Theo kết quả điều tra sức khỏe của tổ chức International Health Interviewer Survey, mỗi năm tại Mỹ có gần 5 triệu người bị táo bón kéo dài, với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Theo số liệu điều tra gần đây của Vietnam Health Monitor, có tới 30% dân số Việt Nam bị táo bón kéo dài trên 12 tháng.
Có thể thấy táo bón là hiện tượng vô cùng phổ biến, nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy táo bón là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phương án phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Táo bón là tình trạng nhu động ruột của người bệnh hoạt động không thường xuyên gây khó khăn trong việc đi đại tiện.
Theo Ths. BS. Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Y học Cổ truyền TW: “Táo bón là tình trạng đi đại tiện gặp khó khăn do phân trở nên cứng và rắn hơn bình thường.”
Táo bón kéo dài nhiều ngày có nguy cơ tiến triển thành mãn tính. Người mắc táo bón phải rặn nhiều lần khi đi vệ sinh, gây đau đớn, viêm nhiễm và có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm.
Nhiều người thường nghĩ rằng, táo bón là một tình trạng đơn giản, có thể tự khỏi mà không cần tác động bất kỳ yếu tố nào. Tuy nhiên, chính sự chủ quan này khiến nhiều người mắc táo bón nhẹ chuyển biến sang giai đoạn nặng.
Đừng chủ quan với một số nguyên nhân gây táo bón điển hình:
Theo bác sĩ Trần Ngọc Bảo, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Đại học Y dược TP HCM, một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân điển hình gây táo bón.
Chất xơ có vai trò bổ sung nước vào ống tiêu hóa, giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Bên cạnh đó, chất xơ không hòa tan ở ruột còn là môi trường lý tưởng để các vi lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa phát triển.
Chất xơ có vai trò bổ sung nước vào, giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn
Do đó, thiếu chất xơ gây ra tình trạng thiếu nước, khiến phân khô và cứng, khó đào thải ra ngoài lâu ngày sinh ra táo bón.
Chế độ ăn uống hằng ngày quá nhiều chất đạm như trứng, sữa, thịt, tinh bột và không bổ sung rau xanh càng làm bạn dễ dàng bị táo bón.
Một thói quen mà hầu hết các đối tượng táo bón đều mắc phải là uống không đủ nước. Nước có vai trò bài tiết chất thải, giải độc cho cơ thể. Đồng thời, nước còn có tác dụng làm mềm phân, chống táo bón, cung cấp cho quá trình bài tiết.
Do đó, không uống đủ nước là một trong những nguyên nhân điển hình gây táo bón.
Thói quen ít vận động khiến phân trong trực tràng bị ứ đọng và tích tụ lại, ruột hoạt động kém và dễ táo bón. Các đối tượng có thể bị táo bón do ít vận động như bà bầu, mẹ sau sinh, người già chức năng xương suy yếu,...
Theo một thống kê cho thấy, 33% số bệnh nhân bị táo bón có nguyên nhân trầm cảm. Người bị trầm cảm có thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Việc ăn ngủ kém, khó ngủ có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của đường ruột.
Các thói quen cũng như thời gian chuyển hóa trong cơ thể của bệnh nhân trầm cảm cũng vì thế mà rối loạn và quá trình này có thể dẫn đến táo bón.
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc trầm cảm có tác động đến ruột của bạn, giảm nhu động ruột, tình trạng phân tồn tại lâu và mất nước.
Thuốc giảm đau còn khiến hệ tiêu hóa giảm tiết dịch vào lòng ống khiến phân trở nên cứng hơn. Theo thống kê, có tới 50% người bệnh sử dụng thuốc giảm đau opioid bị táo bón. Loại thuốc này khiến hoạt động của nhu động ruột giảm, phân tồn tại trong trực tràng lâu hơn. Dùng thuốc giảm đau lâu ngày khiến táo bón thêm trầm trọng.
Lạm dụng một số thuốc giảm đau, trầm cảm...gây lên tình trạng táo bón
Thuốc chống trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng phân khó tống ra ngoài. Thuốc trầm cảm ức chế acetylcholine, khiến ruột giảm hoạt động thức ăn tồn lâu trong ruột dẫn tới khó tiêu.
Thói quen nhịn đi vệ sinh hình thành trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày khi bạn quá bận rộn với công việc.
Khi trực tràng đầy phân, tín hiệu trực tiếp báo tới não bộ của bạn khiến bạn muốn đi vệ sinh. Nếu không thể đi ngoài ngay lập tức, ruột sẽ tiếp tục hấp thụ nước cho tới khi phân được đào thải hoàn toàn. Tình trạng này càng làm phân trở nên khô cứng, không đi ngoài được và gây nên táo bón.
Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Người bị bệnh suy giáp thường mắc táo bón, còn người bị cường giáp sẽ gặp tiêu chảy và đau bụng.
Rối loạn tuyến giáp, thần kinh vận động cũng khiến bệnh nhân dễ rơi vào trầm cảm, lo âu. Đó cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc táo bón.
Các dấu hiệu táo bón điển hình:
Khi nào bạn nên tới gặp bác sĩ?
Trường hợp bệnh nhân mắc táo bón kèm theo một số biểu hiện sau, hãy đưa bệnh nhân tới bác sĩ:
Đau bụng liên tục kéo dài là triệu chứng gây táo bón
Nếu thuộc một trong những đối tượng sau, nguy cơ cao bạn sẽ có nhiều khả năng mắc táo bón:
Táo bón không phải hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên, táo bón không được điều trị sớm, kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Một số biến chứng nặng của táo bón có thể kể đế như:
Táo bón chủ yếu sinh ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Rất đơn giản, để phòng ngừa táo bón hợp lý, hãy tìm hiểu kỹ bị táo bón nên ăn gì và luôn tuân thủ các thói quen sau:
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh táo bón, qua đây sẽ giúp bạn đọc đã nắm những kiến thức cơ bản trong phòng ngừa và điều trị táo bón. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều quan trọng nhất, kết hợp sử dụng một số loại thuốc trong quá trình điều trị để dứt điểm hoàn toàn táo bón.
>> Dành cho bạn: giải pháp tốt hơn dành cho người bị táo bón, hãy bấm vào để xem ngay: