phải để đạp xe. Nếu ngại vấn đề khói bụi và ô nhiễm, bạn có thể lựa chọn đạp xe trong nhà bằng xe đạp cố định. 

2.5 Chạy bộ cự ly ngắn 

Nhiều người cho rằng, các bài tập chạy không được khuyến khích cho bệnh nhân hen suyễn. Tuy nhiên, người bị hen suyễn hoàn toàn có thể lựa chọn các bài chạy cự ly ngắn. 

Chạy đường dài có thể khiến bệnh nhân hen khó kiểm soát triệu chứng hen. Tuy nhiên, nếu có sức đề kháng vừa đủ sau các bài tập đi bộ hay đạp xe, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chạy cự ly ngắn. 

2.6 Thể thao với các đợt hoạt động ngắn 

Các môn thể thao với các hoạt động ngắn khá phù hợp với bệnh nhân hen suyễn. Chỉ cần người bệnh hoạt động không quá sức trong khoảng thời gian phù hợp, giải lao và nghỉ ngơi giữa giờ, các triệu chứng hen ít có khả năng xảy ra. 

> Xem thêm cách chữa hen suyễn bằng thảo dược thiên nhiên lành tính NGAY TẠI ĐÂY <

3. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng hen suyễn hay chỉ do mất sức? 

Đôi khi, các triệu chứng khiến bạn không biết là cơn hen xuất hiện hay chỉ do quá trình tập thể dục bị mất sức. 

Một số triệu chứng điển hình bạn cần lưu ý là: 

  • Hụt hơi 
  • Tức ngực 
  • Đau họng 
  • Đau bụng 

Thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện khi bắt đầu tập luyện trong khoảng 5-20 phút. Sau khi kết thúc tập luyện cũng có thể xuất hiện khoảng 10-15 phút rồi biến mất. 

Nếu các triệu chứng xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân có biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè,... Nếu tình trạng co thắt xảy ra nghiêm trọng hơn, phổi sẽ sản sinh chất nhờn dư thừa. Đường thở bị tắc nghẽn và cơn hen cấp xuất hiện nghiêm trọng. 

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ? 

Khi xuất hiện một số triệu chứng nặng dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để có cách xử lý ngay lập tức, tránh hen suyễn thêm nghiêm trọng: 

  • Thở khò khè 
  • Ho dữ dội 
  • Khó thở đột ngột 
  • Tức, đau ngực 
  • Mệt mỏi, không thể nói 
  • Đờm nhầy tiết ra nhiều bất thường. 

> Xem thêm: Bài viết chi tiết bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

4. Những lưu ý khi tập thể dục dành cho người hen suyễn 

Để chuẩn bị cho việc tập thể dục hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng ống hít trước khi tập luyện: Xịt giãn phế quản giúp thư giãn đường thở, giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn khi tập luyện thể dục. 
  • Dùng thuốc dự phòng kiểm soát lâu dài: Ngoài xịt hen, bạn có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc khác như thuốc uống và thuốc hít bổ sung để giảm tình trạng viêm và tiết đờm nhầy ở đường thở. 
  • Đeo khẩu trang hoặc quàng khăn khi tập thể dục: Vào thời tiết mùa đông, không khí khô và lạnh có thể ảnh hưởng tới đường thở của bạn. Do đó, nếu bị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng, bạn nên đeo khẩu trang hoặc giữ kín cổ họng khi ra ngoài tập luyện. 
  • Khởi động trước khi tập: Khởi động trước khi tập luyện giúp giãn cơ và làm ấm cơ thể, sẵn sàng cho việc tập luyện. Ngay cả khi kết thúc tập luyện, bạn cũng cần từ từ ngừng hoạt động, không nên đột ngột kết thúc khiến đường thở không kịp phản ứng. 
  • Hạn chế tập luyện ở môi trường ô nhiễm: Khi tập thể dục, hãy lựa chọn môi trường sạch sẽ, ít ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa để tránh kích ứng cơn hen. 
  • Tránh tập luyện với cường độ mạnh, liên tục: Nhiều môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, chạy đường dài, đua xe tốc độ có thể gây hại tới phổi của bạn. Cũng không nên lựa chọn các môn thể thao trong thời tiết lạnh như trượt tuyết, khúc côn cầu,... 

*** Lưu ý:

  • Giải lao khi cần thiết, mỗi buổi tập luyện nên nghỉ giải lao 1-2 lần để hệ hô hấp của bạn không cần quá sức. 
  • Khi bị hen suyễn, người bệnh không nên ngừng tập thể dục hoàn toàn, điều đó có thể khiến đề kháng suy giảm. 

Các hoạt động thể chất giúp mở rộng đường thở, giảm viêm, cải thiện triệu chứng ho, khó thở ở bệnh nhân hen suyễn. Tập thể dục cho người bị hen suyễn là hoạt động vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân hen. Tuân thủ việc dùng thuốc kết hợp tập luyện và chế độ ăn uống lành mạnh cho người hen suyễn, sinh hoạt để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị cao nhất. 

Nếu bạn đang bị bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm, uống thuốc không khỏi, hay tái đi tái lại.

Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho dược sĩ PQA: 0818.288.717 - Tư vấn hoàn toàn miễn phí!

cách chữa hen suyễn triệt để

Chat trực tiếp với Dược Sĩ PQA qua Zalo - Gọi điện theo hotline: 0818.288.717

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn ngay tại đây!

công ty pqa
CTCP Dược Phẩm PQA - Công ty Dược Phẩm uy tín tại Việt Nam

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:25/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người...
Xem chi tiết
Xét nghiệm 36 dị nguyên xác định nguyên nhân gây dị ứng

Xét nghiệm 36 dị nguyên xác định nguyên nhân gây dị ứng

Ngày đăng:15/11/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng lại khi tiếp xúc với các chất dị nguyên. Xét nghiệm dị nguyên là biện pháp giúp các bác sĩ có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây dị ứng...
Xem chi tiết
Tổng hợp bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà cực hiệu quả

Tổng hợp bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà cực hiệu quả

Ngày đăng:16/10/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn được cho là một trong những phương pháp khá hữu hiệu và được nhiều người bệnh áp dụng. Nếu như bạn chưa tìm được đâu là cách chữa hen suyễn hiệu quả,...
Xem chi tiết
Bệnh hen suyễn sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Bệnh hen suyễn sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh hen suyễn sống được bao lâu là một trong những vấn đề lo ngại của người bệnh khi phát hiện ra mình mắc hen suyễn. Vậy trên thực tế thì những người mắc bệnh hen suyễn có thể sống...
Xem chi tiết
Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Giải đáp từ chuyên gia

Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Giải đáp từ chuyên gia

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tại sao hen phế quản khó thở thì thở ra? Triệu chứng khó thở có phải là triệu chứng điển hình của hen phế quản? Làm gì khi lên cơn khó thở hen suyễn? Những điều này sẽ được Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Phân loại cấp độ hen suyễn và sự nguy hiểm của từng cấp độ

Phân loại cấp độ hen suyễn và sự nguy hiểm của từng cấp độ

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn là căn bệnh về đường hô hấp có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là vào mùa đông. Nhưng ít ai biết rằng căn bệnh này cũng được chia thành các cấp độ hen suyễn với các...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail