Con tôi 4 tuổi và đã bị táo bón nhiều tháng. Mặc dù tôi đã thay đổi chế độ ăn uống cho bé, tình trạng táo bón vẫn không cải thiện. Tôi nên thiết lập chế độ ăn uống cho con như thế nào? "Trẻ bị táo bón nên ăn gì" để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này?" Đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ đang băn khoăn và cũng là vấn đề mà Dược phẩm PQA nhận được nhiều sự quan tâm. Hiểu được nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ, bài viết này, chuyên gia PQA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống cho trẻ bị táo bón, giúp bé lấy lại niềm vui và sự thoải mái trong việc đi đại tiện.
Trẻ nhỏ là đối tượng có tỉ lệ mắc táo bón nhiều nhất bởi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo.
Ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, các mẹ thường chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, protein từ thịt, cá trứng sữa mà vô tình quên bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ.
Chất xơ là thành phần quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các toàn bộ cơ thể. Do đó, thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, những đồ ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ chiên rán gây nên khó khăn cho quá trình tiêu hóa, phân thải ra ngoài khó khăn hơn.
Tiếp đó, nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ có thể do bé không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, không cung cấp đủ nước cho quá trình bài tiết ở ruột, khiến phân cứng và khó tiêu hơn.
Trẻ nhỏ ít vận động cũng có thể bị táo bón, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột bị trì trệ, hoạt động kém. Ngoài ra, một số nguyên nhân như thói quen nhịn đi vệ sinh, các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.
> Xem thêm: Bị táo bón uống gì? - Các loại nước uống trị táo bón tốt nhất cho trẻ
Biểu hiện điển hình nhất khi trẻ bị táo bón là số lần đi đại tiện của trẻ là dưới 3 lần trong tuần. Để phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ nên theo dõi tần suất bé đi ngoài và một số dấu hiệu như:
Với một số triệu chứng nhẹ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Nếu phát hiện các biểu hiện da dẻ xanh xao, móng tay xanh, môi nhợt nhạt, sốt nặng mẹ nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác. Khi các mẹ thấy bé có các hiện tượng táo bón, cần quan sát và thay đổi thực đơn để con dễ dàng đại tiện. Câu hỏi đặt ra trẻ táo bón nên ăn gì tốt cho đường ruột, nhanh đi đại tiện. Hãy cùng khám phá ngay dưới đây:
Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng táo bón của trẻ. Cùng Dược Phẩm PQA lên thực đơn cho để điều trị táo bón cho bé.
Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ ở ruột già là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước giúp mềm phân, khối lượng phân nhiều và dễ dàng thải ra ngoài. Nguyên nhân chính dẫn tới táo bón ở hầu hết các đối tượng đó là do thiếu chất xơ.
Để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, các mẹ nên bổ sung đủ lượng chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Theo khuyến nghị của hội Liên hiệp Hoa Kỳ, mỗi người Việt Nam cần nạp 25g chất xơ mỗi ngày để đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
Trong hầu hết các loại rau xanh đều chứa lượng chất xơ lớn, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau xanh như cải xanh, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, rau má,... Ngoài ra, hoa quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Các loại quả chứa nhiều chất xơ như mận khô, các cây họ cam, xoài, lê, táo, kiwi,... cung cấp đủ lượng chất xơ cho bé.
Các loại củ như khoai lang, củ cải đường,... cũng chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Khoai lang được sử dụng là bài thuốc đơn giản hỗ trợ cho việc chữa táo bón, bằng các món như khoai lang luộc, nấu, hầm,... khoai lang sẽ là lựa chọn ngon miệng cho khẩu phần ăn của bé.
Song song với chế độ nhiều chất xơ, các mẹ nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán gây khó khăn cho quá trình đại tiện của bé. Đồ chiên rán, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp là một trong những kẻ thù của táo bón, khiến tình trạng táo bón ở trẻ nghiêm trọng hơn.
> Xem thêm: Tại sao trẻ ăn nhiều rau xanh vẫn táo bón?
Không thể thiếu trong chế độ ăn uống là tầm quan trọng của nước đối với cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ nhỏ là đối tượng luôn thụ động trong việc ăn uống, bé thường mải chơi quên uống nước, điều đó có thể khiến bé bị táo bón nghiêm trọng hơn.
Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể, loại bỏ các chất thải độc hại, cung cấp đủ nước cho đường ruột giúp làm mềm phân và tránh nguy cơ bị táo bón. Mẹ luôn nhắc nhở bé uống nước, bổ sung đủ lượng nước từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể cải thiện tình trạng táo bón. Nước có thể ở các dạng nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước sinh tố,...
Magie và kẽm là các chất giúp tăng cường hoạt động của ống tiêu hóa, nhờ đó mà chức năng của đại tràng trong việc bài tiết chất thải cũng ổn định hơn. Ngoài ra, magie và kẽm còn nhiều chức năng khác tốt cho sức khỏe như điều hòa hệ thần kinh, vận chuyển canxi vào não, tổng hợp các hormon tăng trưởng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có các dấu hiệu như kém ăn, ngủ ít, giảm thể lực, trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp,... Top các thực phẩm giàu magie là các hạt nguyên xơ, ngũ cốc như vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, yến mạch, lúa mì, dưa hấu,... Nguồn kém dồi dào có trong các thực phẩm hải sản như tôm, cua, thịt bò, hàu, ngũ cốc,...
Nói tới tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa thì không thể nào bỏ qua sữa chua. Sữa chua chứa probiotic, thành phần quan trọng trong việc sản sinh các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, cảm giác ăn ngon hơn, hấp thụ các thành phần dinh dưỡng và cải thiện đường ruột khỏe mạnh hơn, đẩy lùi tình trạng táo bón.
Mẹ nên lựa chọn loại sữa chua giàu probiotic để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua, mỗi ngày chỉ nên bổ sung 1-2 hộp sữa chua có thể gây tác dụng ngược như gây khó tiêu, dị ứng thậm chí béo phì bởi trong sữa chua có đường.
>>> Xem thêm: Top 5 sản phẩm cốm trị táo bón cho trẻ hiệu quả hiện nay
Bí đỏ chứa hàm lượng chất xơ cao cùng lượng vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể bé nên thường được các mẹ lựa chọn trong thời kỳ ăn dặm của bé.
Bột sữa bí đỏ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, kích thích bé ăn ngon để bé có thể phát triển chiều cao và thể chất. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn ⅓ đến 1 bát bột sữa bí đỏ.
Chuẩn bị 10g bột gạo, sữa bột bé thường ăn 12g, 30g bí đỏ, 2,5g dầu nành, 200ml nước và 10g đường. Bí đỏ mẹ luộc chín và xay nhuyễn. Khuấy đều bột gạo, cho bí đỏ và nước vào nấu chín, sau đó cho thêm đường đun nhỏ lửa tới khi bột chín.
Khi bột chín cho ra bát, cho dầu nành sau đó mới cho sữa bột vào khuấy đều. Sự kết hợp này chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon hơn.
Sắn dây là một nguyên liệu có tính mát, là một món ăn quen thuộc giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Bột sắn dây nấu hoặc pha với nước ấm từ lâu đã trở thành thức uống giúp làm đẹp của nhiều phụ nữ.
Nhờ tính mát, kích thích tiêu hóa, bột sắn dây cũng là một thực phẩm giúp trị táo bón hiệu quả. Mẹ có thể nấu bột sắn dây cho bé ăn mỗi ngày để làm mát cơ thể, giải độc, điều hòa hệ tiêu hóa của trẻ.
Bột sắn dây không chứa quá nhiều thành phần dinh dưỡng, phù hợp với cả đối tượng trẻ nhỏ ăn dặm.
Có thể kết hợp mật ong cùng vừng đen vào thực đơn cho bé bị táo bón giúp ổn định tiêu hóa, làm chất bôi trơn cho quá trình đi đại tiện và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biến vừng đen cùng cháo ăn rất ngon, hoặc mật ong kết hợp với nước chanh giúp thanh lọc cơ thể cho bé. Mật ong vừng đen chắc chắn là một trong những thực đơn cho trẻ bị táo bón thú vị.
Một trong những sai lầm của mẹ khiến con bị táo bón là chọn loại sữa không phù hợp dinh dưỡng với bé. Một số loại sữa công thức trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt song thành phần dinh dưỡng lại quá nhiều cho bé, gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Giải pháp cho tình trạng này là lựa chọn các loại sữa mát cho trẻ. Sữa mát là loại sữa bên trong không có thành phần đường mía, vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ gần như sữa mẹ. Sữa mát cũng bổ sung chất xơ cho quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn.
Các loại sữa mát các mẹ có thể lựa chọn cho bé như Physiolac, sữa Nan của Nga, sữa của hãng Nestle, sữa Morinaga của Nhật,...
Sử dụng các loại rau củ và trái cây để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt đối với trường hợp táo bón nhẹ. Việc thay đổi thức ăn mỗi ngày cho bé đòi hỏi mẹ phải tính toán kỹ. Vì bổ sung chất xơ sai cách có thể khiến cho tình trạng táo bón của trẻ tồi tệ hơn.
Nhiều bậc cha mẹ đau đầu tìm cách hỗ trợ trị táo bón cho trẻ như: thụt hậu môn, chất kích thích nhu động ruột, chất làm mềm phân, chất bôi trơn,... Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng các loại thuốc này có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn cho bé như: phụ thuộc thuốc, tiêu chảy,...
Thay vì sử dụng thuốc có tác dụng nhanh tại sao chúng ta không nghĩ đến các sản phẩm ứng dụng từ bài thuốc y học cổ truyền sẽ là một sự lựa chọn tối ưu, an toàn, mà lại vô cùng hiệu quả?
Với Đông y, hỗ trợ chữa bệnh sẽ đi từ nguyên nhân gây ra bệnh, hay chữa vào gốc. Cụ thể ở đây, táo bón phần nhiều là do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực, hoặc khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra.
Áp dụng các bài thuốc “Lục vị” (theo Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, trang 461) Dược phẩm PQA đã điều chế thành công sản phẩm bổ trợ chữa táo bón từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị vào gốc bệnh táo bón theo cơ chế: Tư âm dưỡng huyết - Sinh tân nhuận tràng - Phá kết thông tiện.
Cụ thể, PQA Nhuận Tràng phát huy hiệu quả công dụng:
|
Cơ chế tác động của PQA Nhuận Tràng là cơ chế tác động ĐA CHIỀU, vừa giải quyết nhanh triệu chứng táo bón; vừa làm mát cơ thể, giải nhiệt cơ thể, hạn chế nóng trong; lại bồi bổ nâng cao chức năng đa tạng để phục hồi sức khỏe toàn diện ngăn táo bón tái phát. Nên khi sử dụng sản phẩm PQA Nhuận Tràng người bệnh sẽ nhanh chóng "thoát khỏi" tình trạng táo bón và có thể trạng sức khỏe tốt hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh tiêu hóa khác. Để tìm hiểu sâu hơn về PQA nhuận tràng, Hãy lắng nghe Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng sẽ chia sẻ về sản phẩm này.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng chia sẻ về sản phẩm PQA Nhuận Tràng và các sản phẩm bổ sung để bổ trợ chữa táo bón cho bé
Ngoài việc sử dụng PQA Nhuận Tràng, mẹ cần cho bé kết hợp thêm sản phẩm Kiện tỳ ích khí hoặc Kiện tỳ tiêu thực để giúp bé ăn ngon, tăng cân, phát triển khỏe mạnh.
Chị Vũ Thị Hiên ở Nam Định có con trai bị táo bón từ khi 1 tuổi. Trong thời gian bé bị bệnh, chị cho bé đi khám tại các bệnh viện và được bác sĩ kê thuốc, các loại vitamin để giảm táo bón. Tuy nhiên táo bón vẫn tái phát liên tục. Sau khi cho con sử dụng PQA Nhuận tràng, hiện tại bé đã đi ngoài đều đặn, lại còn khỏe mạnh và tăng cân.
Tại sao các mẹ nên sử dụng PQA Nhuận Tràng để loại bỏ táo bón cho con?
|
Từ những thông tin mà Dược phẩm PQA đã chia sẻ ở trên, có lẽ các bậc phụ huynh đã có cái nhìn rõ hơn về việc chăm sóc dinh dưỡng với trẻ bị táo bón nên ăn gì đúng không ạ? Hãy dành thời gian quan tâm đặc biệt đến hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ, giúp họ phát triển toàn diện. Tình trạng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bản của trẻ, gây còi cọc và tăng nguy cơ chậm lớn.
Gọi ngay số Tổng đài 0818.288.717 hoặc để lại thông tin ở phần Trò chuyện (dưới góc phải màn hình) chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí liệu trình điều trị dứt điểm táo bón cho bé!
(Để lại số điện thoại để được tư vấn từ dược sĩ của PQA)
Hoặc đặt hàng ngay TẠI ĐÂY để nhận được những ưu đãi: ➥ Miễn phí vận chuyển toàn quốc ➥ Dược sĩ chăm sóc 1:1 xuyên suốt quá trình hỗ trợ điều trị tới khi khỏi bệnh ➥ Khuyến mại đặc biệt khi lựa chọn những gói liệu trình cùng sản phẩm kết hợp! |